Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/06/2020, 22:03 PM

Họa tiết truyền thống trên bàn thờ của người Việt

Bàn thờ là nơi thể hiện sự trang nghiêm, thanh tịnh, nơi lòng tôn kính của con cháu được thể hiện với ông bà tổ tiên. Bàn thờ mang hoa văn truyền thống của dân tộc, mang sự trang nghiêm nhưng vẫn giữ sự gần gũi, thân thiện.

Lập bàn thờ Phật tại gia và những lưu ý cần biết

Bàn thờ là nơi thể hiện sự trang nghiêm, thanh tịnh, nơi lòng tôn kính của con cháu được thể hiện với ông bà tổ tiên. Bàn thờ truyền thống của người Việt bao gồm 2 phần với một bàn thờ lớn và một bàn trước vuông, tuân thủ các quy chuẩn về kết cấu mộng gỗ khoa học giúp kết cấu bền vững hàng trăm năm. Bàn thờ sử dụng vật liệu gỗ được lựa chọn kỹ càng nhất, mang tỉ lệ cân đối hài hoà của từng bộ phận. Mang hoa văn truyền thống của dân tộc, mang sự trang nghiêm nhưng vẫn giữ sự gần gũi, thân thiện.

102679840_4074391225966837_5053672891887896083_o

Hồi vân

Đường nét hồi vân là các đường ngang dọc liên tục, theo văn hoá dân gian, đó là hoa văn may mắn thể hiện bình an, phúc lộc liên miên không dứt, vân này xuất phát từ đồ đồng thời cổ đại cách đây hàng nghìn năm. Tìm về gốc gác lâu hơn của hồi vân, có một số nhà nghiên cứu cho rằng thể hiện sự tôn kính với sự sinh sôi này nở phát triển giống nòi. Cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng hồi vân là thể hiện sự tôn kính đối với nước, vì từ văn hoá Á đông tới cổ Ai Cập, cổ Hi Lạp đều phát hiện thấy hồi vân trong các tác phẩm cổ đại.

Lưu tâm khi lựa chọn các trang thiết bàn thờ

Hồi Vân

Hồi Vân

Đài sen

Theo Phật giáo, hình tượng đức Phật ngự trên đài sen giảng kinh, ngồi thiền đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người Phật tử. Hình ảnh hoa sen được biểu thị cho đức tính thanh tịnh và giải thoát bởi hoa sen phát xuất sống trong lòng vũng bùn nhơ, mà vẫn tỏa ra được vẻ đẹp tinh khôi và mùi hương thanh khiết. Việt Nam là đất nước có ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo, biểu tượng hoa sen càng được nâng tầm vì vậy biểu tượng đài sen luôn có mặt cùng văn hoá dân tộc Việt trong hoa văn truyền thống.

Đài sen trên bàn thờ.

Đài sen trên bàn thờ.

Linh vật (Thụy thú)

Linh vật sư tử đá này được sử dụng trong những đền chùa thời Lý, ở trên đội một đài sen. Hiện bệ đá tại chùa Hương Lãng, Văn Lâm Hưng yên được bảo tồn tương đối hoàn hảo. Ngoài ra sư tử đá ở đền bà Tấm, Gia Lâm, Hà Nội cũng theo mẫu tương tự, đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Theo Phật giáo, sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ.

Cách sắp xếp bố trí bàn thờ Phật tại gia

Thụy thú.

Thụy thú.

Vân hoa cuộn

Là một trong những hoa văn truyền thống của văn hoá Á đông, thường lấy từ hoa Sen, Hoa kim ngân, hoa mẫu đơn... sau khi uốn cong hình thành các hình hoa văn phong phú, còn gọi là cuộn thảo vân. Cũng là loại hoa văn truyền thống trong các kiến trúc cổ, có thể trang trí ở bất kỳ đâu, vừa đẹp, vừa thể hiện ngụ ý may mắn, bình an và phúc lộc liên miên không đứt.

104495140_4074559709283322_7303972623565226703_o
Hoa văn Vân hoa cuộn.

Hoa văn Vân hoa cuộn.

Hoa văn chữ thọ

Thọ là một từ hay được dùng với lòng thành kính trong văn hoá Á đông, thể hiện ý nghĩa sinh mệnh dài lâu.

Hoa văn chữ thọ

Hoa văn chữ thọ

Vân lá chuối

Là một hoa văn nhị phương truyền thống bắt nguồn từ đồ đồng trong văn hoá Á Đông nói chung, cũng là một loại cây thân thuộc với văn hoá Việt Nam nói riêng. Cổ nhân cho rằng chuối là loại cây đông tàn mà hạ sinh, không ngừng phục sinh, những đồ vật mang hoa văn lá chuối sẽ luôn mang trong mình một sức sống mạnh mẽ. Lá chuối to (đại diệp) đồng âm với đại nghiệp, thể hiện thành tựu to lớn trong sự nghiệp.

103186645_4074575085948451_838408850059329799_o
Vân lá chuối

Vân lá chuối

Chỗ thụt vào của bàn thờ được gọi là cổ, những hạt tròn nối tiếp nhau thể hiện vòng tràng hạt (chuỗi hạt) đeo cổ. Tràng hạt được sử dụng trong Phật giáo để đánh dấu các lần lặp lại khi tụng kinh.

103596395_4074577929281500_7820744166813391595_o

Phương trì

Trì nghĩa là bệ, bậc thường xuất hiện trong các kiến trúc bệ đá cổ xưa, còn gọi là Ngọc trì. Sau này họa tiết này được ứng dụng dần vào các bậc, bệ, chân đế của đồ nội thất, thể hiện sự vững chãi.

Phương trì

Phương trì

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Tám phước báo của người không nói lời hung ác

Kiến thức 13:15 23/04/2024

Phật dạy người nào lìa được lời nói hung dữ, tức là không la mắng chửi rủa người thì được tám món tịnh nghiệp.

Xem thêm