Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/01/2024, 09:00 AM

Thành tâm sám hối, tương lai có còn thọ quả báo xấu không?

Hỏi: Người Phật tử tu tập thường lạy Phật, niệm Phật, trì chú, tụng kinh, sám hối vì tin tưởng rằng nếu chí thành sẽ diệt được các tội trong quá khứ. Như vậy, nếu tội đã diệt thì trong tương lai có còn thọ quả báo xấu?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Trọng tâm tu học của người Phật tử là chuyển hóa mười nghiệp xấu ác của thân, khẩu, ý thành thiện lành. Mười nghiệp thiện là thân không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh; miệng không nói dối, không nói hung ác, không nói chia rẽ, không nói nịnh hót; ý không tham lam, không sân hận và không si mê. Những pháp tu như ‘lạy Phật, niệm Phật, trì chú, tụng kinh, lễ sám’ là nền tảng cho tịnh nghiệp, từng bước chuyển hóa những điều xấu ác.

Riêng pháp tu sám hối, sám là ăn năn về những việc xấu ác đã làm, hối là hối cải, nguyện với lòng không tái phạm nữa. Cao hơn là quán thấu “Tội tiêu, tâm tịnh thảy đều Không”.

Pháp sám hối thông thường, mỗi nửa tháng tại chùa là lễ Phật theo nghi thức Hồng danh sám hối. Hồng danh chư Phật có oai đức không thể nghĩ bàn. Xưng tán và lễ bái chư Phật với tất cả sự chí thành sẽ khiến cho tội diệt, phước sinh.

Ngoài pháp Hồng danh sám hối ra, Phật tử (Bắc tông) còn sám hối theo các bộ sám pháp như Thủy sám, Lương Hoàng sám, Dược Sư sám pháp… Quan trọng nhất vẫn là “Tội từ tâm khởi đem tâm sám/Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”, phát nguyện tu tập và thành tựu Giới-Định-Tuệ trong đời sống hàng ngày. Nhờ sự chí thành tu tập và sám hối, thân tâm trở nên thanh tịnh nên tội lỗi được tiêu trừ. Song hành với sám hối là làm các điều thiện trong khả năng để tăng trưởng phước đức.

Đối với vấn đề, nếu tội đã diệt thì trong tương lai có còn thọ quả báo xấu? Cần lưu tâm là tội diệt ngay trong tâm và hạnh của mình nhưng hậu quả của tội lỗi ấy vẫn còn, rất cần trợ duyên để chuyển hóa. Ví dụ như mình lỡ gây ra một vết thương cho người, mình đã hối lỗi và hết lòng chạy chữa nhưng vết thương thì cần một thời gian mới lành, thậm chí lành rồi vẫn còn sẹo.

Từ nhân đến quả là một quá trình diễn tiến rất phức tạp. Không đơn thuần là nhân-quả mà là các chuỗi nhân-duyên-quả chi phối, tương tác lẫn nhau trùng trùng điệp điệp. Thành ra, nếu sám hối và phục thiện mãnh liệt thì phước đức mới tạo ra (duyên) có thể tương tác đến quả, làm cho quả lệch hướng khác với nhân. Nhờ đó mà quả báo từ nặng có thể thành nhẹ, từ nhẹ có thể thành không.

Điều quan trọng là thái độ tiếp nhận quả báo nơi mỗi người. Các bậc Thánh đã liễu tri nhân-duyên-quả, tâm bất động và tuệ hằng sáng nên nếu dư tàn của quả báo còn sót lại, khi nó xảy ra thì chư vị hoan hỷ chấp nhận. Đặc biệt là những quả báo đã chín muồi sắp xảy đến thì không có gì ngăn cản nổi. Trường hợp xả báo thân của Tôn giả Mục-kiền-liên là một điển hình, ngài đã an nhiên thọ nhận quả báo. Nói cách khác, với các bậc Thánh thì có quả báo mà không còn ‘người’ thọ báo.

Còn đối với chúng ta, sám hối rồi thì thân tâm trong sạch, nhân tạo ác không còn nữa, nhưng quả báo ác thì cần nỗ lực làm phước để chuyển. Nên quan trọng là không tạo thêm nhân ác rồi tích cực làm phước, vun trồng điều thiện.

Chính phước đức trong hiện tại sẽ là duyên lành làm lệch hướng quả báo xấu. Cuộc sống hiện tại với nhiều cung bậc thăng trầm của mỗi cá nhân chính là trình hiện cụ thể, chân xác nhất nhân-duyên-quả của chính mình. Người con Phật luôn thấy rõ và tin chắc vận trình nhân-duyên-quả mà tinh tấn chuyển nghiệp.

Nhân ác quá khứ thì đã tạo, không thay đổi được. Những điều mà chúng ta có thể làm được là tạo ra nhân mới tốt, duyên mới thiện thì chắc chắn sẽ có quả báo lành. Nếu dư tàn quả báo xấu còn vương lại và xảy đến thì hoan hỷ chấp nhận.

Chính tuệ giác (thành quả của Giới-Định-Tuệ) sẽ soi đường cho người tu Phật tiếp cận, chấp nhận sự thật Khổ-Vô thường-Vô ngã để ‘Tâm bất biến trong dòng đời vạn biến’.

Chính tâm thiện và tấm lòng thành tâm sám hối mới hóa giải được oán nghiệp

Theo Giác Ngộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Giải phóng chính mình khỏi mọi niềm tin giới hạn

Hỏi - Đáp 09:20 27/04/2024

Hỏi: Tại sao cùng một bài giảng, cùng một câu chuyện hay cùng một vấn đề mà những người nghe lại tiếp nhận chúng theo rất nhiều hướng khác nhau?

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Xem thêm