Một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ không?
Có một số Phật tử thường hiểu lầm câu hỏi sau đây, đó là một nhà sư có thể làm việc như một bác sĩ đối với cộng đồng Phật tử, hay không?
Muốn tâm thanh tịnh thì hãy niệm Phật
Vì, có một số nhà sư đã có kỹ năng về y học dược thảo, và biết những liệu pháp truyền thống khác, tuy nhiên, có bao giờ các nhà sư được giới luật cho phép cư xử như một vị bác sĩ không?
Đức Phật đã từng nói rằng: “Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh”, và câu nói nổi tiếng nầy đã thường được dùng để biện minh cho một nhà sư làm việc như một bác sĩ. Tuy nhiên, câu nói trên đã bị mang ra khỏi bối cảnh đúng đắn, điều nầy chúng ta sẽ hiểu rõ ràng hơn, ở phần giải thích dưới đây. Đoạn văn đầy đủ, được tìm thấy trong Luật Tạng, phần Đại Phẩm, chương 8, kệ 26, liên hệ đến câu chuyện xảy ra khi Đức Phật gặp một nhà sư, là một đệ tử của ngài đang bị bệnh kiết lỵ. Với sự giúp đỡ của Tôn Giả A-Nan (Ananda), Đức Phật đã lau rửa, và dọn dẹp sạch sẽ cho nhà sư bị bệnh. Ngay sau đó, Đức Phật đã thuyết pháp cho Tăng Đoàn:
“Nầy các Tỳ Kheo, các ông không có mẹ, các ông cũng không có bố để chăm sóc các ông. Nầy các Tỳ Kheo, nếu các ông không chịu chăm sóc lẫn nhau, thì ai sẽ là người chăm sóc các ông đây? Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh.”(Bản dịch từ Hiệp Hội Văn Bản Pali, Sách Về Giới Luật, Tập Số 4, Trang 432).
Đoạn văn đầy đủ trên đây cho chúng ta thấy rất rõ ràng rằng, khi Đức Phật nói “Bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải chăm sóc người bệnh”, ý nghĩa của ngài là các nhà sư phải chăm sóc cho các nhà sư đồng tu bị bệnh. Đức Phật không nói về các nhà sư làm việc như một bác sĩ cho các Phật tử.
Trong thực tế, Đức Phật nói nhiều lần rằng, các nhà sư làm việc như một bác sĩ cho các Phật tử, là có nghề nghiệp không đúng đắn (miccha-ajiva), đã đi ngược lại nghề nghiệp đúng đắn (Chánh Mạng), phần số năm của con đường cao quý có tám phần (Bát Chánh Đạo), và là đường lối làm việc mất giá trị (tiracchana-vijjā). Thí dụ, trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), bài kinh đầu tiên trong bộ kinh này, là bài Kinh cái lưới bao gồm các quan điểm của mọi người (Kinh Brahmajala, Kinh Phạm Võng), Đức Phật nói như sau:
27. “Có một số các nhà sư khổ hạnh, và các Bà La Môn, trong khi sống nhờ sự cúng dường thực phẩm của các Phật Tử, họ đã kiếm sống bằng nghề nghiệp không đúng đắn (miccha-ajiva), qua đường lối làm việc mất giá trị (tiracchana-vijjā), thí dụ như: lời hứa biếu tặng quà đến các vị thần để các nhà sư được ân huệ; sự thi hành các lời hứa nói trên; nghiên cứu và tin tưởng về ma quỷ; đọc các câu thần chú sau khi bước vào một ngôi nhà bằng đất; chế tạo thuốc cường dương, và thuốc bất lực; chuẩn bị các địa điểm và ban phép linh thiêng cho căn nhà; làm nghi lễ xúc miệng và lễ tắm gội thân thể; làm lễ cúng thần lửa; làm thuốc nôn ói ra, thuốc tẩy ruột, thuốc trị bệnh ho, và thuốc thông đàm; cung cấp thuốc đau tai, thuốc đau mắt, thuốc đau mũi, thuốc rửa mắt, và thuốc bom-mát (ointment) bán trên quầy thuốc; chữa bệnh mắt đục-thủy-tinh-thể, thực hành thuật giải phẫu, là bác sĩ nhi đồng; cung cấp thuốc chữa bệnh về thân thể, và thuốc bom-mát chữa-bệnh-da, để chống lại hiệu ứng của thuốc uống – trong khi Đức Phật, là nhà sư khổ hạnh Gotama (Cồ Đàm), ngài đã không-sống bằng nghề nghiệp không-đúng-đắn, ngài không-theo đường lối làm việc mất giá trị.” (trích từ bài Kinh cái lưới bao gồm các quan điểm của mọi người (Kinh Brahmajala), trang 61, bản dịch Anh Ngữ của Kandy, Hiệp hội Xuất bản Phật giáo).
Căng thẳng là nguồn gốc của bệnh trong thân và tâm
Do đó, rõ ràng là Đức Phật đã lên án bất cứ nhà sư nào, kiếm sống bằng cách làm việc như một bác sĩ cho các Phật tử.
Truyền thống đã được truyền xuống các nhà sư Phật giáo Nguyên Thủy, được mô tả trong bộ Samantapasadika (Bộ sưu tập các bài bình luận bằng tiếng Pali, trong Luật Tạng Của Phật giáo Nguyên Thủy), các bài bình luận tuyệt vời về Luật Tạng, biên soạn bởi ngài Phật Âm (Buddhaghosa) ở Tích Lan vào thế kỷ thứ 5. Bài bình luận đáng tin cậy nầy viết rằng, một nhà sư có thể kê toa và cung cấp thuốc cho các tu sĩ đồng tu (cho các tăng, và cho các ni), cho bố mẹ của mình, hoặc là cho những người chăm sóc bố mẹ mình, và cho bất cứ người Phật Tử nào sống ở trong tu viện Phật giáo, mà người Phật tử nầy phải là người chuẩn bị để thành nhà sư, hoặc phải là người giúp đỡ cho các nhà sư. Ngoài ra, một nhà sư có thể kê đơn, nhưng không được mua thuốc cho anh em, và chị em, cho cô dì và chú bác, cho ông bà, và cho bất cứ người du khách nào, cho những kẻ ăn cướp, cho những người bị thương trong chiến trận, và cho những người không-có thân-nhân đến tu viện để được giúp đỡ khẩn cấp. Nếu một nhà sư kê toa hoặc cho thuốc vượt ra khỏi luật định, ông ta vi phạm giới luật (là một hành-vi phạm-tội tác-ác dukkata, thể loại thứ 6 trong tổng số 7 thể loại tội – thể loại tội nhẹ nhất là tội ác khẩu số 7, thể loại tội nặng nhất là tội cực ác số 1). Hơn nữa, nếu nhà sư nầy kê toa, hoặc cho thuốc đến một Phật Tử với mục đích được đáp đền bằng quà tặng, ông ta đã vi phạm giới luật vì “làm hư hỏng gia đình người khác” (kuladusaka). Đấy là những gì được nói đến trong Lời Bình Luận Của Luật Tạng Samantapasadika, được tôn trọng trong tất cả các nước theo Phật Giáo Nguyên Thủy. Đoạn văn nầy cũng được tìm thấy trong phiên bản của Hiệp Hội Văn Bản Pali, Samantapasadika trang 469f (chỉ tiếc rằng đoạn văn nầy viết bằng tiếng Pali, và chúng ta chưa có bản dịch bằng Anh Ngữ).
Từ câu hỏi “Một nhà sư có thể làm việc như một vị bác sĩ không?”, chúng ta đã có câu trả lời từ một văn bản đáng tin cậy, cho chúng ta thấy sự cân bằng khôn ngoan, nhìn nhận nhiệm vụ của một nhà sư đối với bố mẹ của mình, nhìn nhận nhiệm vụ của mình đối với các nhà sư khác, và nhiệm vụ của mình đối với các Phật tử cùng sống với các nhà sư trong tu viện, và lòng từ bi của nhà sư đối với những người đến viếng thăm tu viện mà cần được ông giúp đỡ khẩn cấp. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, văn bản trên nói rằng, các nhà sư hãy ngăn ngừa việc nhận phần thưởng vật chất cho các dịch vụ nói trên. Hơn nữa, chúng ta cần nhớ rằng vai trò của một nhà sư Phật Giáo đối với các Phật tử, thì không phải là một vị bác sĩ chữa bệnh về thân thể, mà là một bác sĩ chữa bệnh về tâm, đấy chính là hành động của một nhà sư có lòng từ bi, an lạc và có trí tuệ.
Ajahn Brahmavamso - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm