Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/10/2017, 08:17 AM

Kinh Phạm Võng Bồ Tát giới giảng lược (P.2 - Hết)

Người chưa thọ giới Bồ Tát đều được nghe giảng giới Bồ tát. Giới Bồ tát là phá ngã chấp, muốn giúp đỡ chúng sinh. Người nào có tâm là có tư cách thọ giới Bồ tát, chứ không phải như giới Thanh Văn phải đúng người mới được thọ; không phải người, ma quỷ, súc sinh thì không được thọ. Còn giới Bồ tát, ma quỷ, súc sinh đều được thọ, mà trước kia chưa thọ giới gì; trước kia chưa quy y Tam bảo thì quy y Tam bảo thì thọ liền, vì thọ giới nào cũng có Tam quy hết. Cho nên, gọi là đốn lập giới, không phải tiệm thứ của giới Thanh Văn.

Hỏi: Trước khi thọ giới Bồ Tát thì phải nghe giảng giới Bồ Tát. Tại sao khi tụng giới lại không cho người chưa thọ giới Bồ Tát nghe? 

Đáp: Phải cho nghe hết. Tụng giới tỳ kheo và tỳ kheo ni không cho nghe đối với người chưa thọ giới này. Còn giới Bồ Tát thì tất cả mọi người đều được nghe. Kinh Phạm Võng nói: “Tất cả ma, quỷ, huỳnh môn, súc sinh,… nghe được lời pháp sư mà lãnh thọ”, huống chi là người! Nếu thọ được thì phải được nghe. 

Hỏi: Ở trong Tăng vấn hòa có hỏi: “Trong đây có ai chưa thọ giới Bồ Tát và không thanh tịnh ra chưa? Trả lời: “Trong đây chưa ai thọ giới Bồ Tát, hoặc đã ra rồi”. Như vậy, chứng tỏ người chưa thọ giới Bồ Tát không được nghe giới Bồ Tát? 

Đáp: Đó là việc sai lầm, lúc bạch tứ Yết ma tức là tác pháp để làm việc. Lúc Yết ma có thể người không có quan hệ thì không cho nghe. Vì Yết ma có thể trị tội tăng sĩ, tức là theo tội để phán tội Tăng sĩ; không cho những người có quan hệ, như cư sĩ để biết tội của tăng sĩ do Tăng đoàn xử. Cho nên, mới hỏi những người không có quan hệ ra trước, chứ không phải tụng giới không cho nghe. 

Bây giờ, cũng có nhiều cư sĩ thọ giới Bồ Tát xuất gia, thọ được thì nghe được, làm sao không được nghe? Giới Bồ Tát là đốn lập giới, tức là trước kia chưa thọ giới gì cũng được thọ. 

Giới tỳ kheo, tỳ kheo ni, nếu có trường hợp nào, cư sĩ cũng có thể nghe biết; chứ không phải nhất định là không cho cư sĩ nghe biết. Vì sợ cư sĩ biết chư Tăng phạm giới luật, nỗi tâm khinh mạn Tam bảo nên cấm không cho nghe. 

Còn giới Bồ Tát thì người xuất gia hay tại gia đều được nghe, làm sao không cho nghe? Thành ra mâu thuẫn, không cho nghe là pháp Yết ma, chứ tụng giới sao không cho nghe!  

Người chưa thọ giới Bồ Tát đều được nghe giảng giới Bồ Tát. Giới Bồ Tát là phá ngã chấp, muốn giúp đỡ chúng sinh. Người nào có tâm là có tư cách thọ giới Bồ Tát, chứ không phải như giới Thanh Văn phải đúng người mới được thọ; không phải người, ma quỷ, súc sinh thì không được thọ. Còn giới Bồ Tát, ma quỷ, súc sinh đều được thọ, mà trước kia chưa thọ giới gì; trước kia chưa quy y Tam bảo thì quy y Tam bảo thì thọ liền, vì thọ giới nào cũng có Tam quy hết. Cho nên, gọi là đốn lập giới, không phải tiệm thứ của giới Thanh Văn. 

Tam tạng là Kinh, Luật, Luận; người thông suốt Kinh gọi là Kinh sư, người thông suốt Luật gọi là Luật sư, người thông suốt Luận gọi là Luận sư. Bây giờ, Tăng bảo thiếu Luật sư, ít có người phát tâm học luật. Theo Tăng đoàn, người nào thọ giới rồi thì phải sống trong Tăng đoàn. Khi Phật giáo sang Trung Quốc có sáng lập phái Luật tông. Muốn làm luật sư thì phải học giới luật. 

Sau này, ít có người phát tâm học luật, mà người hoằng luật thì người ta ít kính trọng vì họ không thích. Các vị thuyết pháp, người nghe lại đông; còn giảng giới luật thì ít có người đến nghe. Nhưng nếu không có luật thì không có pháp, Phật pháp bị tiêu diệt; vì khi Phật nhập Niết bàn, trước đó có dặn dò đệ tử phải lấy giới luật là thầy; mà bây giờ không chú trọng đến luật, nên Phật pháp dần dần tiêu mất. 

Hiện nay, chỉ có phần giới, không có phần luật. Theo Tăng đoàn có việc gì phải qua pháp Yết ma, pháp Yết ma là ở bên phần luật. Nếu tỳ kheo không biết giới luật tỳ kheo, tỳ kheo ni không biết giới luật của tỳ kheo ni; vậy làm sao giữ giới? Vì người thầy lạm nhận đệ tử xuất gia không dạy đệ tử, nên thầy đó phải bị tội; cũng là phá hoại Phật pháp, hủy báng Tam bảo. Đó là phá hoại cái gốc, còn dùng miệng để hủy báng là hủy báng bên ngoài. 
 
48 điều giới khinh 

Chánh văn: Đức Phật bảo các vị Bồ Tát rằng: Đã giảng 10 giới trọng rồi, nay tôi sẽ nói 48 giới khinh: 

1- Giới không kính thầy bạn 

Nếu phật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc Vương, ngôi Chuyển Luân Vương hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan, chư Phật đều hoan hỷ.  

Đã đắc giới rồi, phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bậc Thượng tọa, Hòa thượng, A xà lê, những bậc Đại đức đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng như pháp mà cúng dường, hoặc tự bán thân quốc thành con cái, cùng bảy báu trăm vật để cung cấp các bậc ấy. Nếu phật tử sinh lòng kêu mạn, sân hận ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu y pháp mà cúng dường, phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: Chuyển Luân Vương có 4 cấp: 

- Kim Luân Vương cai trị hết 4 Đại bộ châu (1 tiểu thế giới có 4 đại bộ châu).  

- Ngân Luân vương cai trị 3 Bộ châu.
 
- Đồng Luân Vương cai trị 2 Bộ châu. 

- Thiên Luân vương cái trị 1 Bộ châu. 

Chuyển Luân Vương là phi hành (biết bay), mắt của mình không thấy được. Quốc Vương là vua của loài người trong một nước. Chuyển Luân vương là mình chỉ nghe thấy chứ không thấy. 

Hai chữ “Bồ Tát” là tiếng Ấn Độ, nói cho đủ là “Bồ đề tát đỏa”, dịch ra là Gác hữu tình, tức là Giác ngộ chúng sinh. Giác này gồm tự giác, giác ngộ chúng sinh là giác tha. Hành đạo Bồ Tát là làm cái nhân để thành Phật. Nếu làm cho chúng sinh được giác ngộ cũng là tăng phước đức của mình, giúp cho người được giác ngộ. 

Cho nên, tất cả chúng sinh muốn thành Phật, đều phải hành đạo Bồ Tát. Chuyển Luân Vương, Quốc Vương, bá quan, kiếp trước đã gieo trồng thiện căn, nên được làm vua làm quan, họ có sẵn phước đức, muốn thành Phật thì dễ hơn. 

Tại sao muốn thành Phật? Vì thành Phật thì vĩnh viễn hết tất cả khổ, nếu không thành Phật thì cái khổ không thể dứt được. Vì vậy, ở đây nói “khi được ngôi vua hay ngôi quan, trước hết phải thọ giới Bồ Tát”. Bởi vì, người nào cũng muốn được tự do tự tại giải thoát cho mình và giải thoát cho người; hai cái tương nhân với nhau, mình tự giác rồi lại giác tha. Giác tha cũng giúp cho mình được giác ngộ; tự giác là tự lợi, giác tha là lợi tha. Kỳ thật, lợi tha cũng là tự lợi, tự lợi cũng là lợi tha. 

Giới Bồ Tát là tập cho mình phá ngã chấp, phá được ngã chấp thì hết cái khổ sinh tử luân hồi. Hành đạo Bồ Tát là tự lợi cũng là lợi tha, 48 điều khinh phần nhiều nói về lợi tha. Nếu mình thọ giới Bồ Tát thì quỷ thần, hộ pháp ủng hộ, chư Phật cũng hoan hỷ. Đã được giới rồi thì phải có tâm hiếu thuận. 

Tâm hiếu thuận và tâm từ bi giống nhau, vì hiếu thuận của Phật pháp không giống như hiếu thuận của thế gian. Hiếu thuận thế gian chỉ hiếu thuận cha mẹ và sư trưởng, còn Phật pháp là hiếu thuận tứ ân (ân Phật, ân cha mẹ, ân sư trưởng và ân chúng sinh). 
 
Hiếu thuận cha mẹ là chỉ một ân trong tứ ân, hiếu thuận chúng sinh gồm tứ ân; vì cha mẹ, sư trưởng và Phật đều ở trong chúng sinh. Tâm hiếu thuận là mình phát tâm độ chúng sinh được giác ngộ, nên đối với cha mẹ và sư trưởng đều phải cung kính.  
   
Vậy, gặp Hòa thượng, Thượng tọa, A xà lê (Thượng sư), bạn thân, người đồng kiến, đồng hạnh (như tham thiền với nhau gọi là đồng tham, tức là đồng hạnh), mình gặp phải đứng dậy nghinh tiếp; các vị lớn hơn, như: Hòa thượng, Thượng tọa gặp thì phải lễ bái hỏi thăm. Trong thời của Phật, có người gặp vị Thượng tọa lễ bái, chấp tay hỏi thăm: “Thượng tọa có ít bệnh, ít phiền não, an lạc không?” Ở bên người Hoa chỉ có xá chào, chứ không có hỏi. Đáng lẽ ra phải vấn tín (hỏi thăm). 

Trong này nói: “Bán thân, bán con trai, bán con gái,…” là có ý tận sức cúng dường, tùy theo sức mình cúng dường Tam bảo, vì mình đã quy y Tam bảo, cần sự giáo hóa của Tam bảo, theo đó mà thực hành đạt đến tự do tự tại vĩnh viễn, giải thoát tất cả khổ. Cái ân đó rất lớn, nên mình tận sức mà cúng dường. Nếu không biểu thị cung kính, mà sinh tâm ngã mạn, hoặc còn nổi sân lên, không theo pháp cúng dường thì phạm tội khinh này. 

2- Giới uống rượu 

Chánh văn: Nếu phật tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống hay sinh ra vô lượng tội lỗi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo: Năm trăm đời không tay, uống là tự uống. Cũng chẳng đặng bảo người và tất cả chúng sinh uống rượu, uống là tự mình uống! Tất cả thứ rượu, phật tử không được uống. Nếu mình cố uống cũng bảo người uống, Phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: Cư sĩ thọ 5 giới, trong đó có một giới uống rượu, không có giới bán rượu, tức là uống rượu thì phạm và bán rượu thì không phạm. 

Giới Bồ Tát lại khác, bán rượu tội nặng, uống rượu tội nhẹ, vì uống rượu chỉ hại mình, còn bán rượu thì hại người. Giới Bồ Tát là lợi tha, mà nghịch lại hại người khác, cho nên tội nặng. Ở trong 10 điều trọng không được bán rượu, còn ở đây uống là tội khinh.  

Phật tử thọ giới Bồ Tát không được uống rượu. Rượu không có tội lỗi, nhưng uống rượu say rồi có thể phá giới trước làm ra tội lỗi, nên trong Phật giáo cấm uống rượu. Nếu đưa chén rược cho người uống, phải mắc quả báo 500 đời không tay, huống chi mình uống, cũng không được dạy người uống, không đượcc dạy tất cả chúng sinh uống, tức là tất cả rượu không được uống. 

Theo giới uống rượu thành tội, cũng có 4 nhân duyên: 

1- Rượu đó uống say. 
2- Mình cho nó là rượu. 
3- Cố ý uống rượu. 
4- Uống rượu vào cổ họng. 

Có khi người ta dùng rượu để làm trong đồ ăn, nhưng ăn đồ thì không phạm hay là cơm rượu để ăn uống không say thì không phạm. Nếu mình lấy các thứ để uống, lại uống nhầm rượu, không cho nó là rượu cũng không phạm. Uống rượu thiếu 1 trong 4 nhân duyên thì không phạm. 

Nếu tự mình uống rượu hoặc đưa rượu cho người uống thì phạm giới khinh này. 

3- Giới ăn thịt 

Chánh văn: Nếu phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sinh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thời mất lòng từ bi, dứt giống Phật tánh; tất cả chúng sinh thấy đều tránh xa người này. Người ăn thịt mắc vô lượng tội lỗi. Vì thế, nên tất cả phật tử không được ăn thịt mọi loài chúng sinh. Nếu cố ăn thịt, phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: Giới Bồ Tát là muốn lợi ích cho chúng sinh. Nếu mình phát tâm hành đạo Bồ Tát, mà còn ăn thịt chúng sinh, làm sao độ chúng sinh được? Theo nhân quả thì giết một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục thịt, mới là đúng nhân quả.  
   
Nếu mình cố ý ăn thịt chúng sinh thì không có lòng từ bi. Vì lòng từ bi là muốn độ chúng sinh. Như vậy, thọ giới Bồ Tát phải ăn chay trường, còn thọ ngũ giới không có quy định ăn chay trường. Cho nên, thọ giới Bồ Tát không được ăn thịt. 

Nếu mình ăn thịt gà thì sau này đầu thai thành gà, gà đầu thai thành người, rồi nó ăn lại. Ấy là việc nhân quả; còn tội phá giới thì lại khác, tội phá giới có thể sám hối diệt tội, nhưng tội nhân quả không được sám hối diệt tội, vì nhân nào quả nấy. 

4- Giới ăn ngũ tân 

Chánh văn: Nếu phật tử, chẳng được ăn loại ngũ tân là hành, hẹ, tỏi, nén, hưng cừ. Loại ngũ tân này, gia vào trong các thứ thực phẩm đều không được ăn. Nêu cố ăn, phật tử này phạm “khinh cấu tội”. 

Giảng giải: Kinh Lăng Nghiêm nói: “Không được ăn ngũ tân”. Người Hoa có để ý cử ăn ngũ tân, người Việt ít để ý cử ăn ngũ tân; như củ kiệu mà người Việt vẫn ăn. Ngũ tân gồm có: “Tỏi, nén, hành, hẹ, hưng cừ”. Hưng cừ chỉ Ấn Độ mới có, ở đây có 4 thứ kia. 

Tại sao cấm ăn ngũ tân? Vì ăn sống thì sân hận, ăn chín thì kích thích dâm dục. Cho nên, người tu hành phải cấm, và tính chất khi ăn thấy hôi. Nếu mình ăn ngũ tân, hộ pháp thần thấy hôi nên không ủng hộ, ma quỷ thì liếm môi mình. Vì vậy, Phật cấm người tu hành không được ăn ngũ tân, người ăn ngũ tân rất chướng ngại việc tu hành.

Thiền sư Thích Duy Lực

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm