Lấy thiện tâm giúp người, phúc báo muôn vạn kiếp
Thiện niệm thiện hành, là phẩm hạnh đạo đức quan trọng nhất mà chúng ta cần phải tuân theo trên đường đời sinh mệnh của mình.
>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Một đời kết thiện duyên, phúc báo muôn vàn kiếp
Theo ghi chép trong trong “Phó Pháp Tạng Kinh”, vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi còn tại thế, có một vị tỳ kheo đầu rất là đau nhức. Lúc ấy, tôn giả Bạc Câu La, vốn là một người nghèo khó, đã lấy một quả Kha Lê Lặc bố thí cho ông. Vị tỳ kheo sau khi ăn xong, chứng đau đầu đã hoàn toàn khỏi hẳn.
Tôn giả Bạc Câu La vì đã làm một việc thiện lành này, nên đã kết được nhân duyên này. Vậy nên, vào 91 kiếp sau đó, Bạc Câu La đều sống hạnh phúc vui vẻ, thân thể cũng không bao giờ mắc bệnh. Về sau, Bạc Câu La chuyển sinh vào trong một gia đình thuộc dòng dõi Bà La Môn, mẹ của ông mất sớm, người mẹ kế nhiều lần muốn giết hại ông, đều không thành công.
Có một lần, mẹ kế bỏ ông xuống sông, bị cá lớn nuốt chửng. Con cá ngay sau đó bị ngư dân bắt được, mổ bụng cá ra thì thấy có một đứa trẻ. Bạc Câu La đã trở thành con nuôi của một người đức cao vọng trọng. Về sau, tu hành chứng đắc quả vị La Hán. Bạc Câu La bố thí cho một vị tăng nhân bị bệnh, liền có được thiện báo 91 kiếp không bệnh tật, hơn nữa nhiều lần gặp nạn mà không chết, đây là duyên cớ của phúc điền đặc biệt.
Làm thế nào để có phúc báo chân chính?
Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực. Phúc báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.
Rất nhiều người nghĩ rằng bản thân mình đến việc sinh tồn còn khó khăn nên chẳng có cách nào làm bố thí cả. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Bất kì ai cũng có thể có điều kiện để làm bố thí. Bố thí không nhất định phải là ban phát, cho đi nhiều tiền tài, cái gì cũng có thể được dùng để làm bố thí. Nếu không thể bố thí bằng tiền bạc bạn cũng có rất nhiều cách để bố thí như bố thí thực phẩm, thuốc men, bố thí vẻ mặt tươi cười niềm nở, bố thí bằng lời nói (lời khuyên nhủ, khích lệ, động viên, an ủi …), bố thí bằng hành động giúp đỡ người khác, bố thí bằng nơi ở chỗ ngồi…
Nếu tâm không thiện thì dù có vung tiền của cứu giúp hàng ngàn người cũng không có nghĩa lý gì; ngược lại, tâm chân thiện, thì dù không có một đồng làm từ thiện, nhưng một nụ cười hay một cái nắm tay chân thành cũng đủ để tích phúc đức rồi. Cũng nói, làm việc thiện rồi cầu được báo đáp thì là vị tư bất thiện. Chỉ có làm việc thiện một cách lặng lẽ âm thầm, không phô trương, không cầu báo đáp, mới thật sự tích được âm đức.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm