Tìm hiểu phương pháp tu luyện của Phạm Thị Thiên Hà và nhóm giết người đổ bê tông tại Bình Dương
Trong cuốn Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải của ông Lý Hồng Chí, khi có đệ tử hỏi về việc diệt tà, ông Chí đáp: "Ma mà đại nghịch thì nên phải bị giết". Tìm hiểu cơ chế vận hành của phương pháp tu luyện này, ta sẽ hiểu vì sao Thiên Hà và các bị can có thể giết người thản nhiên như vậy!
Xin quý vị hãy kiên nhẫn đọc. Và hãy thấu hiểu vì sao Phật giáo phải lên tiếng nói. Bởi Lý Hồng Chí luôn dựa vào giáo lý Phật pháp để lợi dụng, chiếm hữu và phản lại. Điều ấy gây hại cho Phật giáo chân chính.
Qua điều tra của các cơ quan công an, các thủ phạm và nạn nhân trong vụ giết người đổ bê tông trước đó đều có quá trình luyện tập Pháp Luân Công tại địa phương nơi mình sinh sống.
Quý vị có thể hiểu thấu đáo, rốt ráo giáo lý của Lý Hồng Chí đến tận cùng là gì, tầng cao nhất là gì. Làm sao để quý vị khỏi ngộ nhận, ảo giác và gây tội ác mà không hề biết. Bài phân tích dưới đây của một học giả Việt Nam đã nhiều năm nghiên cứu Pháp Luân Công để xác định giáo lý của PLC có thật là Chân Thiện Nhẫn hay không.
Dư luận cộng đồng Pháp Luân Công vừa qua lên tiếng phản bác lại việc các hung thủ trong vụ giết người đổ bê tông ở Bình Dương là không thuộc về học viên của Pháp Luân Công, bởi giáo lý của PLC cấm sát sinh nên không thể giết người. Họ đề cao các giá trị Chân Thiện Nhẫn, vì vậy tuyệt đối không có bất kỳ việc dạy giết người nào cả.
Chúng ta thường nghe PLC đề cao Chân Thiện Nhẫn, nhưng tôi biết một nửa sự thật (Chân) thì sẽ không còn là sự thật nữa. Mỗi góc nhìn sẽ cho ra nhiều nhận định khác nhau, nhưng để hiểu rõ vì sao Hà lại hành động như thế, ta phải tìm hiểu kỹ ngọn nguồn tâm lý của Thiên Hà, dường như vụ án còn quá nhiều điều kỳ quặc và uẩn khúc khiến cần phải tìm lời giải thích.
Ở góc độ Pháp Luật thì Thiên Hà và các bạn đồng tu là những hung thủ nhẫn tâm. Ở góc độ cộng đồng PLC thì họ cho rằng nhóm này không phải là học viên và không liên quan gì đến PLC. Khi tìm hiểu sâu vào giáo lý và đứng dưới góc độ của Hà, dường như, Phạm Thị Thiên Hà và những người liên quan cũng có thể là những nạn nhân của Pháp Luân Công.
Vậy thay vì chỉ trích Phạm Thị Thiên Hà, bài phân tích dưới đây hy vọng sẽ cung cấp một góc nhìn từ chính giáo lý của Pháp Luân Công để phân tích một cách công bằng về cách tu luyện và tư tưởng của nhóm.
Phạm Thị Thiên Hà là một người có học hành tri thức, từng mở quán cà phê NewEpoch để các đồng tu PLC đến giao lưu hội họp (thậm chí tu luyện tại chính nhà Hà).
Thiên Hà đã tiến rất sâu trong quá trình tu luyện, nhất nhất theo giáo lý của Pháp Luân Công, với lòng nhiệt huyết vì đạo nên Hà đã đi nhiều nơi để cống hiến cho các hạng mục truyền bá của môn phái Pháp Luân Công cùng người mẹ ruột của mình.
Việc Hà tu luyện tới mức Tịch cốc (một điều mà ông Lý có giảng trong chương 7,8 cuốn Chuyển Pháp Luân). "Tịch cốc" là một từ của Phật giáo, nhưng Lý Hồng Chí đã đánh cắp và dạy đệ tử theo khái niệm của mình.
Vì sao nói Lý Hồng Chí không dạy sát sinh nhưng lại dạy diệt tà? Mà diệt tà ở đây không phải biểu tượng ý niệm như nhà Phật thường nói như diệt Khổ, diệt tham sân si, mà tà của PLC ở đây là sự hiện hữu có thật, là thực thể nguy hiểm.
Trong Pháp Luân Đại pháp nghĩa giải của Lý Hồng Chí có viết: "Ma mà đại nghịch thì nên phải bị giết". Ma ở đây là ai? Ma hình tượng, hay ma là người thật? Đại nghịch là như thế nào?
1. Vậy ai là "ma quỷ", bị "quỷ nhập hồn" cần DIỆT?
Theo lời dạy của Pháp Luân Công, những người can thiệp vào việc tập luyện Pháp Luân Công đều là "ma quỷ", bao gồm cả con người và tổ chức nào dám tẩy chay việc truyền bá của giáo phái. Ông Lý Hồng Chí cũng gọi họ là "tà ác", "cựu thế lực", "lạn quỷ", "những con ma phá hoại Đại Pháp" hay "quỷ Satan"...
Những bài viết cực kỳ tinh vi như: "Ma quỷ đang cố gắng lấy cắp thời gian của các học viên Đại Pháp" phân tích có những người nào được gọi là ma quỷ cần loại trừ: Đó là những người can nhiễu tới học viên, quỷ là người phỉ báng buổi biểu diễn Thần Vận, quỷ kỳ thị học viên, quỷ làm xã hội truyền thông và chính phủ can nhiễu học viên... là những đối tượng cần DIỆT.
Nhiệm vụ của các học viên là phải Phát chính Niệm (DIỆT) quỷ: "Ở đây, tôi muốn nhắc nhở các học viên rằng, trước khi chúng ta làm bất cứ việc gì để chứng thực Pháp, xin hãy chú ý tới việc phát chính niệm để loại bỏ những con quỷ này, để giảm thiểu những can nhiễu và tổn thất không đáng có. Đồng thời chúng ta phải phối hợp cùng nhau, nếu không chúng ta sẽ để cho tà ác dùi vào sơ hở. Nhiều thời gian sẽ bị lãng phí và thậm chí sẽ ảnh hưởng tới tiến trình chính Pháp. (minhhui.org)"
Một số người tu luyện Pháp Luân Công nhưng vô tình chết bất đắc kỳ tử ngay sau đó. Để che giấu lời nói dối của mình rằng "những người tu luyện thật sự sẽ không bị bệnh hoặc gặp nguy hiểm", ông Lý Hồng Chí đã gọi họ là "ma quỷ".
Ông Lý nói, "Khó phân biệt ra nhất chính là loại ma như vầy, lực phá hoại của chúng rất lớn. Nó cũng tới học Pháp Luân Đại Pháp cũng nói Pháp Luân Đại Pháp là tốt... Sau đó đột nhiên chết đi hoặc đi theo đường ngược lại, chúng là đến phá hoại Pháp Luân Đại Pháp" . (Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải)
2 .Tại sao Pháp Luân Công lại xúi giục những tín đồ của mình "diệt trừ ma quỷ"?
Ông Lý Hồng Chí nói, [Động vật] không chỉ [làm] phụ thể, [nó] còn [có thể] giết nguyên thần của con người, nó chui vào nê hoàn cung của người ta, ngụ ở đấy. Nhìn bề ngoài thì là một người, nhưng nó không phải là người; (Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ ba, phụ thể).
PLC cho rằng, người càng tu luyện lên cao tầng, sẽ bị càng nhiều thế lực tà ác cản phá, nên cần bị DIỆT trừ, vậy nên họ coi giết người là Chính Pháp, chứ không phải là vấn đề tu luyện cá nhân.
"Vấn đề can thiệp của các thế lực tà ác chắc chắn sẽ nảy sinh khi một người đang tu luyện lên cao tầng". (Trung Quốc Pháp Luân Công, phiên bản sửa đổi).
"Nếu như tà ác đã đến mức không thể cứu không thể giữ, thì có thể chọn lấy các phương thức tại các tầng khác nhau để ngăn chặn và diệt trừ... Tận trừ tà ác là vì Chính Pháp, chứ không phải là vấn đề tu luyện cá nhân". (Nhẫn vô khả Nhẫn)
Vậy chữ Thiện trong Chân Thiện Nhẫn ở đây, chỉ là khẩu hiệu chỉ là bề ngoài, bề mặt của PLC. Học viên vẫn có thể nhân danh Chính Pháp của PCL để DIỆT người, trừ tà, nếu như xem ai đó là Ma Quỷ hay Ma Phá Hoại Đại Pháp. Đây phù hợp với lời giảng của Pháp Luân Công.
3. Phạm Thị Thiên Hà chỉ đang thực hành theo đúng lời giáo huấn của Pháp Luân Công
Vậy Phạm Thị Thiên Hà có cực đoan không? Câu trả lời là Không! Bởi vì sự cực đoan bắt nguồn từ chính giáo lý của PLC rồi.
Nếu trong giáo lý Phật giáo, Đức Phật không cho phép tu Tịch Cốc. Khi giảng thuyết Bốn Đế ở vườn Lộc Uyển gần Bénarés, Phật khuyên nên tu theo phép Trung Đạo, một mặt không được đam mê thú vui nhục dục, mặt khác cũng không được ép xác khổ hạnh đến nỗi thân bị yếu sức, tinh thần mỏi mệt. Phật giáo không chủ trương tịch cốc. “Chí tôi muốn tới lâm tuyền, Quyết phương tịch cốc, liễu đường tử sinh.”
Còn Tịch Cốc của Pháp Luân Công mà Phạm Thị Thiên Hà đang tu luyện là gì?
Theo bài giảng thứ 8 cuốn Pháp Luân Công, ông Lý cho rằng:
Nếu chư vị thật sự muốn tịch cốc, chư vị cứ thử tu. Theo tôi được biết, thông thường khi sư phụ truyền công lên cao tầng, nếu thật sự đưa người lên, [và] tại pháp môn của ông có tịch cốc, thì có thể xuất hiện hiện tượng ấy, nhưng ông không thể phổ cập [rộng rãi], thông thường đều mang đồ đệ đi mật tu, tu đơn độc.
Điều này có nghĩa là Lý Hồng Chí úp úp mở mở, khuyên người ta chưa tới tầm Tịch cốc thì đừng có tu. Trong đoạn trên, có từ ông. Ông chính là Đại Pháp, chính là Lý Hồng Chí. Phiên bản mới ngay mở đầu của Chuyển Pháp Luân Công, thay vì viết là Phật Pháp Tinh Thâm nhất, thì Lý Hồng Chí viết: "Đại Pháp là trí tuệ của sáng thế chủ, ông là căn bản của khai thiên tịch địa...". Cuối cùng, ông là Đại Pháp, ông là sáng thế chủ, ông chính là Lý Hồng Chí".
Phải chăng vì thế mà Phạm Thị Thiên Hà cùng các bạn đồng tu đã "bế quan tỏa cảng" luyện công đến tầng nhất định, như Chuyển Pháp Luân có ghi rõ: Tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau, Thiên Hà luôn thấy mình như người đầu lĩnh đưa đồ đệ đi mật tu, tu đơn độc và theo quy chế của pháp môn là ăn uống kham khổ, thậm chí chỉ ngồi thiền định mà không ăn không uống, dẫn tới một số người không chịu nổi, có khuynh hướng trái ý dẫn đến bị sát hại?
4. Lý Hồng Chí còn nói về việc các sinh mạng bị học viên giết sẽ được sống trong thế giới thần tiên, nếu như học viên trở thành Phật trong tương lai.
Khi trả lời về vấn đề sát sinh, ông Lý nói:
"Đồng thời, có một bộ phận sinh mệnh bị chư vị làm hại sẽ ở trong thế giới tương lai chư vị viên mãn trở thành chúng sinh của thế giới của chư vị, sẽ biến chuyện này trở thành việc tốt. Nếu các sinh mệnh bị làm hại họ biết được: “Ồ, mình sẽ đến thế giới của Phật”, thì họ sẽ vươn cổ ra để cho chư vị giết họ, họ sẽ rất vui mừng để cho chư vị giết họ". (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ).
Có nghĩa là theo lời ông Lý Hồng Chí: Người bị giết giống như ta hóa kiếp gà cho hết kiếp này sang kiếp khác tốt hơn như dân gian thường niệm cho đỡ cảm giác tội lỗi. Nghe những câu này mà các học viên của Pháp Luân Công cũng hoan hỷ vỗ tay thì không thể hiểu nổi họ có còn minh mẫn nữa hay không?
Quả là qua những lời truyền bá thiện lành, tốt đẹp, vẫn còn một nữa sự thật chúng ta chưa hề được biết! Câu hỏi đặt ra là, tại sao cả trăm triệu người theo môn phái này (điều được PLC quảng cáo) lại không hề đặt câu hỏi chất vấn hay phản đối ông Lý về những lời giảng trên? Chắc không ai có thể trả lời được, vì họ đều bảo : Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo! Như một ám thị trong tu luyện khiến học viên dần dần mất hết lòng trắc ẩn.
5. Tại sao học viên Pháp Luân Công không thấy ghê sợ khi họ giết người, thậm chí là còn tu luyện với xác chết một thời gian rồi mới bỏ đi? Họ nghĩ gì về sinh mạng con người?
Pháp Luân Công tuyên truyền rằng "nguyên thần là bất diệt", tuyên bố rằng khi một người chết, chỉ nhục thân của anh ta được trút ra và anh ta cảm thấy vô cùng tuyệt vời; rằng khi một học viên đạt đến trình độ Viên Mãn, người đó có thể vào thiên giới mà không mang theo nhục thân của mình.
Ông Lý Hồng Chí nói rằng, "Chúng tôi từ cao tầng mà nhìn, thấy khi con người chết rồi, nhưng nguyên thần bất diệt" . (Chuyển Pháp Luân).
"Con người chết đi ấy chỉ là một tầng phân tử lớn nhất, chính là cái xác người này, tầng phân tử bề mặt này đã chết đi ở không gian này, đã thoát rớt ra, còn thân thể thật sự của chư vị vốn cấu thành từ vật chất vi quan lẽ nào sẽ chết?" (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân).
"Chính là khi người ta vào đúng tích tắc đang chết ấy không có cảm giác sợ hãi, mà hoàn toàn trái lại đột nhiên cảm thấy một loại cảm giác giải thoát, có một loại cảm giác hưng phấn tiềm tại; có người cảm thấy lập tức không còn sự câu thúc của thân thể nữa, nhẹ nhàng phiêu đãng bay lên một cách rất tuyệt đẹp". (Chuyển Pháp Luân)
"Ở vũ trụ này, quá khứ có rất là nhiều hình thức tu luyện và các thế giới thiên quốc của các thiên thể khác nhau, 99,9% họ đều là không cần thân thể". (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân)
Để đạt được sự Viên Mãn, ông Lý Hồng Chí đã yêu cầu những người theo ông từ bỏ chấp trước vào nhục thân.
"Nếu như chư vị thực sự viên mãn rồi, chư vị là đã tu thành một vị Thần rất lớn rồi, hoặc là vị Phật rất lớn ... chư vị đem trái đất nắm trong tay thì cũng không tốn chút sức lực". (Giảng Pháp tại Pháp hội Châu Âu)
"Do vậy khi tu thành trong tương lai, họ muốn gì giơ tay lập tức được ngay, cần gì có nấy, muốn làm gì thì làm được nấy, trong thế giới của họ cái gì cũng có". (Chuyển Pháp Luân)
"Có thể buông bỏ sinh tử, thì chính là Thần; không thể buông bỏ sinh tử, thì chính là người". (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu)
Bị chuốc độc bởi lời thuyết giảng của ông Lý Hồng Chí, nhiều tín đồ Pháp Luân Công sẵn sàng tin chắc vào những điều ngụy thuyết của ông ta, vì vậy họ không trân trọng cuộc sống hiện tại của họ mà chỉ mang lấy cơ thể của họ như là "túi da người thấp hèn". Theo đó, để đạt được Viên Mãn, một số tín đồ thậm chí đã tự kết liễu đời mình. (https://thanhnien.vn/thoi-su/nhung-bien-tuong-cua-phap-luan-cong-1084366.html)
6. Một tổ chức nhấn mạnh chữ “灭” (mia, diệt) thì có thể gọi là Thiện, là Nhẫn được không?
Lời kêu gọi Phát chính niệm để diệt trừ tà ác của ông Lý Hồng Chí dạy học viên Pháp Luân Công là gì? Tại sao lại phải trì chú vào chữ DIỆT?
Đó là lời kêu gọi phát chính niệm DIỆT TÀ 4 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút, là một trong 3 yêu cầu phải thực hiện của một học viên PLC. Đây cũng chính là tiền đề chính nuôi dưỡng ác tâm trong lòng mỗi học viên.
"Theo lệ phát chính niệm đồng bộ toàn cầu, sau khi thanh lý bản thân xong, vào mỗi điểm giờ đúng, mỗi lần tối thiểu 5 phút, tất cả các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới, đều suy nghĩ trong tư tưởng như sau:
1: Thanh trừ hết thảy tà ác đang phá hoại Đại Pháp, “vô sở bất bao, vô sở di lậu” (không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót);
2: Cũng có thể nhắm vào một hai mục tiêu cụ thể;
3: Mặc niệm khẩu quyết Chính Pháp của Sư phụ — “Pháp Chính càn khôn, tà ác toàn diệt” [法正乾坤、邪恶全灭] — cũng có thể tuỳ nhu cầu bản thân mà niệm thêm “Pháp Chính thiên địa, hiện thế hiện báo” [法正天地、现世现报], (lưu ý: các khẩu quyết cần phải niệm theo khẩu âm tiếng Hán phổ thông, không phải tiếng Việt hay tiếng khác);
4: Mặc niệm khẩu quyết xong, cần tập trung niệm lực cường đại để niệm một chữ “DIỆT” [灭 hoặc 滅]; chữ “DIỆT” này lớn mạnh mẽ và to như cả vũ trụ thiên thể, hết thảy các không gian đều “vô sở bất bao, vô sở di lậu” (không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót); khi nhập tĩnh thì có niệm lực mạnh mẽ, đặt chắc vào một chữ “DIỆT” to lớn; chú ý không được ngủ qua đi mất, nếu không thì dẫu ngồi lâu đến mấy cũng không có hiệu quả.
Ở câu khẩu quyết thứ 2: Pháp chính thiên địa, hiện thế hiện báo mục đích cầu cho một mục tiêu cụ thể phải chịu báo ứng ngay trong đời này.
Nếu các bạn đọc kỹ, sẽ thấy rất nhiều hình ảnh, ảo giác xuất hiện trong các học viên Pháp Luân Công. Thế nên việc Phạm Thị Thiên Hà giết người không ghê tay, cũng là do các ảo giác hoang tưởng việc diệt quỷ dữ trong người hai nạn nhân kia, được coi là việc “Trợ Sư Chính Pháp”. Chúng ta biết, Pháp Luật quy phạm hành vi con người, nhưng một khi tín tâm quá lớn gây xuất hiện ảo giác, hành vi của người ấy sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ Pháp Luật.
Giả sử, cơ quan Pháp Luật chưa phát hiện, thì chị Hà và nhóm đồng tu vẫn thản nhiên trước thi thể của hai nạn nhân, và truyền bá tu luyện PLC vẫn tiếp tục, bởi vì họ đều nghĩ hai người ấy là: “ma quỷ”, còn họ thì đang Diệt Tà, một việc bình thường của môn phái.
7. Phạm Thị Thiên Hà có bị tẩu hỏa nhập ma?
Theo quan niệm của Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, bài giảng 6, khẳng định tẩu hỏa nhập ma không tồn tại. "Trong giới tu luyện có một thuyết, gọi là ‘tẩu hoả nhập ma’; ảnh hưởng trong quần chúng cũng rất lớn. Đặc biệt có một số người quảng bá chuyện này rất rầm rộ, làm một số người không dám luyện công nữa. Người ta hễ nghe thấy nói rằng luyện công rồi sẽ [bị] tẩu hoả nhập ma, liền sợ quá không dám luyện nữa. Kỳ thực, tôi nói với mọi người rằng, tẩu hoả nhập ma hoàn toàn không tồn tại." (Chuyển Pháp Luân)
Ở một pháp môn rao giảng như vậy, thật khó để học viên có thể quay đầu suy xét bản thân mình. Ở một ranh giới mà Đúng - Sai không còn phân định được nữa, chỉ còn tinh thần vì Đại Pháp mà thôi.
Theo góc độ giáo lý của PLC, thì Phạm Thị Thiên Hà không thể tẩu hỏa nhập ma. Bởi Thiên Hà vững tin mình đang hành đạo đúng chính pháp, chứ không phải là phạm tội. Mà theo giáo lý Pháp Luân Công, đó là những người tu đến 1 tầng nhất định, mới làm như vậy được.
Hà cho rằng, bạn đồng tu của mình bị tà nhập, quỷ nhập, và không tuân theo nội quy pháp môn, nên Hà phải DIỆT anh ta. Hà đang làm theo đúng pháp môn tu tập của mình.
8. Chính sư phụ của Pháp Luân Công cũng dẫn chứng về việc ai cản ông ấy sẽ bị DIỆT. Vậy nên học viên noi theo?
Ông Lý Hồng Chí đã tuyên bố rằng ông đã giết một sinh mạng mà ông ta cho rằng người ấy đã phá hoại Đại Pháp.
- Chuyển Pháp Luân, Bài Giảng Thứ 5, Khai Quang
Cũng có [kẻ] không tốt; không tốt thì chúng ta cũng cần xử lý. Ví dụ, lần đầu tiên tôi đến Quý Châu truyền công, trong lúc ở trên lớp, thì có một người đến tìm tôi, nói rằng lão sư gia anh ta muốn gặp tôi, rằng sư gia của anh ta tên là như thế như thế, đã tu luyện rất nhiều năm. Tôi nhìn một cái thì thấy người này mang theo âm khí, rất không tốt, mặt vàng như sáp. Tôi bảo tôi không gặp ông lão ấy, không có thời gian, từ chối thẳng. Kết quả ông lão đó không vừa ý, [và] bắt đầu phá quấy tôi, hàng ngày phá rối. Tôi là người không thích đấu với người ta, tôi cũng không thèm đấu với ông lão ấy. Ông ta quăng đến cái gì không tốt thì tôi thanh lý, thanh lý hết xong, tôi lại truyền Pháp của mình.
Quá khứ vào triều Minh có một người tu Đạo, khi tu Đạo bị mắc phụ thể là rắn; sau đó người tu Đạo tu không thành kia chết đi, và con rắn này đã chiếm hữu thân thể của người tu Đạo ấy, rồi tu xuất được hình người. Ông sư gia của anh kia chính là hình người mà con rắn kia tu thành. Vì bản tính của ông ta không đổi, [ông ta] lại hoá thành con rắn lớn đến phá rối tôi. Tôi thấy vậy là thái quá, tôi bèn bắt nó trong tay, dùng một loại công mạnh mẽ phi thường, gọi là ‘hoá công’, hoá phần nửa dưới của nó, hoá thành nước; nửa thân trên của nó bỏ chạy về.
Một hôm trạm trưởng trạm phụ đạo Quý Châu của chúng ta được đồ tôn của ông ta tìm đến, nói rằng sư gia muốn gặp bà. Bà trạm trưởng đến, vào đến hang động thì thấy tối đen không trông thấy gì cả; chỉ thấy một hình ảnh ngồi ở đó, mắt phóng ra ánh sáng xanh lục; hễ [ông ta] mở mắt thì động sáng, còn nhắm mắt thì trong động lại tối đen. Ông ta nói bằng thổ ngữ địa phương: ‘Lý Hồng Chí lại đến, lần này chúng tôi không có ai làm chuyện kia nữa; tôi đã nhầm. Lý Hồng Chí đến để độ nhân’. Đồ tôn hỏi ông ta: ‘Thưa sư gia, thầy đứng dậy đi, chân của thầy bị sao thế?’ Ông ta nói: ‘Tôi không đứng dậy được nữa, chân của tôi bị thương rồi’. Hỏi ông ấy bị thương ra sao, ông ta bèn bắt đầu kể về quá trình phá rối của mình. Đến Hội Sức khoẻ Đông phương năm 1993 tại Bắc Kinh ông ta lại phá rối tôi. Vì ông ta cứ làm điều xấu, ông ta phá hoại việc tôi truyền Đại Pháp, nên tôi đã triệt để tiêu huỷ ông ấy.
Sau khi tiêu huỷ, những sư tỷ, sư muội, sư huynh, sư đệ của ông ta đều muốn hành động. Lúc đó tôi nói với họ mấy câu; họ đều cảm thấy kinh hoàng, khiếp sợ lắm, không ai dám hành động gì nữa, và cũng hiểu ra chuyện này. Trong số họ một số [người] vẫn hoàn toàn là người thường, [mặc] dù đã tu một thời gian rất dài.
Hết trích!
Để kết thúc vấn đề này, ta hãy cùng ngẫm xem: Phải chăng nếu lúc trước không tu luyện PLC thì cuộc đời của Phạm Thị Thiên Hà, Nguyễn Ngọc Tâm Huyên... là những người có tri thức sẽ có một đời sống như những người bình thường khác. Một đời sống có gia đình, mẹ con, chồng con, sống và làm việc thiện cho mình và cho nhiều người thay vì thay mặt "chính pháp" PLC mà đi diệt người khác?
Nhưng sự thật trong hiện thực này dù đau lòng đến mấy, chúng ta cũng phải cố gắng nhìn nhận cho đúng và đừng bỏ quên lòng trắc ẩn của mình. Mà lòng trắc ẩn, là nguồn cội, nền tảng của đạo đức và hướng đi đúng đắn cho một con người trong bất kỳ xã hội nào, tự cổ chí kim. Bởi hung thủ, nạn nhân, cũng chỉ đều là nạn nhân của giáo phái họ theo, dẫn họ tới phạm tội mà họ vẫn cho rằng mình đúng "chính pháp" thì đây là bài học cảnh báo đau lòng nhất mà mọi người cần lưu ý!
-------------------------
*** Bài viết dưới góc độ cá nhân của người nghiên cứu PLC
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm