Lời sám hối với mẹ
Mẹ tôi lúc nào cũng quan tâm tới tôi, về cách ăn nói, quần áo, việc học… Tôi nhớ lúc tôi học lớp 8, lớp 9, đây là lúc tôi bướng bỉnh nhất, dường như sự quan tâm của mẹ dành cho tôi, tôi lại chống đối, cãi lời mẹ.
Khi đi học về, tôi cũng chẳng phụ giúp mẹ công việc nhà, điều bắt buộc đối với tôi là giặt quần áo đi học của tôi.
Ở cái tuổi này, ai cũng muốn tự chọn quần áo khi mặc, mẹ tôi thì lúc nào cũng chọn cho tôi, tôi lại không thích, đôi lúc tôi nói lớn tiếng với mẹ, làm cho mẹ buồn, la tôi: “Tao nuôi cho mày lớn bằng này, giờ lại ăn nói kiểu này?”. Mẹ vất vả, phải lo cho chồng, con, đi buôn bán từ sáng sớm cho đến tận trưa mới về, tuy vậy mẹ lúc nào cũng vui vẻ. Có nhiều lúc tôi lại trách mẹ, tuy tôi được học sinh giỏi nhưng có những môn điểm thấp, mẹ tôi lại la tôi. Lúc đó, tôi suy nghĩ phải chi mình học sinh khá cho rồi.
Khi tôi vào học cấp III, tôi không vào được lớp chọn, chỉ học lớp bình thường, làm cho mẹ tôi buồn nhiều, và những năm học lớp 10, 11, 12, tôi đều học sinh khá. Nhiều lúc mẹ la rầy tôi một việc nhỏ , thì xoay lại chủ đề việc học của tôi lại nói. Lúc bây giờ việc đi họp phụ huynh của tôi, thường mẹ đi, nhưng đến cấp III, mẹ không chịu đi nữa, mà để cho ba đi. Tuy vậy, mẹ tôi lúc nào cũng nấu nhiều món ngon, cho tôi ăn. Đặc biệt hơn, ngày đầu tiên thi tốt nghiệp, mẹ tôi tranh thủ trước khi đi bán mua cho tôi tô phở ăn sáng.

Ảnh minh hoạ.
Khi tôi rời xa mẹ để vào Sài Gòn học, mẹ tôi dặn tôi đủ điều, rằng, “vào học nhớ hòa đồng với các bạn nha con”, mẹ tôi ân cần. Khi tôi về thăm mẹ, tôi thấy mẹ muốn nói chuyện với tôi nhiều hơn, mà đôi lúc tôi lại chú ý đến ti vi nhiều hơn. Mẹ tôi nấu ăn thì bắt tôi quan sát xem mẹ nấu, “con gái mà không biết nấu ăn thì sau này khổ đó” - mẹ nói, tôi thì chỉ nhe răng cười trừ. Lúc tôi sắp trở lại Sài Gòn, thì mẹ nấu nhiều món ăn bắt tôi đem đi và cho ít tiền.
Nhiều lúc, tôi làm công việc gì cũng ưa bỏ dở nữa chừng, mẹ tôi lại là người khuyên bảo tôi, dạy tôi nhiều thứ. Tôi chưa làm được gì để cho mẹ được hãnh diện về tôi. Chắc là mẹ tôi buồn nhiều hơn tôi nghĩ, khi tôi cãi lời, luôn làm theo những gì mình thích, không nghĩ về mẹ và gia đình.
Tôi suy nghĩ nhiều đến điều đó, những ân tình của mẹ cùng những lầm lỗi của mình vì biết tới lời Đức Phật dạy:
Ví có người ân sâu dốc trả
Cõng mẹ cha tất cả hai vai
Giáp vòng hòn núi Tu Di
Đến trăm ngàn kiếp ân kia chưa đền
Cũng chính nhờ được biết đến câu nói này, tôi lại thức tỉnh bản thân mình, phải kiên trì, cố gắng hơn nữa, mỗi khi những gì mình mong muốn mà không đạt được, không được suôn sẻ thì mình cũng không bao giờ làm người thân của mình buồn, nhất là mẹ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Tích lũy công đức trong mùa Phật đản - Những việc làm đơn giản mà lợi lạc
Góc nhìn Phật tử
Phật Đản là dịp thù thắng để người Phật tử thực hành tu tập, làm thiện hạnh giúp tích lũy tăng trưởng công đức.

Phụ nữ làm gì để mang lại phúc báo cho gia đình?
Góc nhìn Phật tử
Ngoài các thiện hạnh bố thí, phóng sinh, người phụ nữ có thể bắt đầu tích lũy công đức cho mình và gia đình từ việc tụng kinh, niệm Phật. Tụng đọc kinh Phật chính là khởi đầu đúng đắn trong cuộc đời, giúp người phụ nữ học cách làm người mẹ tốt, con dâu tốt, người vợ tốt.

Lên chùa ‘sám hối’ dịp cuối năm
Góc nhìn Phật tử
Cuối năm, khi nhịp sống dần chậm lại và cái rét se sắt của mùa đông len lỏi qua từng ngõ nhỏ, lòng người bỗng xốn xang những suy tư. Đâu đó trong ký ức, những chuyện đã qua của một năm hiện lên như một cuốn phim tua chậm.

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử
Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Xem thêm