Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Không nên sử dụng hình Phật để… quảng cáo?

Bên cạnh vấn đề Lịch Phật giáo in hình tượng Phật Di Lặc lai Thần Tài (Phật cầm, gánh, quấn, mang, vác tiền, vàng) mà chúng tôi đã từng phản ánh, vấn đề dùng hình ảnh Phật (có thể thông qua dạng chụp lại tượng) để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, công ty… thiết tưởng cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Hình tượng Phật là đối tượng để tôn thờ, lễ lạy, cho nên khi sử dụng hình ảnh Phật, hình ảnh tượng Phật nên cân nhắc. Cũng có lần, chúng tôi đã đề cập đến việc in hình Phật lên các sản phẩm như thẻ nhang, thức ăn chay, dầu xoa bóp… như là những trường hợp đáng tiếc, nên tránh.

Trên báo Giác Ngộ số 802 (3/7/2015) trên trọn bìa 2 có in hình chụp một tượng Bồ tát Quán Thế Âm, 2 bên là các thượng hiệu nhà hàng chay, siêu thị, phòng trà ca nhạc Phật giáo, công ty media, công ty du lịch tâm linh... Dưới chân Phật là thương hiệu “Siêu thị Pháp Hoa”, có địa chỉ, số điện thoại.
 
Nếu coi việc dùng tên Phật, tên kinh Phật đặt cho quán cơm, bánh mì… là thiếu tôn kính, thì ở đây, tên kinh Pháp Hoa được lấy làm tên siêu thị. Chữ O trong thành tố “Hoa” được cách điệu theo dạng hoa sen huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Như vậy, trong tên siêu thị này có trọn tên kinh lẫn huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, điều đáng nói nhất là việc quảng cáo thương hiệu nói trên cũng như nhiều thương hiệu khác là hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm.

Quảng cáo là việc vụ lợi, chào mời, câu khách, không nên đưa hình Phật vào trang quảng cáo.

Tiếp theo và đối xứng với trang bìa 2 trong số  báo Giác Ngộ nói trên, là quảng cáo thực phẩm, với ảnh trà gừng hỗ trợ tiêu hóa, trà tam diệp giảm cân, thức uống dinh dưỡng. Thành ra ở 2 trang báo song song, bên này là hình tượng Phật đứng giữa 2 dãy thương hiệu, bên kia là hình mấy hộp trà, rất phản cảm, trông như hình tượng Phật cũng tương tự là một thứ đồ buôn bán.

Lật tiếp trang bìa bổ sung tiếp theo, thì ¼ trang quảng cáo cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế có in hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni với chú thích “thương hiệu trên 10 năm tin cậy với dịch vụ vận chuyển quốc tế tượng Phật”. Một phần tư trang còn lại in quảng cáo “Du lịch Mỹ” với hình tượng Nữ thần Tự do ở New York cầm đuốc. Thành ra ở 2 bên đối xứng nhau của trang quảng cáo, một bên là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là tượng nữ thần. Tượng Phật dùng quảng cáo dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Còn tượng Nữ thần Tự do quảng cáo dịch vụ du lịch.
 
Rõ là có vấn đề khi trình bày 2 ảnh chụp tượng song song như vậy. Tượng Phật, đối tượng tôn thờ của Phật giáo, không thể được dùng quảng cáo như tượng Nữ thần Tự do. Quảng cáo bằng lời lẽ dịch vụ vận chuyển tượng Phật như một loại hàng hóa, thì có lẽ còn được, nhưng đưa trọn hình ảnh tượng Phật lên trang quảng cáo minh họa một thứ hàng hóa vận chuyển thì thật không ổn.

Hay công ty đặt in quảng cáo nghĩ là có hình Phật thì sẽ kích thích phật tử mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của họ? 

Chưa kể đến bậc Giác Ngộ như đức Phật, mà ngay cả đối với những người đáng tôn kính, lãnh đạo đất nước, lãnh đạo tôn giáo, chính khách…, truyền thông đại chúng cũng tránh đưa kèm hình ảnh những vị này với thương hiệu quảng cáo. Khi tổng thống Mỹ Clinton đến thăm Tp.HCM, đi ăn phở 2000, vẫy chào người dân thành phố từ ban công tiệm phở, thì bảng hiệu quảng cáo tiệm phở bên dưới ban công đều được cắt cúp, tránh thể hiện hình ảnh một tổng thống giơ tay chào bên cạnh một thương hiệu ăn uống.

Minh Thạnh

Ghi chú: Bài viết thể hiện góc nhìn, cách hành văn, lập luận riêng của tác giả, đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu không có Phật Đản sinh?

Phật pháp và cuộc sống 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Phật pháp và cuộc sống 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Một câu nhịn, chín câu lành...

Phật pháp và cuộc sống 09:17 16/05/2024

Theo cách hiểu thông thường của đa số chúng ta, nhẫn nhục có nghĩa là nhịn nhục, chịu đựng. Tiêu biểu nhất là tinh thần nhẫn nhục này khi đi vào dân gian đã được người xưa thể hiện qua câu tục ngữ: “Một câu nhịn, chín câu lành.”

Chùa Bà Đa trao quà cho người khó khăn

Phật pháp và cuộc sống 18:00 15/05/2024

Chiều 8/4/Giáp Thìn (15/5), chùa Bà Đa (số 02 An Tư Công Chúa, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã trao tặng 100 suất quà bao gồm gạo, dầu ăn và tịnh tài cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Mỹ An.

Xem thêm