Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lý Hồng Chí thần thánh hóa bản thân, nô lệ hóa người tập

Pháp Luân Công hoàn toàn không phải là một trong các pháp môn của Phật pháp, sự liên hệ với Phật giáo chỉ là sự ngụy biện tinh vi của Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công, nhằm mục đích thâu nạp cải đạo tín đồ Phật giáo và những người ảnh hưởng Phật giáo.

Trong bài báo này chúng tôi đưa ra các bằng chứng khẳng định rằng: Lý Hồng Chí sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo với nội dung xuyên tạc một mặt gây ngộ nhận cho người tìm hiểu rằng Pháp Luân Công là Phật pháp để dễ bề thâu nạp cải đạo những tín đồ và người ảnh hưởng của Phật giáo. Mặt khác Lý Hồng Chí thể hiện rõ các quan điểm bài xích Phật giáo, hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni. Bài báo cũng giải thích vì sao tín đồ Pháp Luân Công lại tích cực truyền bá, quảng cáo và cuồng tín Pháp Luân Công bất chấp mọi sự phân tích can ngăn của người thân, bạn bè và xã hội.
 
1. Lý Hồng Chí sử dụng từ ngữ thuật ngữ của Phật giáo, xuyên tạc kinh Phật
Nói về Lý Hồng Chí có lẽ phải kể đến quyển sách Chuyển Pháp Luân [1] được cho là tác phẩm quan trọng dẫn đường cho học viên Pháp Luân Công do Lý Hồng Chí viết, tiêu đề của quyển sách này có tên trùng với quyển kinh đầu tiên của đức Phật là “Kinh Chuyển Pháp Luân” [2]. Mục đích của việc đặt tên quyển sách của mình trùng với tên của quyển kinh đầu tiên do đức Phật thuyết làm gì?
Câu trả lời rõ ràng nhất cho thấy dã tâm của Lý Hồng Chí được tìm thấy trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Lý Hồng Chí đã khẳng định rằng Đức Thích Ca Mâu Ni Phật không chuyển Pháp Luân mà hắn chính là kẻ chuyển Pháp Luân:

Trích:

Đệ tử: Pháp Luân Thánh Vương mà Ngài nhắc tới trong bài giảng trước kia có phải cùng là một với Pháp Luân Thánh Vương mà Thích Ca Mâu Ni nhắc tới trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa không?

Sư phụ: Trong lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni xác thực đã nhắc tới Pháp Luân Thánh Vương. Trước đây Phật Thích Ca Mâu Ni nhiều lần giảng những chuyện về Pháp Luân và Pháp Luân Thánh Vương; người đời sau khi nhớ lại những sự tình mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ấy, thì đã không thể phản ánh chúng ra một cách toàn diện.

Cho nên người đời sau cũng không thể lý giải nguyên nghĩa mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, gây ra hiểu lầm. Sau lại còn sinh ra lối nói nào là ngân luân, thiết luân, đồng luân..., đều là người đời sau biên tạo ra.

Thuyết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Pháp Luân như thế như thế; [kỳ thực] việc này Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn không giảng rằng chính mình chuyển Pháp Luân. [Mà là] Phật Thích Ca Mâu Ni dự kiến tương lai một việc như vậy sẽ xảy ra mà [Ông] nhìn được, biết được."

(Trích tại Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân Pháp Giải, Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu)

 
Đây là một sự xuyên tạc kinh Phật nhằm cải đạo tín đồ Phật giáo. Thật vậy theo kinh Phật, Chuyển Pháp Luân nghĩa là là quay bánh xe chánh pháp để đưa tâm trí của chúng sanh đến Niết Bàn an vui [3]. Chuyển Pháp Luân vốn là một khái niệm rất phổ biến trong đạo Phật, ví như hai lần sau: 
- Lần thứ nhất, bài Pháp đầu tiên Ðức Phật thuyết giảng cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển sau khi Ngài đắc đạo. Bài Pháp này tóm tắt các điểm chính yếu của Ðạo Giải Thoát, đó là Tứ Diệu Ðế và Bát Chánh Ðạo, nội dung của nó nằm trong quyển kinh cơ bản của đạo Phật mà ngày nay chúng ta gọi là kinh Chuyển Pháp Luân [1].

- Lần thứ hai, đức Phật Chuyển Pháp Luân trong khi ngài thuyết giảng về kinh Diệu Pháp Liên Hoa:
Trích:
“10. Xưa ở thành Ba Nại
Chuyển pháp luân Tứ đế
Phân biệt nói các pháp
Sanh diệt của năm nhóm
Nay lại chuyển pháp luân
Rất lớn diệu vô thượng.” 
(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Hòa thượng Thích Trí Tịnh việt dịch, phẩm Thí Dụ)
 
Bài liên quan
Mặc dù Pháp Luân Công tuyên truyền phi tôn giáo, nhưng Lý Hồng Chí lại tự nhận bản thân mình có khả năng siêu nhiên qua thuật ngữ Pháp Thân của Phật giáo (qua nghiên cứu cho thấy thuật ngữ Pháp Thân của Lý Hồng Chí chính là thuật ngữ Phân Thân của Phật giáo). Lý Hồng Chí sử dụng khái niệm Pháp Thân đến 67 lần trong quyển sách Chuyển Pháp Luân, xem tại [4].
 
Một biểu hiện rõ ràng nhất là trong toàn bộ các tác Phẩm của Lý Hồng Chí là mặc dù luôn nhắc đến những gì liên quan đến Phật giáo, câu chuyện Phật giáo, nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni nhưng viết không có bất kỳ một trích dẫn nào, do Lý Hồng Chí cố ý muốn xuyên tạc kinh sách Phật giáo lừa tín đồ Phật giáo.
 
Trong các tác phẩm của mình Lý Hồng Chí nặn ra các loại bánh vẽ rằng ai tập Pháp Luân Công, ai theo Pháp Luân Công sẽ biết về quá khứ, biết về tương lai, sẽ trở thành thần thành Phật, thành đại giác giả, lên cao tầng...
Ví dụ, trích: “Tôi đã một lần khảo sát rất kỹ lưỡng, phát hiện rằng nhân loại đã có 81 lần [rơi vào] trạng thái huỷ diệt hoàn toàn; chỉ có một ít người sống sót; lưu lại theo một chút văn hoá tiền sử vốn có từ đầu, [họ] tiến vào một thời kỳ [mới], sống cuộc sống nguyên thuỷ.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 10). 
Ví dụ, trích: “Tại đây chúng tôi khai thiên mục cho mọi người; nhưng không khai mở tại [tầng] thiên nhãn thông hoặc thấp hơn. Tại sao? Tuy rằng chư vị ngồi đây đã bắt đầu tu luyện rồi, nhưng chư vị rốt ráo cũng mới vừa từ người thường mà bước lên, còn có nhiều tâm chấp trước của người thường chưa hề vứt bỏ. Nếu khai mở tại [tầng] thiên nhãn thông hoặc thấp hơn, thì chư vị sẽ xuất hiện cái mà người thường coi là công năng đặc dị, chư vị sẽ cách tường khán vật, thấu thị nhân thể.” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 25). 
 
Ví dụ, trích: “Đệ tử: Pháp Luân Công có thể khiến bản thân con tu thành chính quả hay không? Thầy: Đại Pháp vô biên. Chính là tu tới tầng thứ Như Lai, cũng không phải đỉnh cao nhất. Chúng ta là chính Pháp, chư vị cứ tu đi! Điều đắc được đều là chính quả.”
 
Để che đậy ý đồ bá chủ của mình, che đậy sự lừa đảo của mình, Lý Hồng Chí đã sử dụng các thuật ngữ như “Chân Thiện Nhẫn”, “tâm không được chấp ”, “đề cao tâm tính”... Nghĩa là tập Pháp Luân Công có khả năng thần thông quảng đại như vậy đó, nhưng các vị không được ham hố những điều đó, các vị phải thực hành Chân Thiện Nhẫn, tâm không chấp trước, phải đề cao tâm tính.
 
Để nói về sự lừa đảo của Lý Hồng Chí gây ra sự ngộ nhận cho tín đồ và những người chịu ảnh hưởng của Phật giáo phải kể đến mở đầu quyển sách Pháp Luân Công và Chuyển Pháp Luân, Lý Hồng Chí viết: “Phật pháp tinh thâm nhất, là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới” những ai mới đọc đều nghĩ rằng Lý Hồng Chí đang cổ xúy Phật pháp, cổ xúy Phật pháp do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tìm ra, cổ xúy những chân lý của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nhưng thực ra đây là một thủ đoạn tinh vi nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo và những người ảnh hưởng của Phật giáo.
 

CẢNH BÁO:

Hiện nay mở đầu quyển Chuyển Pháp Luân và Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí đã thay cụm từ “Phật pháp tinh thâm nhất” bằng từ “Đại Pháp là trí huệ của sáng thế chủ” [5].

 
Phật pháp mà Lý Hồng Chí muốn đề cập đến chính là những thứ mà bản thân Lý Hồng Chí thêu dệt, "vị phật" ở đây không ai xa lạ chính là Lý Hồng Chí, kẻ tự cho rằng mình sáng tạo ra thế giới Pháp Luân mà Bồ Tát, La Hán của thế giới này còn to hơn cả Phật của thế giới khác, thậm chí Lý Hồng Chí cho rằng sau khi giác ngộ dưới cội bồ đề Phật Thích Ca mới chỉ bán khai ngộ, cuối đời mới đạt tầng Như Lai còn Lý Hồng Chí là kẻ hiện đang giảng Pháp tại cao Tầng (xem sách Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải, và sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí). Nói về việc xuyên tạc kinh sách Phật giáo, bài xích hạ thấp Phật Thích Ca của Lý Hồng Chí thì không sao mà kể hết.
 
Một ví dụ về việc Lý Hồng Chí xuyên tạc hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni là việc ông ta nói “cả đời Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp sau đó xét lại đều là rất thấp, cuối đời Thích Ca Mâu Ni mới đạt tầng Như Lai”. Ví dụ đức Phật nói “cả đời ngài không nói gì khác ngoài những điều liên quan đến sự giải thoát” thì Lý Hồng Chí cắt bỏ đoạn cuối hoặc cố ý hoặc vô rằng cuối đời Thích Ca Mâu Ni nói “ta chưa từng thuyết pháp” để đưa ra cái lý thuyết cao tầng của ông rằng, ý của Phật Thích Ca là đừng hạn cuộc vào những gì ông (Phật Thích Ca Mâu Ni) nói, hãy đề cao lên “Cao Tầng” vượt qua tầng Như Lai (vượt qua cả đức Phật)... (xem Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 5,6)

Lý Hồng Chí đang sống cùng vợ và con, kẻ bài xích Phật giáo, hạ thấp Phật Thích Ca Mâu Ni được các trang web của Pháp Luân Công mặc cho áo cà sa của Phật giáo.

(Nguồn: http://photo.minghui.org/images/master_li_pics/E_fx_1.htm)

Lý Hồng Chí sử dụng rất nhiều thuật ngữ của Phật giáo với mục đích gây ngộ nhận cho mọi người rằng Pháp Luân Công là Phật pháp, là một trong 8 vạn 4 ngàn pháp môn của Phật pháp...
Sau đây là bảng tổng hợp thuật ngữ của Phật giáo đã được Lý Hồng Chí vay mượn gây ngộ nhận cho mọi người:

Bảng: Thuật ngữ vốn quen thuộc của Phật giáo. Số lần được Lý Hồng Chí sử dụng trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân nhằm gây ngộ nhận Pháp Luân Công là Phật pháp.
 Tên, khái niệm, thuật ngữ của Phật giáo
 Số lần sử dụng
 Thích Ca Mâu Ni  75
 Phật  500
 Phật giáo  100
 Phật tính  10
 Pháp Luân  134
 Pháp thân  67 
 Chấp trước (tâm chấp trước)  125

Bài liên quan
Mặc dù Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Luân Công không liên quan đến Phật giáo mà Lý Hồng Chí lại nhắc đến phật Thích Ca Mâu Ni đến 75 trong quyển sách Chuyển Pháp Luân. Thực chất không ngoài mục đích xuyên tạc những gì Phật Thích Ca Mâu Ni nói, hạ bệ Phật giáo, mượn lời đức Phật tuyên truyền mạt pháp... đến những tác phẩm gần đây Lý Hồng Chí và các trang web của Pháp Luân Công cho rằng bản thân mình là Cứu Thế Chủ, kẻ sáng tạo thế giới. Chú ý rằng về thuật ngữ của Pháp Luân Công sử dụng thì giống với thuật ngữ của Phật giáo nhưng mà nội dung thì khác nhau.
 
Lý Hồng Chí còn khiến cho tín đồ trở lên cuồng tín bởi hắn giảng rằng “Tu tại tự kỷ công tại sư phụ”. Thật là nực cười tín đồ Pháp Luân Công tập mất 120 phút nếu như sức khỏe cải biến thì... đều là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí tịnh hóa, đều là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí tiêu nghiệp, đều là do Lý Hồng Chí giúp đỡ. Ví dụ “Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân , trang 65), Lý Hồng Chí thần thánh bản thân mình, rằng các chữ trên quyển chuyển Pháp Luân đều có Pháp Thân của Lý Hồng Chí “Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi.” (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân , trang 174)... Tất cả đều nhằm mục đích tô vẽ, đề cao bản thân nhằm dễ bề lừa gạt, sai bảo, thậm chí là đẩy học viên của mình vào chỗ chết.
 
Các bạn có thể xem thêm một số phân tích về việc Lý Hồng Chí sử dụng nhiều thuật ngữ của Phật giáo với nội dung xuyên tạc, sử dụng rất nhiều thuật ngụy biện (ngụy biện dựa trên danh tiếng của những người có uy tín mà hắn hay gọi là Phật-Đạo-Thần, Đại Giác Giả để nói lên quan điểm của chính bản thân Lý Hồng Chí), Lý Hồng Chí bài xích hạ thấp các trường phái khí công, tôn giáo khác, và tự thần thánh bản thân mình (của Lý Hồng Chí) xem tại [6][7][8].
 
2. Các thủ đoạn tẩy não tín đồ của Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công
2.1. Phát Chánh Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng sản một thủ đoạn điều khiển kiểm soát chiếm đoạt bộ não tín đồ
Pháp Luân Công có một hoạt động quan trọng đó là Phát Chính Niệm, họ thực hiện trên phạm vi toàn cầu và đồng bộ. Một ngày 4 lần mỗi lần 10 phút đến 15 phút như thế sẽ dành từ 40-60 phút một ngày PHÁT CHÍNH NIỆM Phát Chính Niệm theo giờ Trung Quốc (6h sáng 6h tối 12h đêm 12h trưa theo giờ của Trung Quốc). Trong đó 5 phút đầu là tĩnh tâm. 5-10 phút sau là phát khởi cường lực một chữ "DIỆT" với cường lực diệt tất cả mọi không gian bằng tiếng tầu “Vô sở bất bao vô sở di lậu”. Nghĩa là: Diệt tận diệt tuyệt diệt hết không bỏ sót tại bất kỳ không gian ngõ ngách nào. Tín đồ Pháp Luân Công diệt cái gì? Họ diệt tà ác hắc thủ và lạn quỷ, thanh trừ tà linh Cộng Sản và hết thảy các nhân tố tà ác tại các không gian khác của Đảng Cộng Sản, xem tại [9].
 
Với hoạt động Phát Chính Niệm mật độ cao, và thời gian dài như vậy sẽ đến một lúc nào đó trong đầu tín đồ Pháp Luân Công chỉ còn ma quỷ, và lòng thù hận tà linh Đảng Cộng Sản, đặc biệt là Đảng Cộng sản Trung Quốc......Sử dụng tâm lý đó tổ chức Pháp Luân Công điều khiển tín đồ phát tờ rơi, rải truyền đơn, lập trang, lôi kéo thêm đồng minh tiêu diệt ma quỷ tiêu diệt tà linh, tiêu diệt tà linh cộng sản, xếp đồ hình, chụp ảnh quảng cáo khuếch trương thanh thế...... Họ hăng hái thực hiện như con thiêu thân.
 
Điều này có thể thấy rõ trên nhiều mặt báo Việt Nam với nội dung bắt quả tang đối tượng phát tán tài liệu tà đạo Pháp Luân Công. Sẵn bỏ tiền ra thực hiện các hoạt động khuếch Trương Pháp Luân Công, điều này có thể thấy rõ nếu các bạn search chữ Pháp Luân Công trên google chọn tìm kiếm hình ảnh. Họ bỏ qua tất cả mọi biện pháp giáo dục, phân tích từ gia đình người thân và bạn bè, điều này có thể thấy rõ nếu bạn đọc vào mục “nghiêm chính thanh minh” trên trang vn.minghui.org.
 
2.2. Lý Hồng Chí tuyên truyền truyền bá Pháp Luân Công tăng thêm công đức
Một lý do khác giải thích vì sao tín đồ Pháp Luân Công lại tích cực truyền bá Pháp Luân Công như vậy? Vì Lý Hồng Chí có giảng là càng truyền bá Pháp Luân Công, càng mở điểm luyện công, càng lôi kéo được người tham gia thì công đức càng cao, càng tăng thêm uy đức. Như vậy rõ ràng là Lý Hồng Chí đã dùng cái gọi là Công Đức để đánh vào lòng tham của những người đã tham gia, dùng họ để lôi kéo những người chưa tham gia.
Trích: “Chư vị chỉ quản việc tu, chư vị dẫn được càng nhiều người tới học, có thể nói chư vị công đức vô lượng. Bằng như là trợ giúp Sư phụ truyền Pháp” (Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998) [10]
 
Trích: "Chư vị đã biết máy điện toán, đột phá phong toả Internet, đang giảng chân tướng trên Internet; tất nhiên còn có những kỹ năng khác nữa; đều là thế cả. Thực tại thì [ai] không biết [làm] gì, thì phát tài liệu trên phố, uy đức cũng như nhau" (Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, giảng pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005) [11].
 
Chẳng những thế Lý Hồng Chí còn hứa cho tín đồ Pháp Luân Công thành Thần, các thần còn phải ngưỡng mộ tín đồ Pháp Luân Công.
 
Trích: "Đệ tử Đại Pháp’ là xưng hiệu vĩ đại, chư Thần, hết thảy các sinh mệnh trên thiên thượng đều rất hâm mộ, con người không thấy, [nhưng] Thần thấy rõ" (Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016) [8]
Trích: "Đệ tử Đại Pháp là chư Thần hạ thế có trách nhiệm trợ Sư cứu chúng sinh, gánh vác trách nhiệm cứu độ chúng sinh ở hạ giới" (Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016) [12]
 
2.3. Định hướng tâm trí tín đồ thông qua hàng trăm trang web Pháp Luân Công
Trong 5 bài công pháp của Pháp Luân Công, bài số 5 là tĩnh công. Khi tập bài tĩnh công này thường sinh ra các trạng thái ảo giác. Người tập thường nghĩ gì thì ảo giác sẽ thấy thế, cũng giống như chúng ta ngủ mơ. Nhưng tín đồ Pháp Luân Công được định hướng trên trang vn.minghui.org cho rằng đó là thật do vậy càng trở lên cuồng tín vào Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công.
Thêm một hoạt động tẩy não của tổ chức Pháp Luân Công đối với tín đồ là: Tổ chức Pháp Luân Công lập ra hàng trăm trang web với các nội dung định hướng dư luận, về các điều thần bí, bịa đặt, những câu truyện thần thoại cho đó là thật, thêu dệt ví dụ liên quan đến hoa Ưu Đàm [13][14].
 
Vài chục trang fanpage, quảng cáo Pháp Luân Công được lập ra với nội dung khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công, Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe, đề cao tâm tính. Tuy nhiên khỏi bệnh của Pháp Luân Công là như thế nào? Chúng ta cùng xem xét bài giảng của Lý Hồng Chí.
 
“Đệ tử: Sốt cao cảm mạo thì có thể luyện công không? Thầy: Tôi nói rằng chư vị từ lớp học này về sau đều là không có bệnh, chư vị có lẽ không tin, đồ đệ của tôi có lúc giống như cảm mạo, sốt cao thì đó là sao, đó là phản ánh của vượt quan, vượt nạn, cần đề cao tầng thứ. Bản thân họ đều minh bạch cả, mặc kệ nó thì tự mình có thể vượt qua.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 62)
Như vậy rõ ràng rằng tập Pháp Luân Công đâu có khỏi bệnh thần kỳ! Nếu có bệnh thì Lý Hồng Chí tuyên truyền rằng đó là vượt quan vượt ải.v.v...
 
2.3. Nô lệ hóa người tập thông qua lý thuyết “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”
Thời gian tập Pháp Luân Công 120 phút, thời gian phát chính niệm 40-60 phút, chưa kể một loạt các hoạt động như mở điểm luyện công, lập trang web, phát tán truyền đơn.......Tín đồ Pháp Luân Công bỏ rất nhiều công sực như vậy nhưng cuối cùng tất cả đều phải lệ thuộc vào Lý Hồng Chí bởi vì, Lý Hồng Chí giảng “Tu tại tự kỷ công tại sư phụ”. Trích: “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Sư phụ cấp cho chư vị một cái công [để] tăng công; [khi] cái công này phát huy tác dụng, [thì] đức, một dạng vật chất, quanh thân chư vị sẽ được diễn hoá trở thành công.”(Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 14).
 
Như vậy Lý Hồng Chí kẻ gắn mác Phật pháp cho Pháp Luân Công nhằm mục đích lừa đảo, thần thánh hóa bản thân và nô lệ hóa người tập.
 
Một điều đáng lưu ý đối với bạn đọc là Pháp Luân Công hoàn toàn không phải là một trong 84.000 pháp môn của Phật pháp chỉ là sự ngụy biện tinh vi của Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công, nhằm mục đích thâu nạp cải đạo tín đồ Phật giáo và những người ảnh hưởng Phật giáo. Các bạn có thể xem thêm vấn đề này tại [15].
 
Pháp Huyền - Pháp Quang
-
Tham khảo:
[1]-Kinh Chuyển Pháp Luân, wiki Việt
[2]-Sách Chuyển Pháp Luân, wiki Việt
[3]-http://thuvienhoasen.org/a12318/tim-hieu-y-nghia-tam-chuyen-phap-luan-thap-nhi-thanh
[4]-https://thuvienhoasen.org/a26996/ly-hong-chi-nguoi-sang-lap-phap-luan-cong-da-than-thanh-hoa-ban-than-thong-qua-thuat-ngu-phap-than-cua-phat-giao
[5]-http://vi.falundafa.org/book/zfl_html/lunyu.html
[6]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201702/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-P-2-25932/
[7]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201702/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-25887/
[8]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Ly-Hong-Chi-va-nhung-phat-ngon-gay-soc-P-3-26045/
[9]- http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-linh-phat-chinh-niem-va-thoi-gian-phat-chinh-niem-dong-bo-toan-cau.html
[10]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
http://vn.minghui.org/news/63458-giang-phap-tai-phap-hoi-bac-my-lan-dau-1998.html
[11]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005 http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_20051105.html
[12]-Lý Hồng Chí, 15 tháng Năm, 2016, Brooklyn, New York, Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016, http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
[13]- https://thuvienhoasen.org/a26950/phap-luan-cong-xuyen-tac-kinh-phat-ve-phat-di-lac
[14]- https://thuvienhoasen.org/a26950/phap-luan-cong-xuyen-tac-kinh-phat-ve-phat-di-lac
[15]- http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/201704/Phap-Luan-Cong-danh-trao-khai-niem-cai-dao-tin-do-phat-tu-26364/

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Phật pháp và cuộc sống 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Phật pháp và cuộc sống 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Phật pháp và cuộc sống 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật pháp và cuộc sống 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Xem thêm