Khi chết, đại đa số chúng sinh sẽ thành ma đói
Khi sống thì chúng ta thường ăn ngày ba bữa. Đến khi chết rồi còn nằm trong hòm thì được cúng nguyên cả mâm cơm, ngày cúng 3 bữa. Từ đó đến đến 49 ngày thì mỗi ngày 1 bữa và sau 49 ngày thì 1 bữa ngày giỗ nên ta sẽ rất đói!
Vì thói quen khi sống ngày ăn 3 lần, đến khi chết một năm chỉ được ăn 1 lần nên bị đói thê thảm luôn! Coi trên phim ta thấy, người phương Tây ra viếng mộ, đem theo mỗi bó hoa, đứng tưởng niệm ngậm ngùi, chảy nước mắt chút rồi thôi. Hoa đó ăn không được! Chữ “Ngạ quỷ” trong Đạo Phật không có nghĩa là ác quỷ răng nanh, thè lưỡi, miệng chảy máu, nước dãi chảy nhễu nhãi, trợn mắt bóp cổ người ta. Mà “ngạ” nghĩa là đói, “quỷ” trong chữ Nho nghĩa là người âm, “ngạ quỷ” người âm bị đói, chịu cảm giác đói.
Một năm mà chỉ được ăn một bữa là đói thê thảm, đói chết luôn! Mà không biết làm sao kêu!Nếu mình ở trong cái nhà mà có con cháu của mình ở, thì mình ăn lén thức ăn của nó. Vì nó ăn mà không có cúng. Khi nó vừa dọn ra là mình lại mình lùa lùa, mình ăn liền. Hoặc là có khi tụi nó ăn còn dư mình lại liếm liếm của nó ăn, ngửi mùi nó ăn, ĐỠ ĐÓI.
Còn nếu trường hợp mình ở trong nhà, không phải con cháu (nhà bán lại cho người khác), thức ăn vừa đủ, ăn xong nó dọn sạch. Mình đói quá mà không biết làm sao xin. Vì họ là người lạ, lại mua cái nhà này. Không phải con cháu mình nên không ăn được, họ ăn họ không mời, nên mình ăn không được. Lúc đó thì làm sao? Ai đã từng làm ma nhớ lại coi lúc đó mình làm sao? Lúc đó mới XIN, xin bằng cách gì? Lúc đó cứ đập, gõ vô chén bát kêu rổng rảng, chủ nhà vô mở cửa, bật đèn lên: “Ủa? Chuột đâu mà nghe kêu hoài!”.
Rồi họ đóng cửa lại, mình tức quá mình khua tiếp, la: -Tui đây, tui thèm ăn đây nè, thấy còn miếng cơm nguội nè, cho tui ăn đi! Mình nói mà chủ nhà KHÔNG NGHE, mình khua tiếp! Họ lại mở cửa ra, không thấy chuột đâu, họ mới nghi: “Trong nhà có MA!”. Họ kiếm ông thầy pháp lại trấn, kiếm con ma khác dữ hơn đuổi mình đi, lúc đó mình tiếp tục đói.
Hoặc có khi chủ nhà ngủ, mình lay chân người đó, xin miếng ăn vì mình đang làm ma đói mà… Họ mới sợ, “Trong nhà có MA, con ngủ mà nó lôi chân con". Lúc đó có phải người ta nhát mình không? KHÔNG, người ta xin ăn thôi. Vì đói nên phải xin: đập cửa, lôi chân, kéo mền, giận quá đè lên người! Tất cả chỉ là xin ăn thôi!
Còn nếu mình bị tứ cố vô thân, chết vì bị xe tông, chết nước không người thân thừa nhận thì ma sẽ đói thê thảm luôn! Vì quá đói như vậy nên mới tìm cách đầu thai trở lại, nhưng mà không ai cho làm con hết. Vì người ta có thương đâu mà vào làm con nhà người ta được. Nên cứ đói mà đi lang thang như vậy…đến lúc thấy bụng con chó cái sáng lên, là chui ngay vô đó, đẻ ra mình làm con chó con, có bầu sữa chó mẹ bú cho đỡ đói. Hoặc thấy bụng con bò sáng lên, là chui vô, đẻ ra làm con bò con, bú bầu sữa mẹ cho đỡ đói! NHỚ, luân hồi là vậy!
Hơn 90% chúng sinh chết là làm quỷ, làm ma đói. Chỉ trừ những người nào lúc sống mà HAY CÚNG CƠM, chết được để bài vị trong chùa, thì mỗi ngày quý thầy cúng một lần thì được ăn một lần. Cũng đói nhưng mà đỡ hơn 1 năm cho ăn một lần. Nên sau khi chết, ta ở nước nào mà thường hay cúng cơm là sướng nhất?. Đó là Việt Nam.
(Trích cuốn sách “Chuyện luân hồi” – TT. Thích Chân Quang).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc
Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.
Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật
Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.
Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất
Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.
Xem thêm