Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 19/01/2019, 12:00 PM

Khổ là gì? Vì sao mà con khổ? Vì sao con thấy buồn và cô độc?

Khổ là một chuyện bình thường. Tuy nhiên, có nhiều cách để khổ... Đau khổ là một phần của cuộc sống. Quan trọng là chúng ta có biết cách khổ hay không?

Câu hỏi của một em gái: Vì sao mà con khổ?

Thầy: Con có thể nói cho Thầy biết một chút về nỗi khổ của con không?

Em gái: Khi con khổ, con thấy buồn và cô độc…

Thầy:

Khổ là một chuyện bình thường. Tuy nhiên, có nhiều cách để khổ. Chúng ta phải học cách khổ. Đau khổ là một phần của cuộc sống. Quan trọng là chúng ta có biết cách khổ hay không. Nếu chúng ta biết cách khổ, chúng ta sẽ khổ ít hơn. Và chúng ta có thể sử dụng nỗi khổ của mình để tạo ra hạnh phúc. Cũng giống như bùn và sen.

Nếu chúng ta biết cách sử dụng bùn thì chúng ta có thể trồng lên được những bông sen đẹp. Vì vậy mà những người không biết cách khổ, họ khổ rất nhiều. Họ chìm ngập trong những đau khổ của mình. Trong khi đó, những người biết cách khổ sẽ khổ ít hơn. Chúng ta có thể sử dụng bùn của khổ đau để tạo ra những bông hoa hạnh phúc.

Mọi người ai cũng khổ hết, kể cả Bụt, kể cả Thầy. Nhưng những người tu tập như chúng ta thì sẽ biết cách khổ và vì vậy cho nên chúng ta không than phiền. Đau khổ giúp chúng ta hiểu và cảm thông nhiều hơn, vì đau khổ cũng có ích như bùn vậy.

Bùn không vô dụng. Không có bùn, không có hoa sen.

Bùn không vô dụng. Không có bùn, không có hoa sen.

Bùn không vô dụng đâu, nó rất có ích, vì chúng ta có thể trồng được những bông sen từ bùn. Vì vậy, nếu con đang có một nỗi khổ thì có lẽ con nên tự hỏi rằng mình có thể được lợi ích gì từ nỗi khổ này ?

Có một sự cô đơn trong chúng ta. Nỗi cô đơn này không dễ chịu chút nào nhưng chắc chắn có một nguyên do vì sao mà mình cảm thấy cô đơn.

Chúng ta nghĩ rằng mình cô đơn vì mọi người xung quanh mình quá bận rộn, ba mẹ đều bận rộn, ai cũng bận rộn và không có ai hiểu được nỗi khổ của mình. Rất nhiều người trong chúng ta cũng có cảm giác cô đơn này. Nhưng nếu chúng ta biết thiền quán, chúng ta sẽ nhìn sâu vào nỗi cô đơn và chúng ta có thể hiểu được nhiều điều.

Chúng ta hiểu rằng cha đang quá bận rộn, cha cũng có những lo lắng của cha và mẹ cũng có những vấn đề riêng tư của mẹ. Và có lẽ họ không có khả năng giải quyết những điều đó, vì vậy cho nên họ không đủ thời gian để chăm sóc chúng ta và không thấy được những cô đơn, đau khổ của chúng ta. Vì vậy mà đôi khi họ nói một điều gì đó làm cho chúng ta cảm thấy khổ và cô đơn hơn.

Những hiểu biết này có thể làm an dịu và làm chúng ta bớt khổ. Vì vậy thực tập là để mang lại nhiều hiểu biết và từ bi hơn.

Một khi mà hiểu biết và từ bi có mặt thì chúng ta sẽ bớt đau khổ đi nhiều. Và khi đó chúng ta có thể giúp những người xung quanh ta bớt khổ.

Nếu chúng ta biết cách sống cho tươi mát, nhẹ nhàng, vui vẻ và lân mẫn, nếu chúng ta biết mỉm cười và hoan hỉ trong những lúc khó khăn thì chúng ta có thể giúp được cả cho người lớn. Đây là một việc mà con cần học.

Ai cũng có cái khổ. Bụt cũng vậy, và thầy cũng vậy..

Ai cũng có cái khổ. Bụt cũng vậy, và thầy cũng vậy..

Bài liên quan

Như vậy, đau khổ là một phần của cuộc sống và chúng ta phải học cách khổ. Nghĩa là thực tập niệm, định và nhìn sâu để hiểu. Làm được như vậy thì chúng ta sẽ không còn khổ nữa và những người xung quanh chúng ta cũng vậy.

Giống như thầy đã chia sẻ với với một bạn gái đã hỏi trước con, khi mình nhìn vào một đứa con trai hay một đứa con gái đã làm một điều không dễ thương với mình mà mình thấy được nỗi khổ trong cô bé hay cậu bé đó và mình thấy tội nghiệp, thấy thương thì mình sẽ không còn khổ vì giận nữa. Mình chỉ còn muốn nói hoặc làm một cái gì đó để giúp cô bé, cậu bé đó bớt khổ mà thôi.

Vì vậy, chúng ta phải học cách làm sao để bớt khổ và xử lý khổ đau cho giỏi. Hiểu được nỗi khổ mang lại cho chúng ta lòng từ bi và tình thương. Lòng từ bi và tình thương làm cho chúng ta tươi vui, thoải mái hơn, đồng thời, tình thương và lòng từ bi cũng chuyển hóa những cơn giận, sự cô đơn và tâm trạng lo lắng bất an trong ta.

Chúng ta đừng mong nỗi khổ, niềm đau biến mất...

Chúng ta đừng mong nỗi khổ, niềm đau biến mất...

Chúng ta đừng mong cho những nỗi khổ, niềm đau hoàn toàn biến mất. Nếu đau khổ hoàn toàn biến mất thì hạnh phúc cũng sẽ không còn. Cũng giống như bùn vậy, nếu chúng ta tìm cách quét sạch bùn ra khỏi thế giới này thì hoa sen cũng không bao giờ xuất hiện nữa.

Những nỗi khổ niềm đau cũng tương tự như vậy. Dù sao thì cũng cần có đau khổ. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta lại đến đây để học cách ôm ấp, xử lý những đau khổ của mình, học cách để bớt khổ và học cách tận dụng đau khổ để chế tác ra những bông hoa hạnh phúc. Rất là tuyệt vời nếu chúng ta có thể nói về sự hữu ích và mặt tích cực của khổ đau.

Chúng ta có thể sử dụng bùn của khổ đau để tạo ra những bông hoa hạnh phúc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm