Một nhà sư ở Cần Thơ hơn 20 năm cưu mang, lo cho sinh viên nghèo hiếu học
Hiện, chùa Pitu Khôsa Răngsây cũng là “ngôi nhà chung” của hơn 60 sinh viên đang theo học đủ ngành nghề tại các trường trên địa bàn Cần Thơ.
Đến với ngôi chùa Pitu Khôsa Răngsây, tọa lạc tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hỏi thăm về Thượng tọa Lý Hùng – Trụ trì chùa, ai ai cũng biết đến, bởi lòng nhân ái, chăm lo cho những sinh viên Khmer có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Nơi đây, không chỉ là điểm đến tâm linh của đông đảo Phật tử gần xa mà còn là nơi nuôi dưỡng ước mơ cho các thế hệ sinh viên con em người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn hiếu học ở khắp các tỉnh ĐBSCL.
Trò chuyện cùng em Danh Phước Tài, quê ở huyện Cờ Đỏ, là sinh viên năm thứ 4, ngành Kỹ Thuật Công trình xây dựng, trường Đại học Cần Thơ, em Tài nhớ lại những ngày đầu còn nhiều bỡ ngỡ, lo lắng, thiếu tự tin.
Vì hoàn cảnh khó khăn, nên em không dám nghĩ rằng mình được bước tiếp trên con đường đại học như hôm nay. Nhưng qua thông tin, em được biết Thượng tọa Lý Hùng, một sư thầy đã cưu mang giúp đỡ nhiều bạn sinh viên cùng hoàn cảnh như em.
Tịnh xá Ngọc Viên và câu chuyện về một nhà Sư làm ruộng
Nơi đây em không chỉ được ăn, ở miễn phí và còn được sư thầy chỉ dạy tận tình cả về đạo lý, vốn sống và được trao dồi thêm tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; nay em cảm thấy vững tin hơn, em như đang được ở trong ngôi nhà của mình.
“Gia đình em rất kho khăn, nhưng với mong muốn thông qua con đường học tập, em hy vọng sẽ tìm kiếm được một công việc ổn định có cuộc sống tốt hơn. Mà ở đây, nhà chùa tạo điều kiện rất tốt cho sinh viên không cần lo nghĩ về chi phí lặt vặt. Các bạn chỉ áp lực về học phí thôi. Một số trường học phí rất cao nên một số bạn đã từ bỏ giữa chừng, nhưng một số đã cố gắng vượt qua đã tốt nghiệp ra trường. Mà chùa này, sư phụ đã tạo điều kiện rất tốt cho những bạn sinh viên thiếu điều kiện học tập như em, nên chúng em rất biết ơn sư phụ, cố gắng học tập, rèn luyện phấn đấu để trở thành một người công dân tốt, một người có ích cho xã hội”, em Tài xúc động chia sẻ.
Hằng năm, có người đến rồi đi; có nhiều sinh viên gắn bó với nhà chùa gần chục năm, xem sư thầy như một người cha thật sự. Nhiều sinh viên khác nay đã là công chức bận rộn không về thăm chùa, thăm sư thầy được vẫn hay gọi điện thoại để thăm hỏi sức khỏe và chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống đời thường.
Với trường hợp của em Sơn Phúc, quê ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là Chi hội trưởng Chi hội thanh niên các dân tộc phường An Cư và là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn thanh niên phường An Cư. Em cũng được nhà chùa cưu mang tâm sự, em đang theo học cao học chuyên ngành Môi trường, trường đại học Cần Thơ.
Em Phúc an trú tại chùa được hơn 6 năm kể từ khi em bước vào đại học. Từ chi phí điện, nước, ăn, uống chỗ nghỉ đều được nhà chùa hỗ trợ; nơi đây có nhiều phòng ở, phòng xem tivi và cả phòng đọc sách. Em cảm thấy rất yên tâm, mọi thứ ở đây được sư thầy giúp đỡ, chăm lo và tạo điều kiện để em được tiếp tục con đường mơ ước của mình.
“Hiện tại, trong những sinh viên còn ở lại chùa thì em là người ở đây lâu năm nhất. Đối với em, với bậc sư phụ; các bạn ở đây hay gọi là sư phụ - chúng em hay gọi là Sư phụ, cũng giống như người cha người mẹ của chúng em. Không những là lo cho chúng em ăn học mà còn dạy cho chúng em tiếng Khmer, dạy đạo lý sống, cũng như những văn hóa dân tộc mình. Ngoài ra, còn nhiều thứ khác mà chúng em được học hỏi từ sư phụ rất nhiều”, Phúc cho biết.
Hiện, chùa Pitu Khôsa Răngsây cũng là “ngôi nhà chung” của hơn 60 sinh viên đang theo học đủ ngành nghề tại các trường trên địa bàn Cần Thơ.
Thượng tọa Lý Hùng – Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây, cho biết, các em sinh viên an trú tại chùa rất chăm ngoan và lễ phép. Nhờ vậy, dù có đông sinh viên đến ở, nhưng chùa nhưng vẫn giữ được nền nếp thanh tịnh nơi cửa Phật.
Thượng tọa kỳ vọng, sau khi các em học thành tài trở về quê hương gắn bó phụng sự cho nhân dân ở những miền quê còn nhiều khó khăn. Thượng tọa tâm sự, niềm vui là khi được thấy các em tìm được công việc như các em hằng mơ ước. Nhưng cũng có khi man mác buồn khi hay tin các em vẫn còn bươn chải đi tìm hoặc chưa tìm được việc làm.
“24 năm qua, bản thân cũng cưu mang giúp đỡ trong tâm thiện nguyện của mình, nhằm để hỗ trợ một phần trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong con em đồng bào dân tộc Khmer để các em có được cái chữ, cái nghề để sau này các em trở về quê hương phục vụ tại địa phương. Trong đó, các em học được nhiều ngành nghề, cũng có một số em sau khi ra trường rồi xin việc làm không được; xin việc rất khó nên bản thân cũng làm công tác tư vấn cũng như vai trò kết nối giữa chính quyền địa phương nơi đó, tạo điều kiện đến chính sách dân tộc để chăm lo cho các em có được cái ngành nghề”, Thượng tọa Lý Hùng cho hay.
Cũng theo Thượng tọa Lý Hùng, ngôi chùa là mái ấm của hàng ngàn sĩ tử, sinh viên nghèo trong vùng suốt 24 năm qua. Trung bình mỗi năm nhà chùa tiếp nhận khoảng từ 40 đến 50 em sinh viên nghèo hiếu học. Tổng chi phí mỗi năm khoảng 900 triệu đồng, hỗ trợ về cơ sở vật chất ăn, ở, điện nước cho các em.
Người bác sĩ 7 năm “giải cứu” hài nhi từ những bọc rác
Nhà chùa luôn sẵn lòng đón nhận, cung cấp nơi ăn, ở để các em có điều kiện học tập theo đuổi ước mơ. Tuy vậy, lúc vào ở các em phải có sự đồng thuận của gia đình để tiện bề dạy dỗ, tuyệt đối không chấp nhận sinh viên có đạo đức kém, tránh việc ảnh hưởng đến các em khác. Hiện, nhiều em đã hoàn thành chương trình đào tạo và trở thành những kỹ sư, bác sĩ, tiếp tục cống hiến cho xã hội, nhất là tại những vùng quê còn nhiều khó khăn.
Hơn 24 năm qua, hưởng ứng lời kêu gọi tình tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách ”của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhà chùa đã cưu mang và hỗ trợ cho hàng ngàn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; đặc biệt là sinh viên dân tộc Khmer có chỗ ăn, nghỉ để học hành, với số tiền khoảng 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn vận động phật tử góp gạo, nhu yếu phẩm, các mạnh thường quân để xây cất nhiều căn nhà tình thương; chỉ tính trong năm 2020, từ nguồn kinh phí vận động trao tặng 06 chiếc xe đạp, học bổng cho các em học sinh nghèo, với số tiền hơn 100 triệu đồng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người
Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.
Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90
Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng.
5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ
Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.
Xem thêm