Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật thành đạo?
Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Thái tử Tất Đạt Đa (tức Đức Phật Thích Ca sau này) chọn con đường trung đạo để tìm ánh sáng giác ngộ.
Bên dòng sông Ni Liên Thiền, dưới cội cây Bồ đề, Ngài phát lời đại nguyện: “Ta sẽ nguyện ngồi tu dưới gốc cây này, nếu không đạt đạo thì dù xương tan, thịt nát cũng không rời khỏi cội cây này”.
Trải qua 7 tuần lễ tu tập thiền định, quán chiếu nội tâm, dứt trừ tất cả phiền não và Ngài thấu tỏ hết tất cả mọi lẽ huyền vi của vũ trụ này. Và cuối cùng, đến đêm thứ 49, trong trạng thái đại định với tâm thanh tịnh, Ngài chuẩn bị bước vào ngôi vị chứng đắc thì Thiên ma Ba Tuần xuất hiện cản trở Ngài đạt đạo. Vậy Thiên ma Ba Tuần là ai? Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật? Để hiểu rõ về câu chuyện này, kính mời quý Phật tử cùng đón đọc bài viết dưới đây!
Thiên ma Ba Tuần là ai?
Trong bài Pháp thoại Kinh Mi Tiên vấn đáp bài 104 “Oai lực của Đức Phật thua Ma Vương?”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh giảng giải: “Ma Vương hay còn gọi là Ma Ba Tuần - tức là vua ma. Đây là thành phần chuyên cản phá thiện Pháp, làm cho thiện Pháp không tăng trưởng, dẫn dắt chúng sinh đi theo những ác pháp. Ma Vương trú ngụ trên cõi trời thứ sáu, cõi trời Lục Dục, cõi trời Tha Hóa Tự Tại”.
Thiên ma Ba Tuần phá Phật như thế nào? Tại sao ông lại phá Phật?
Thiên ma Ba Tuần phá Phật và lời tuyên bố của Đức Phật
Vào đêm thứ 49, khi Thái tử Tất Đạt Đa ngồi thiền dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, Thiên ma Ba Tuần đã đến quấy phá. Ma Ba Tuần đã hiện ra các cảnh trong ngũ dục để Thái tử khởi niệm ham muốn, ưa thích với mục đích cản trở Ngài thành tựu đạo quả. Khi ấy, Ngài chỉ tuyên bố: “Cái đấy ta bỏ rồi. Không cần nữa”; “Cái đấy ta vứt đi rồi. Nó là đờm dãi thôi”. Không chỉ dừng lại đó, Ma Vương còn cho con gái của ông ta đến quấy phá. Khi con gái của Ma Vương hiện đến, Ngài tuyên bố chân lý: “Ái là khổ, tham tài là khổ, tham sắc là khổ, tham danh là khổ”. Ngài tuyên bố rằng Ngài đã rời xa các dục và Ngài chứng đạo chỉ trong sát na.
Tại sao Thiên ma Ba Tuần lại phá Phật?
Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia cầu đạo là vì Ngài muốn tìm ra con đường chân hạnh phúc cho muôn loài chúng sinh. Vậy tại sao Ma Vương lại muốn cản trở Ngài thành đạo? Trong Pháp thoại Kinh Tam Bảo (phần 6), Sư Phụ từng giảng về vai trò quan trọng của vị Tỳ-kheo là khủng bố ma, phá trừ diệt ác: “Chư Tăng là trụ cột để chiến đấu với cái ác. Cho nên biểu tượng một vị Tỳ-kheo, một vị chư Tăng là biểu tượng của phá trừ, diệt trừ cái ác. Cho nên chư Tăng là chỗ dựa rất quan trọng, là nhân duyên cho các thiện Pháp phát khởi. Nhìn thấy bóng dáng chư Tăng, những người đau khổ, tuyệt vọng được an ủi, những người có khi đang hành ác chợt bừng tỉnh”.
Từ đó, Đại đức chia sẻ lý do Ma Vương đến phá Phật: “Ma Ba Tuần cũng có phước nhưng vì còn đắm say trong dục, cho nên nó cản phá các việc tu tập thanh tịnh. Nó làm cho thiện Pháp của người tu tập không tăng trưởng được. Ma Ba Tuần không chỉ đến ngăn cản chúng ta mà còn đến quấy phá Đức Phật”.
Đại đức cũng chia sẻ thêm: “Ma Ba Tuần không thích ai hơn và không thích ai mà thoát khỏi tầm của ông ấy cả. Cho nên Ma Ba Tuần chỉ có phá người tu đạo giải thoát. Còn chúng ta vui trong ngũ dục là Ma Ba Tuần rất thích lắm, cầm cờ dẫn đầu cho mình đi”.
Qua đó, chúng ta thấy rằng, những người tu tập chính Pháp thật cao quý. Và cao quý hơn cả đó là đệ tử xuất gia mặc áo Như Lai thanh cao, đang đi trên con đường giải thoát các dục chính là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh.
Tại sao ma Ba Tuần phá Phật Pháp mà vẫn được sinh làm vua cõi trời Dục giới?
Cõi Trời là một trong 6 cõi của lục đạo sinh tử luân hồi. Người được sinh về cõi Trời đều do nhân tu tập phước báo, trong đó có tu hành mười thiện nghiệp. Theo luật nhân quả, gieo nhân thiện sẽ hưởng quả báo thiện. Gieo nhân ác sẽ chịu quả báo ác. Nếu một vị chư Thiên khởi niệm ác sẽ bị mất phước, bị đọa.
Vậy tại sao Thiên ma Ba Tuần làm việc ác là phá Phật Pháp nhưng lại được làm vua cõi Trời Dục giới?
Để đại chúng hiểu rõ, Đại đức giảng giải: “Ma Ba Tuần trong tiền kiếp cũng từng làm rất nhiều việc thiện nên mới có phước được sinh lên làm vua của cõi trời. Đặc biệt gọi là cõi trời Tha Hóa Tự Tại ”. Tuy nhiên, Đại đức chia sẻ thêm: “Nhưng ông có cái tội là gì? Không tin Phật Pháp, chưa từng quy y Tam Bảo, chưa làm Phật tử, không tin Phật Pháp, tà kiến, chấp ngã, chấp thân kiến, chấp thường, chấp đoạn”.
Từ lời giảng của trên Đại đức, chúng ta đã hiểu được vì sao Thiên ma Ba Tuần đến quấy phá trong đêm Đức Phật thành đạo.
Thế nhưng, theo góc nhìn của đạo Phật, ma giúp chúng ta thành tựu tu tập công đức như Đại đức từng giảng: “Nếu không có ma thì chúng ta cũng khó thành Phật lắm! Không có chướng ngại, chướng nạn thì mình cũng không có được công đức đâu”.
Pháp giới này là pháp giới nhân duyên. Vì thế, có thể nói rằng, sự xuất hiện của Thiên ma Ba Tuần trong đêm thứ 49 chính là nhân duyên hội đủ để Đức Phật thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Mong rằng, với những ai chọn con đường mà Đức Phật đã đi, dẫu bao nhiêu gian nan cũng sẽ luôn kiên tâm vững bước cho đến ngày thành tựu đạo quả Bồ đề! Bởi như Đức Phật đã nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành”.
Tịnh Duyên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm