Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/09/2022, 08:51 AM

Làm thế nào để con không bị lầm lỗi mà gây ra những oan nghiệp vô tình?

Để cho đừng lầm lỗi người ta phải mất 30 năm cuộc đời với tất cả quyết tâm và trí tuệ của mình. Câu hỏi này không phải đơn giản để trả lời. Câu hỏi này rất hay và chí tình, thiết tha, sâu sắc, nhưng để thực hiện được điều này thì rất khó.

Để cho đừng lầm lỗi người ta phải mất 30 năm cuộc đời với tất cả quyết tâm và trí tuệ của mình. Câu hỏi này không phải đơn giản để trả lời. Nhiều khi chính các quý Thầy một đời tu cũng chưa hết được lầm lỗi. Câu hỏi này rất hay và chí tình, thiết tha, sâu sắc, nhưng để thực hiện được điều này thì rất khó.

Chúng ta phải tu theo đúng Bát Chánh Đạo của Phật: từ Chánh Kiến – hiểu cho đúng đạo lý ở đời; Chánh Tư Duy - thanh lọc nội tâm mình không còn những tư tưởng xấu; đến Chánh Ngữ - không bao giờ nói 1 điều sai lầm; bắt đầu mới bước qua Chánh Nghiệp - tạo vô số điều phúc; rồi mới đi đến Chánh Mạng - có 1 nghề để nuôi thân mình rất hợp lý; rồi mới đến Chánh Tinh Tấn - Chánh Niệm - Chánh Định. Và quan trọng nhất của việc tu là: lúc nào cũng ước ao để thấy được lỗi của mình thì người đó sẽ lần lần bớt đi lỗi lầm.

Tại sao chúng sinh gây tội tạo nghiệp?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ban đầu, mới tu ta không biết mình có lỗi đâu. Càng tu, ta càng thấy được lỗi của mình, tức là biết tu đúng. Và càng thấy lỗi mình nhiều thì người đó tu càng tiến bộ, trí tuệ đang tăng trưởng. Và người nào lại khát khao để luôn thấy được lỗi của mình thì người đó có nhân làm Thánh. Chỉ có các bậc Thánh mới thích thấy được lỗi của mình, các người phàm thích thấy lỗi của người khác.

Do vậy, chúng ta phải 30 năm tu hành, nhưng ở buổi ban đầu, chúng ta hãy ước mơ: Xin Phật gia hộ cho con luôn thấy được lỗi của mình, từ trong thầm kín nhất. Có những điều khó thấy nhất, nhưng xin cho con đủ tinh tế để phát hiện ra được lỗi của con.

Cầu nguyện tha thiết như vậy, bỗng nhiên ta nhanh chóng thấy được lỗi, từ đó ta không lầm lỗi nữa. 30 năm sau ta tu như vậy ta sẽ được về một cõi rất an lành."

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?

Trung ấm nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024

Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.

Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?

Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024

Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).

Lá Bối có nghĩa là gì?

Hỏi - Đáp 19:38 23/11/2024

Corypha umbraculifera, còn gọi là cây lá buông, cọ talipot, cây lá bối, bối đa thụ..., là loài cọ nguồn gốc từ miền đông và miền nam Ấn Độ và Sri Lanka, nơi Phật giáo từng rất thịnh hành.

Xem thêm