Thứ tư, 05/10/2022, 16:00 PM

Làm sao để buông bỏ tiếng thị phi?

Chúng sanh còn phàm phu, thì ngày đó còn ganh ghét, đố kị, thị phi, nói xấu nhau. Quý vị phải tập cho mình một thói quen: đừng ngồi nói xấu, bàn tán chuyện người khác. Mình chưa trở thành người giác ngộ thì ít nhất cũng phải trở thành người quân tử, trực tiếp góp ý, không nói xấu, đâm thọc sau lưng.

Nói xấu người khác không có nghĩa là làm cho mình tốt đẹp hơn, mà chính lúc đó là làm cho tâm mình xấu đi, nhỏ bé lại.

Con người gặp nhau trong thiện pháp rất là khó, nhưng gặp nhau trong ác pháp, trong oan trái, trong đau khổ thì dễ lắm. Nhờ Phật mở con đường giác ngộ, mà chúng ta cùng bạn đạo của mình mới có duyên gặp nhau. Nhiều lúc vô chùa, vì ngồi bàn tán chuyện người này, người kia rồi mất lòng nhau, gây ra xích mích, oan trái. Để một người khởi được tâm bồ đề rất là khó.

Đừng thị phi để rồi làm thối tâm bồ đề của họ, và chính bản thân mình cũng vậy, đừng để lời thị phi làm cản bước con đường tu của mình. Vì vậy, Thầy khuyến khích: đừng để bản thân mình nói lời thị phi. Khi mình làm được một điều, người ta không làm được, nhưng họ sẽ làm được ở mảng khác. Mình phải nhìn cái hay của người khác để bỏ qua cái xấu, nhưng khổ nỗi mình thường nhìn về cái xấu để bỏ qua cái hay.

Tu từ những thị phi cuộc đời

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Còn nếu mình không thị phi, nhưng người ta vẫn nói xấu mình thì sao? “Thị phi chung nhật hữu, bất thính tự nhiên vô”, tức là chuyện thị phi ngày nào cũng có, không nghe coi như không có. Không nghe ở đây, không có nghĩa là không nghe, mà là mình không dính vô chuyện thị phi. Cuộc đời này, chuyện ganh ghét, hơn thua, đố kị, nói xấu nhau là chuyện bình thường. Họ như vậy, nhưng mình đừng như vậy. Khi quý vị làm điều tốt cho ai đó, thì mình làm hết sức, nhưng họ không trân trọng, lại còn xem việc mình làm là gánh nặng, thì không nên dành việc tốt đó vào nơi vô ích như vậy, hãy dành tặng nó cho đúng người, đúng chỗ, có nhiều người họ sẽ cần việc tốt đó. Người thị phi, nói xấu mình là không tin tưởng mình rồi. Quý vị chẳng cần phải giải thích cho người ta là mình tốt làm gì. Việc của mình là hãy sống tốt, hãy làm việc tốt.

Cuộc đời này mênh mông, thiện tri thức khắp nơi. Bao nhiêu nơi ta cần đến, bao nhiêu điều hay ta cần học. Không việc gì phải kẹt vào nhà cửa của mình, hay người nào đó không tốt, mà bỏ lỡ biết bao nhiêu điều hay. Người ta thị phi mình xong, chưa chắc họ nhớ họ đã nói gì, việc gì mình phải buồn giận, bực tức trong lòng, tự làm mệt mỏi bản thân.

Thị phi là chuyện bình thường, là chuyện nhỏ. Trong khi quý vị có bao nhiêu việc lớn phải làm. Đừng bận tâm về nó mà tốn thời gian cho bao việc, hãy lấy Pháp làm trọng, làm những việc tốt mà ta nên làm cho cuộc đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm