Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/03/2023, 11:50 AM

Ma Ba-tuần phá Phật sao vẫn làm vua cõi trời?

Thiên ma Ba-tuần luôn chống phá Phật pháp và những người tu Phật, trong tâm còn những hạt giống xấu ác như vậy thì sao được làm vua trời cao nhất của Dục giới? Tôi không biết là thiên ma Ba-tuần tu phước nghiệp gì mà sinh về cõi trời?

Hỏi: 

Trong quá trình học Phật, tôi được biết các cõi trời Dục giới gồm 6 tầng, cao nhất là trời Tha hóa tự tại do thiên ma Ba-tuần cai quản tất cả. Theo ý tôi nghĩ điều này có gì đó thật vô lý. Vì được sinh về cõi trời đều do nhân tu tập phước báo, nhất là hành thập thiện, nếu một vị chư Thiên khởi niệm xấu sẽ mất phước, bị đọa. Vậy thiên ma Ba-tuần luôn chống phá Phật pháp và những người tu Phật, trong tâm còn những hạt giống xấu ác như vậy thì sao được làm vua trời cao nhất của Dục giới? Tôi không biết là thiên ma Ba-tuần tu phước nghiệp gì mà sinh về cõi trời?

1

Đáp: 

Trong 6 tầng trời Dục giới (Tứ thiên vương, Đao lợi, Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại) thì Tha hóa tự tại là cõi trời cao nhất, chư thiên ở đây có phước báo về các phương diện như dung sắc, thọ mạng, sức mạnh lớn nhất. Tha hóa tự tại thiên có nghĩa, chư vị thiên ở cõi này thọ hưởng dục lạc thắng diệu của cõi trời từ nơi các vị thiên khác, biết được ý muốn của vị trời ấy nên hóa hiện ra để dâng lên. Ba-tuần là vị vua trời cõi này, ngoài việc cai trị cõi trời của mình còn thống lĩnh các cõi trời thấp hơn.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: Ba-tuần, Pāli là Pāpiya, Māra Pāpiya. Hán dịch nghĩa Ác giả là người ác, Sát giả là kẻ giết hại pháp thân huệ mạng của người thiện, lúc nào cũng theo phá những người tu tập Chánh pháp, nhất là những vị sắp chứng đạt Thánh quả. Ba-tuần còn gọi Ma vương, Thiên ma, kẻ phá Phật lúc sắp thành đạo.

Nói về nhân duyên phước nghiệp của các vị trời Dục giới: “Tất cả 6 cõi trời Dục giới, nguyên nhân hóa sinh lên đều do phước cả. Tùy thuộc cấp độ, toàn mãn hay không toàn mãn về tín (đức tin), giới (ngũ giới, bát quan trai giới), văn (nghe pháp), thí (bố thí, cúng dường), tuệ (biết nhân quả, thiện ác). Phước báo này cũng có thể phát sinh từ 10 nguyên nhân sinh phước: Bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, hồi hướng công đức, tùy hỷ công đức, thuyết pháp, nghe pháp, chuyển tà kiến thành chánh kiến. Cũng có thể do tu tập 10 nghiệp lành… Đúng là có vô vàn thiện sự để sinh lên các cõi trời nhưng quan trọng nhất là hai pháp tàm và quý, bỏ ác làm lành đã là điều kiện cần và đủ (HT.Giới Nghiêm, Giải về cõi trời).

Thiên ma Ba-tuần cũng vậy, được làm vua trời Tha hóa tự tại căn bản vẫn do phước quả dị thục thập thiện trong quá khứ tạo nên, chỉ trừ một việc là không tin vào Chánh pháp, chấp thủ tà kiến tự ngã và thường đoạn kiến sâu nặng, không muốn có người tu đắc đạo thoát khỏi luân hồi trong ba cõi. Tương đồng với phước nghiệp của thiên ma Ba-tuần xét kỹ trong nhân gian cũng không phải là hiếm. Đây là những người có tu tạo thiện nghiệp mà không gieo duyên với Phật pháp. Vì không tin Phật pháp, thêm chấp thủ tà kiến, không muốn mất quyến thuộc nên thiên ma thường phá hoại thành quả tu hành của người sắp đắc đạo. Không phải ngay lúc khởi lên niệm xấu liền bị đọa mà phải đợi đến khi hết phước trời, cộng thêm tội phá hoại Chánh pháp nên thiên ma Ba-tuần sẽ bị đọa vào cõi khổ trong vị lai.

Thành ra, tu nhân tạo nhiều nghiệp lành ắt sẽ hưởng quả dục công đức tương ứng nơi các cõi trời. Nhưng nếu chỉ làm lành, tạo nghiệp thiện to lớn mà không nương theo Chánh pháp, thậm chí không tin và phá hoại Phật pháp thì sẽ có phước quả cộng nghiệp với thiên ma Ba-tuần. Người đệ tử Phật thì lại khác, song hành với tu tập thiện nghiệp là tin sâu, hộ trì và thực hành Phật pháp, hồi hướng công đức phước báo về sau thành tựu giải thoát luân hồi trong tam giới, lục đạo. Nếu tái sinh làm trời (Dục giới hoặc Sắc giới) hưởng phước vẫn nương theo Chánh pháp tu học, cộng trú với các vị thiên tu hành tinh tấn đến ngày đắc đạo, giải thoát sinh tử luân hồi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm