Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/03/2021, 12:36 PM

Năm mất mát của những nghệ sĩ có đóng góp lớn cho nghệ thuật ở Việt Nam

Nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên tài hoa của làng nghệ thuật đã rời bỏ cõi tạm trong năm 2020. Những tháng đầu năm 2021 tiếp tục là khoảng thời gian đầy đau thương, họ qua đời là mất mát lớn của nền nghệ thuật nước nhà.

Năm 2020 là một năm khó khăn của nghệ thuật Việt Nam do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thiên tai, và cũng là một năm nhiều mất mát của làng nghệ thuật Việt khi hàng loạt nghệ sĩ tài hoa rời cõi tạm về với cát bụi, họ ra đi trong sự tiếc nuối của anh chị em nghệ sĩ và khán giả và tới những tháng đầu năm 2021, những mất mát, chia ly lại nối dài vì có đến 7 nghệ sĩ tài hoa là: NSND Trung Kiên, NSND Hoàng Dũng, Lệ Thu, Hải Đăng, Chiêu Linh, Hồ Bắc, NSND Trần Hạnh đều lần lượt ra đi. Họ để lại niềm tiếc thương đối với người hâm mộ, những đóng góp của họ đối với nền nghệ thuật nước nhà cùng ký ức tuổi thơ với những thước phim ca khúc bài hát vẫn luôn còn mãi.

Screenshot_6

Những ngày đầu tháng 1 năm 2020, Biểu tượng khó thay thế trên màn ảnh Việt – NSƯT Nguyễn Chánh Tín nổi tiếng với vai Nguyễn Thành Luân trong Ván bài lật ngửa đã qua đời đột ngột ở tuổi 68 tại nhà riêng vào sáng 4-1 khi chưa kịp nhắn nhủ điều gì với gia đình, để lại nỗi bàng hoàng và niềm thương tiếc với khán giả, người hâm mộ.

Hơn 50 năm hoạt động nghệ thuật, diễn viên Nguyễn Chánh Tín đã đóng hàng chục bộ phim. Rồi ông thành lập hãng phim, làm nhà sản xuất, đạo diễn. Nhưng ở vai trò diễn viên, cố diễn viên được xem là một biểu tượng khó thay thế trên màn ảnh Việt.

Các phim cố diễn viên  đã từng tham gia như Tình đất Củ Chi, Hạnh phúc ở quanh đây, Điệp khúc hi vọng, Dòng máu anh hùng, Em chưa 18, Lôi báo..

Diễn viên Nguyễn Chánh Tín mất ngày 4-1-2020

Diễn viên Nguyễn Chánh Tín mất ngày 4-1-2020

Giữa tháng ba, người yêu nhạc lại đón nhận tin dữ khi giọng ca vượt thời gian - Thái Thanh giã từ cõi tạm trong vòng tay gia đình tại Mỹ.

Danh ca Thái Thanh trở thành giọng ca thần tượng của nhiều thế hệ người yêu nhạc với những nhạc phẩm trữ tình: Nghìn trung xa cách, Ngày xưa Hoàng Thị, Ngàn thu áo tím, Tình hoài hương... Danh ca Thái Thanh là giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam, được công chúng yêu mến, giới âm nhạc tôn vinh là "giọng hát vượt thời gian".

Cố danh ca đi hát từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến. Dù không qua trường lớp nào nhưng giọng hát trời phú của Thái Thanh khiến nhiều người ngưỡng mộ. Gia đình danh ca có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng. Anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Danh ca Thái Thanh được xem là "đệ nhất danh ca" của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954-1975, và tên tuổi danh ca gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.

Sự ra đi của danh ca là một mất mát lớn với nền âm nhạc Việt Nam.

Tin lời Phật dạy giúp ta chuyển hóa nỗi khổ niềm đau bằng chánh tín nhân quả

Danh ca Thái Thanh mất ngày 17-3-2020

Danh ca Thái Thanh mất ngày 17-3-2020

Nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng qua đời sáng 28-3, hưởng thọ 96 tuổi.

Cả đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng, được coi là "nhạc sĩ của tuổi thơ". Ông đã sáng tác 250 bài hát cho trẻ em.

Trong đó, có nhiều bài hát quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người như: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Cùng nhau ta đi lên (nay là Đội ca), Kim Đồng...

Phong Nhã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác.

Nhạc sĩ Phong Nhã mất ngày 28-3-2020.

Nhạc sĩ Phong Nhã mất ngày 28-3-2020.

Cuối tháng 3, diễn viên Mai Phương qua đời sau hai năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Sự ra đi của Mai Phương khiến cả giới giải trí và công chúng thương xót vì nghị lực sống, sự kiên cường, lạc quan khi đấu tranh với bệnh tật.

Phát hiện mắc ung thư phổi khoảng tháng 8-2018, diễn viên Mai Phương phải ra vào viện nhiều lần để khám chữa bệnh. Việc cô phát bệnh đã nhận được sự quan tâm, tình yêu thương của nhiều đồng nghiệp, khán giả bởi sự kiên cường chống chọi với bệnh tật cùng cô con gái còn quá nhỏ.

Khán giả hâm mộ đã chung tay gây quỹ, quyên góp giúp nữ diễn viên có kinh phí điều trị bệnh. Thế nhưng sau hơn 2 năm chống chọi, Mai Phương qua đời tại nhà riêng ngày 28-3. Cô qua đời ở tuổi còn quá trẻ, 35 tuổi, khiến mọi người không khỏi thương xót.

Trong thời gian điều trị bệnh, Mai Phương luôn thể hiện tinh thần lạc quan, thậm chí quay trở lại với công việc để có thể tự trang trải một phần viện phí và chi phí sinh hoạt, không ỷ lại sự giúp đỡ của người yêu thương.

Mai Phương để lại ấn tượng qua các vai diễn trong phim như Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa, Mộng phù du, Hương phù sa, Xóm cào cào, Trai nhảy, Những thiên thần áo trắng, Hạnh phúc muộn màng... Con ông Hai Lúa là phim cuối Mai Phương tham gia.

Diễn viên Mai Phương mất ngày 28-3-2020

Diễn viên Mai Phương mất ngày 28-3-2020

Lễ tang diễn viên Mai Phương

Cùng mắc căn bệnh ưng thư ngặt nghèo như diễn viên Mai Phương, nghệ sĩ Lê Bình qua đời sau một thời gian dài chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo ở tuổi 67 vào ngày 1-5-2020. Nghệ sĩ Lê Bình phát hiện căn bệnh ung thư vào khoảng tháng 3-2018.

Khi phát hiện bệnh nghệ sĩ Lê Bình vẫn âm thầm làm việc, nhận thêm nhiều phim điện ảnh để có tiền tự lo chạy chữa căn bệnh quái ác. Tuy nhiên, bệnh ngày càng chuyển biến xấu. Đến khoảng tháng 3 -2020 nghệ sĩ Lê Bình nhập viện và khối u di căn xâm nhập vào tủy khiến ông bị liệt đôi chân.

Sáng 1/5 thì nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 7 giờ 19 phút trong niềm thương tiếc của gia đình cùng người hâm mộ, hưởng thọ 66 tuổi.

Trong sự nghiệp nghệ thuật của mình, nghệ sĩ Lê Bình cũng từng nhận ba huy chương vàng và ba huy chương bạc tại các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp lẫn quần chúng và một bằng khen của Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, nghệ sĩ Lê Bình từng thủ diễn nhiều vai với nhiều tạo hình độc đáo trong hơn 16 phần loạt phim Cổ tích Việt Nam của hãng phim Phương Nam.

Người nhạc sĩ đa tài trong nhiều lĩnh vực - Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã qua đời lúc 23h35 ngày 6-5 sau thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư phổi.

Nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển có khoảng 36 đầu sách, sáng tác hơn 60 ca khúc, trong đó có những ca khúc đi vào lòng người như: Thu hát cho người, Điệu buồn phương Nam, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang...

Nhạc sĩ - nhà văn Vũ Đức Sao Biển mất ngày 6-5-2020

Nhạc sĩ - nhà văn Vũ Đức Sao Biển mất ngày 6-5-2020

Người đóng nhiều vai bà mẹ nông thôn nổi tiếng - NSƯT Hoàng Yến đã qua đời chiều 4-7, hưởng thọ 87 tuổi.

Với lối diễn xuất tự nhiên, dung dị, dễ đi vào lòng người, NSƯT Hoàng Yến đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. NSƯT thường vào vai phụ nữ nông thôn, nghèo khổ, vai người mẹ đôn hậu, suốt đời tần tảo vì chồng, vì con... đến nỗi cứ nhắc đến hình ảnh người mẹ trong phim Việt là khán giả, người hâm mộ lại nhắc đến NSƯT Hoàng Yến.

NSƯT Hoàng Yến mất ngày 4-7-2020

NSƯT Hoàng Yến mất ngày 4-7-2020

Tháng 8-2020, Đạo diễn, diễn viên điện ảnh, NSND Trần Phương gắn với vai A Phủ trong phim điện ảnh Vợ chồng A Phủ, qua đời tại nhà riêng sáng 26-8, do tuổi già sức yếu, hưởng thọ 90 tuổi.

Nghệ sĩ Trần Phương mất ngày 26-8-2020

Nghệ sĩ Trần Phương mất ngày 26-8-2020

Chết một cách an nhiên

Tháng 9-2020, nhạc sĩ Phó Đức Phương ra đi để lại gia tài âm nhạc quý báu và để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho gia đình, bạn bè và công chúng. Cố nhạc sĩ qua đời ở tuổi 77 sau hơn nửa năm chống chọi với bệnh ung thư tụy. Tuy về với cõi tạm nhưng cố nhạc sĩ để lại một tài sản vô giá, là kho tàng sáng tác được công chúng yêu. Những sáng tác mang tư duy âm nhạc mới mẻ với những triết lý nhân sinh sâu sắc, cùng tình cảm dạt dào, mãnh liệt.

Năm 2001, nhạc sĩ Phó Đức Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Những cô gái quan họ, Hồ trên núi, Một thoáng Tây Hồ, Trên đỉnh Phù Vân, Chảy đi sông ơi, Không thể và có thể...

Nhạc sĩ Phó Đức Phương mất ngày 19-9-2020

Nhạc sĩ Phó Đức Phương mất ngày 19-9-2020

Những ngày tháng 10, một mất mát to lớn của điện ảnh Việt khi đạo diễn võ thuật Lý Huỳnh từ trần vào ngày sáng 22-10. Được mệnh danh là ngôi sao võ thuật ở miền Nam, nghệ sĩ Lý Huỳnh để lại nhiều vai diễn gây chú ý. Trong đó, thành công nhất là bộ phim Mùa gió chướng (1978) của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến do nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản.

Nghệ sĩ Lý Huỳnh qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM sau nhiều năm bệnh nặng, hưởng thọ 78 tuổi. Trong số các người con của Lý Huỳnh, diễn viên Lý Hùng, Lý Hương đi theo con đường nghệ thuật của cha.

Nghệ sĩ Lý Huỳnh mất ngày 22-10-2020

Nghệ sĩ Lý Huỳnh mất ngày 22-10-2020

Vĩnh biệt võ sư, nghệ sĩ điện ảnh Lý Huỳnh

Nhạc sĩ Văn Ký, tác giả ca khúc Bài va hi vọng, Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh... qua đời sáng 26-10 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Văn Ký gắn với cách mạng, để lại một di sản đồ sộ khoảng 400 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc, nhạc múa, ca kịch...

Nhạc sĩ Văn ký có nhiều ca khúc được yêu thích như: Bài ca hi vọng, Tây Nguyên bất khuất (Giải nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1960), Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Giải thưởng của Bộ Giáo dục), Nha Trang mùa thu lại về, Hà Nội mùa xuân…

Nhạc sĩ Văn Ký mất ngày 26-10-2020

Nhạc sĩ Văn Ký mất ngày 26-10-2020

Đầu tháng 11, công chúng lại nhận tin nghệ sĩ Ánh Hoa đã ra đi mãi mãi ở tuổi 79. Nghệ sĩ Ánh Hoa góp mặt trong nhiều bộ phim như: Mùi đu đủ xanh, Người tình, Giã từ dĩ vãng...  Với sự bền bỉ trong lao động nghệ thuật trong nhiều năm liền, cố nghệ sĩ được ví như “người mẹ quốc dân” của màn ảnh Việt.

Nghệ sĩ Ánh Hoa  là con của cặp đôi nghệ sĩ cải lương Văn Danh - Ánh Nguyệt. Năm 7 tuổi, nghệ sĩ Ánh Hoa đã bước lên sân khấu và đến năm 15 tuổi đã trở thành đào chính. Sau 1975, nghệ sĩ Ánh Hoa về cộng tác tại nhà hát Trần Hữu Trang. Khán giả nhớ đến nghệ sĩ Ánh Hoa nhiều nhất trong vai nhũ mẫu (Thái hậu Dương Vân Nga), vai lão bà (Kiều Nguyệt Nga)...

Dường như cuộc đời không ưu ái với cố nghệ sĩ, người chồng và bốn người con lần lượt qua đời vì bệnh nan y. Nghệ sĩ Ánh Hoa và gia đình em út thuê mướn nhà sinh sống. Cố nghệ sĩ luôn tích đóng phim, tham gia MV để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày.

Nghệ sĩ Ánh Hoa mất ngày 1-11-2020

Nghệ sĩ Ánh Hoa mất ngày 1-11-2020

Ngày 9/12/2020, nam danh hài Chí Tài qua đời đột ngột vì bị đột quỵ. Sự ra đi đột ngột của danh hài Chí Tài ở tuổi 62 vì đột quỵ đã khiến người thân, đồng nghiệp, khán giả không khỏi bàng hoàng.

Nghệ sĩ Chí Tài là một nghệ sĩ đa tài ở các vai trò: nhạc công, nhạc sĩ, diễn viên và ca sĩ. Sau khi chuyển sang Mỹ định cư, cố nghệ sĩ xây dựng thành công sự nghiệp diễn viên hài, tỏa sáng trên sân khấu hải ngoại và tiếp tục duy trì khi trở lại Việt Nam sinh sống.

Những ngày cuối đời, nghệ sĩ Chí Tài sống một mình, xa người vợ Phương Loan ở Mỹ do dịch bệnh càng khiến khán giả xót xa.

Với tình nghệ sĩ, nghệ sĩ Hoài Linh, Việt Hương cùng các đồng nghiệp đã tổ chức lễ tang cho nghệ sĩ Chí Tài tại Việt Nam để đồng nghiệp, khán giả viếng trước khi anh về an nghỉ tại Mỹ.

Tại thời điểm tổ chức tang lễ tại Việt Nam và Mỹ, gia đình nghệ sĩ Chí Tài tuyên bố sẽ không nhận vòng hoa, còn số tiền phúng viếng sẽ được dùng lập quỹ, quyên góp làm từ thiện.

Ngày 9/12/2020, nam danh hài Chí Tài qua đời đột ngột vì bị đột quỵ.

Ngày 9/12/2020, nam danh hài Chí Tài qua đời đột ngột vì bị đột quỵ.

Gia đình nghệ sĩ Chí Tài công bố tiền phúng điếu quyên góp làm từ thiện

Nhạc sĩ Lam Phương mất ngày 22/12 (giờ địa phương), hưởng thọ 83 tuổi, tại Mỹ. Nhạc sĩ Lam Phương có tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh năm 1937. Gia tài của ông có hơn 200 tác phẩm nổi tiếng. Những ca khúc nổi tiếng gắn liền với năm tháng của ông bao gồm: “Thành phố buồn”, “Duyên kiếp”, “Tình bơ vơ”, “Đèn khuya”, “Kiếp nghèo”, “Lầm”, “Say”, “Biển tình”, “Một mình”, “Bài Tango cho em”... Âm nhạc của Lan Phương có sức lan tỏa rộng rãi khi chủ yếu nói về thân phận con người, về tình yêu, tình mẫu tử, quê hương, đất nước...

Nhạc sĩ Lam Phương mất ngày 22-12-2020

Nhạc sĩ Lam Phương mất ngày 22-12-2020

Bước sang năm 2021, những tháng đầu năm khán giả tiếp tục gọi đây là thời gian của những mất mát, chia ly vì có đến 7 nghệ sĩ tài hoa là: NSND Trung Kiên, NSND Hoàng Dũng, Lệ Thu, Hải Đăng, Chiêu Linh, Hồ Bắc, NSND Trần Hanh đều lần lượt ra đi.

NSND Hoàng Dũng mất lúc 14h35 ngày 14.2, sau thời gian chống chọi ung thư, thọ 65 tuổi.

NSND Hoàng Dũng là diễn viên hoạt động trên cả lĩnh vực kịch, truyền hình, điện ảnh, cố nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2007.

Những năm gần đây, cố nghệ sĩ gây ấn tượng với nhiều vai diễn trong phim "Người phán xử", "Sinh tử"... Trong đó, "Trở về giữa yêu thương" là hai dự án phim cuối cùng của nghệ sĩ.

NSND Hoàng Dũng mất lúc 14h35 ngày 14.2

NSND Hoàng Dũng mất lúc 14h35 ngày 14.2

Vĩnh biệt NSND Hoàng Dũng qua đời vì bạo bệnh

Nam nghệ sĩ cải lương Chiêu Linh bị nhồi máu cơ tim, dù được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu nhưng nghệ sĩ đã trút hơi thở lúc 11h48 phút ngày 2.2 ở tuổi 55. Nghệ sĩ Chiêu Linh tên thật Trần Văn Su Ky, sinh ngày 7.7.1966. Nghệ sĩ học ca cổ và tham gia phong trào đờn ca tài tử từ nhỏ. Năm 17 tuổi, cố nghệ sĩ theo các nghệ sĩ cải lương lưu diễn ở các đoàn tỉnh, rèn luyện nghề và phấn đấu trở thành diễn viên chuyên nghiệp.

Nghệ sĩ Chiêu Linh có thời gian gắn bó với các đoàn cải lương: Long Châu, An Giang, Đất Thép, Trần Hữu Trang. Ông phấn đấu từ vai kép ba, lên kép nhì rồi kép chánh.

Năm 1996, nghệ sĩ Chiêu Linh đầu quân về đoàn cải lương Thanh Nga. Trên sân khấu này, ông có nhiều vai diễn nổi tiếng, nhất là vai Đức Phật trong hàng loạt vở tuồng mà soạn giả Hoàng Ngọc Ẩn viết về Phật giáo. Được biết, Nghệ sĩ Chiêu Linh có nhiều vai diễn về đề tài Phật giáo như:  “Theo Phật xuất gia”, “Quan âm Diệu Thiện”, “Đức Phật Thích Ca”…Vai diễn gần đây nhất của cố nghệ sĩ là vai người cha trong vở Bông bí vàng. Nghệ sĩ Chiêu Linh qua đời đột ngột khiến khán giả thương tiếc.

Nam nghệ sĩ cải lương Chiêu Linh bị nhồi máu cơ tim, dù được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu nhưng nghệ sĩ đã trút hơi thở lúc 11h48 phút ngày 2.2 ở tuổi 55.

Nam nghệ sĩ cải lương Chiêu Linh bị nhồi máu cơ tim, dù được người nhà đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 cấp cứu nhưng nghệ sĩ đã trút hơi thở lúc 11h48 phút ngày 2.2 ở tuổi 55.

Nghệ sĩ đóng vai đức Phật – Chiêu Linh đã qua đời

Nhạc sĩ Hồ Bắc - tác giả "Làng tôi", "Bên kia sông Đuống" - qua đời sáng 8.2 tại nhà riêng, thọ 92 tuổi. Nhạc sĩ Hồ Bắc sinh năm 1930 tại Tiên Sơn, Bắc Ninh. Ông từng là Ủy viên Hội Văn nghệ Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Phát thanh Truyền hình. Năm 1997, ông được trao Huân chương Lao động hạng nhất.

Năm 2001, nhạc sĩ Hồ Bắc được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các ca khúc "Làng tôi", "Giữ mãi tuổi xuân", "Ca ngợi Tổ quốc" (hợp xướng), "Sài Gòn quật khởi" và "Bến cảng quê hương tôi".

Nhạc sĩ Hồ Bắc - tác giả 'Làng tôi', 'Bên kia sông Đuống' - qua đời sáng 8.2 tại nhà riêng, thọ 92 tuổi.

Nhạc sĩ Hồ Bắc - tác giả "Làng tôi", "Bên kia sông Đuống" - qua đời sáng 8.2 tại nhà riêng, thọ 92 tuổi.

NSND Trung Kiên mất tại nhà riêng ở Hà Nội sáng 27.1, thọ 83 tuổi. Trước đó, nghệ sĩ Trung Kiên bị tai biến mạch máu não. NSND Trung Kiên sinh năm 1938 tại Kiến Xương, Thái Bình. NSND Trung Kiên nổi tiếng với các nhạc phẩm "Chào sông Mã anh hùng" (Xuân Giao), "Quảng Bình quê ta ơi" (Hoàng Vân), "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" (Trần Kiết Tường), "Bài ca Trường Sơn" (Trần Chung), "Người chiến sĩ ấy" (Hoàng Vân), Tình ca (Hoàng Việt)...

NSND Trung Kiên còn là thế hệ giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

NSND Trung Kiên mất tại nhà riêng ở Hà Nội sáng 27.1, thọ 83 tuổi.

NSND Trung Kiên mất tại nhà riêng ở Hà Nội sáng 27.1, thọ 83 tuổi.

Lệ Thu - "giọng ca vàng" của tân nhạc Việt Nam đã qua đời ở tuổi 78 sau gần hai tháng chữa COVID-19 tại bệnh viện Orange Coast Memorial, California lúc 19h ngày 15.1 (giờ địa phương).

Danh ca Lệ Thu là một trong ba tên tuổi ca sĩ nổi tiếng làng nhạc Việt trước 1975 đến nay, bên cạnh Thái Thanh, Khánh Ly. Nữ danh ca sinh năm 1943 tại Hải Phòng, tên thật là Bùi Thị Oanh.

Nổi tiếng với giọng ca khàn ấm, âm vực rộng, danh ca Lệ Thu được nhiều nhạc sĩ viết tặng riêng các ca khúc: Nước mắt mùa thu (Phạm Duy), Xin còn gọi tên nhau (Trường Sa), Thu, hát cho người (Vũ Đức Sao Biển)...

Danh ca Lệ Thu.

Danh ca Lệ Thu.

Trong những ngày đầu tháng 3 – 2021, NSND Trần Hạnh – “Người đàn ông khắc khổ” nhất màn ảnh Việt đã qua đời do tuổi cao vào lúc 2 giờ 50 phút sáng 4/3 tại nhà riêng, hưởng thọ 92 tuổi.

Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội, là nghệ sĩ sân khấu và diễn viên gạo cội của nền điện ảnh Việt Nam từ cuối những năm 1970 đến năm 1980.

Ông là một trong số những nghệ sĩ đầu tiên nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú do nhà nước trao tặng năm 1994. Sau hơn 20 năm, cho tới ngày 29/8/2019, ông chính thức được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Vai diễn chính đầu tiên của nghệ sĩ Trần Hạnh là vai diễn trong phim "Chiếc bình tiền kiếp" của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như "Tướng về hưu", "Hãy tha thứ cho em", "Cỏ lau", "Người đàn bà thứ hai", "Làng nổi".

Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim "Cuốn sổ ghi đời" của đạo diễn Tất Bình.

Phim truyền hình gần nhất nghệ sĩ tham gia là Bão qua làng (2014) của đạo diễn Quốc Trọng. Sau đó, ông đóng một số tiểu phẩm hài và nhận một vai nhỏ trong phim điện ảnh Cha cõng con (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng.

Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội

Nghệ sĩ Trần Hạnh sinh năm 1929 tại Hà Nội

Cuộc đời nghệ sĩ Trần Hạnh

Trong cuộc sống này, chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Từ con người đến vũ trụ cũng đều chịu chung một định luật vô thường chi phối. Tấm thân giả tạm, vay mượn của tứ đại thì cũng trả lại về cho tứ đại. Dẫu biết là như thế, nhưng sự dấn thân, cống hiến vì nghệ thuật và vì khán giả của các nghệ sĩ, diễn viên sẽ mãi được lưu giữ.

Qua đó, mỗi Phật tử chúng ta cần phải biết quán chiếu sự vô thường để luôn sống tỉnh thức trong mỗi giây phút thực tại. Hãy thực hành sống thiện lạnh, làm nhiều điều thiện lợi ta lợi người và hãy tinh tấn niệm Phật để khi sống, thân tâm ta luôn được an lạc để khi mất thân này ta được sinh về thế giới của Phật A Di Đà. Có như thế, ta mới không uổng phí một kiếp người ngắn ngủi phù du ở cõi Ta bà giả tạm này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm