Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/03/2020, 10:33 AM

Không nước, không trăng

Khi Ni cô Chiyono mang trong mình tâm sự về việc tìm cầu sự giác ngộ thì tâm hồn bị tù túng. Giác ngộ cố tìm thì không thể thấy. Khi không còn tìm nữa, "không gàu, không nước, không trăng", không tìm, tâm trống rỗng và tĩnh lặng, thì giác ngộ đến.

Đời người như giọt sương mai, sống sao không hổ kiếp này

Trong cuộc hành trình tu học, có những phút giây

Trong cuộc hành trình tu học, có những phút giây "hốt nhiên đại ngộ" quan trọng như thế đấy.

Khi Ni cô Chiyono học Thiền với thầy Bukko của chùa Engaku, cô không gặt được thành quả gì từ thiền định trong một thời gian dài. Cuối cùng, trong một đêm trăng, ni cô đang xách nước trong một cái gàu cũ bọc tre. Tre bị gãy và đáy gàu rớt ra, và ngay lúc đó tâm trí của Chiyono được giải phóng. Để kỷ niệm, ni cô làm một bài thơ:

Bằng cách này, cách kia, tôi cố giữ cái gàu cũ
Từ lúc thanh tre đã già yếu và gần gãy
Cho đến khi đáy gàu rơi ra
. Không còn nước trong gàu!
Không còn trăng trong nước!

Tích đức không cần ai thấy, hành thiện ắt có trời xanh biết

Lời bình:

Câu chuyện làm tôi nhớ có một tình tiết tương tự trong chuyện phim Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân (Trung Quốc). Lúc Ngộ Không theo đòi học đạo sư phụ, đạo sư hỏi:" Ta dạy cho ngươi tụng kinh, tham thiền có được không?". Ngộ Không hỏi: "Tụng kinh, tham thiền có thành chánh quả không, có được trường sanh bất tử không?". Đạo sư cười bảo: "Chỉ là mò trăng dưới bể". Trăng trong câu chuyện của Tôn Ngộ Không và trăng trong câu chuyện của Ni sư Chiyono là biểu tượng của giác ngộ. Đi tìm giác ngộ thì khác gì tìm kiếm trăng trong nước, chỉ là ảo ảnh!

Sao lại thế? Chẳng phải cả một đời tu hành của chúng ta là mong cầu tìm được sự giác ngộ đấy thôi sao. Vậy thì nói giác ngộ chỉ là ảo ảnh vậy có phải là làm cho lòng người hoang mang lắm! Nhưng cái hay của Đạo Phật là ở chỗ đó.

Đức Phật nói:

Đức Phật nói: "Chánh pháp còn bỏ thì huống hồ phi pháp". Chân lý thì không còn phân biệt, không có phải hay trái, không có phải hay trái, không còn chánh hay tà... mà đơn giản chân lý là chân lý.

Ở chỗ tưởng không mà có, tưởng có mà không. Cũng như Đức Phật nói: "Chánh pháp còn bỏ huống hồ phi pháp". Chân lý thì không còn phân biệt, không có phải hay trái, không còn chánh hay tà... mà đơn giản chân lý là chân lý.

Cũng như vậy, khi Ni cô Chiyono mang trong mình tâm sự về việc tìm cầu sự giác ngộ thì tâm hồn bị tù túng. Giác ngộ cố tìm thì không thể thấy. Khi không còn tìm nữa, "không gàu, không nước, không trăng", không tìm, tâm trống rỗng và tĩnh lặng, thì giác ngộ đến. Trong cuộc hành trình tu học, có những phút giây "hốt nhiên đại ngộ" quan trọng như thế đấy.

Ở đời, đừng tham lam giành giật, trời xanh tự khắc đã có an bài

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương

Góc nhìn Phật tử 17:00 17/05/2024

Bồ đề tâm chính là tâm yêu thương, là trạng thái tâm trí thấm đẫm lòng từ bi và sự đồng cảm sâu sắc đối với tất cả chúng sinh. Nó không chỉ là một khái niệm triết học cao siêu, mà còn là một biểu hiện của tình thương bao la và vô điều kiện.

Tình thương của đức Phật

Góc nhìn Phật tử 10:10 17/05/2024

Tình thương của đức Phật dành cho chúng sinh lúc nào cũng đong đầy như hư không vô tận luôn ôm ấp dưỡng nuôi muôn loài. Nhưng còn đâu đó những chúng sinh vẫn vô tình không biết, hoặc cố tình lãng quên.

Nếu không có Phật Đản sinh?

Góc nhìn Phật tử 13:46 16/05/2024

Nếu không có Phật đản sanh, thế gian ngụp lặn trong đau khổ nhưng không biết là khổ. Bao phen khóc cười đều do tham đắm chi phối, để được phần mình mà bất chấp hậu quả, không từ tàn ác giành giật về.

Phật đản sinh trong tâm mỗi người

Góc nhìn Phật tử 09:36 16/05/2024

Ngày 14 và 15 âm lịch tháng 4 hằng năm, thành truyền thống thiêng liêng: là ngày lễ kỷ niệm Phật đản sanh - ngày quan trọng nhất đối với hàng Tăng Ni, Phật tử nói riêng và chúng sanh nói chung.

Xem thêm