Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 27/06/2024, 13:00 PM

Nên ứng xử thế nào với người mang thân bệnh trầm trọng?

Hỏi: Với một người mang thân bệnh trầm trọng, không có dấu hiệu nhận biết một điều gì, đã nằm đời sống thực vật trong 3 năm rưỡi. Con là vợ của người bệnh, con có nên cầu nguyện cho anh ấy được lìa khỏi xác thân, để khỏi chịu những đau khổ cho chính bản thân người bệnh và gia đình?

Hỏi:

Gia đình con đã rất tiếc thương và đến nay vẫn cố gắng không mệt mỏi chăm sóc cho người bệnh. Bác sĩ bảo, tình trạng của người bệnh đã chết não.

Kính xin Thầy cho con hỏi, con là vợ của người bệnh, con có nên cầu nguyện cho anh ấy được lìa khỏi xác thân, để khỏi chịu những đau khổ cho chính bản thân người bệnh và gia đình? Mặc dầu con biết rằng, con cầu nguyện bằng chính sự thông cảm, chia sẻ, nhưng sao con vẫn cảm thấy không đành lòng vì người bệnh còn rất trẻ (hiện tại 37 tuổi).

Con vẫn thường chiêm nghiệm rằng, cuộc sống là vô thường, mọi chuyện đều tùy duyên. Kính Thưa Thầy, khi con viết thư hỏi Thầy như vậy, con đã chảy nước mắt rất nhiều, kính xin Thầy từ bi cho con lời khuyên.

00

Đáp: 

Khi thầy được mời đến đọc kinh cho người bệnh thầy thường nguyện thầm trong lòng với tâm bi mẫn như vầy: "Xin hồi hướng tất cả phước lành đến trợ duyên cho người bệnh này, nếu hết nghiệp nguyện cho người này ra đi được nhẹ nhàng và nếu còn duyên thì nguyện cho người này được sớm bình phục". Thầy không biết có phải do lời nguyện đó không nhưng có nhiều trường hợp người bệnh nằm dưới dạng thực vật lâu năm đã ra đi nhẹ nhàng ngay sau đó, ngược lại một số khác bệnh viện đã trả về tưởng không thể sống lại được mà đã bình phục sống mạnh khỏe hàng chục năm nữa.

Có lần một người đệ tử bị bệnh ung thư phổi sắp chết nhưng thầy đi xa chưa về, người ấy nguyện sống đến ngày rằm để gặp thầy trước khi chết. May là ngày 13 thầy đã về và nghe báo tin thầy lập tức đến thăm người bệnh, sau khi giảng pháp để sách tấn, thấy người bệnh rất hoan hỷ thầy cũng vui vẻ nói: "Vậy bây giờ con đi được rồi đâu cần đợi tới rằm" rồi từ giã ra về, vứa về tới chùa thì nghe người nhà báo người đệ tử đã ra đi rất thanh thản.

Đôi lúc tâm lực và phước lực ba-la-mật có thể trợ duyên cho một tiến trình tâm được thuận lợi mà không xen vào nghiệp mệnh của một người thì vẫn chỉ thể hiện lòng vô ngã vị tha mà thôi.

Phải làm gì khi đến thăm người bệnh nặng sắp qua đời?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nên ứng xử thế nào với người mang thân bệnh trầm trọng?

Hỏi - Đáp 13:00 27/06/2024

Hỏi: Với một người mang thân bệnh trầm trọng, không có dấu hiệu nhận biết một điều gì, đã nằm đời sống thực vật trong 3 năm rưỡi. Con là vợ của người bệnh, con có nên cầu nguyện cho anh ấy được lìa khỏi xác thân, để khỏi chịu những đau khổ cho chính bản thân người bệnh và gia đình?

Tạo nghiệp thiện có thoát luân hồi?

Hỏi - Đáp 09:59 27/06/2024

Nghiệp là hành động có tác ý và sẽ tạo ra nghiệp quả ở tương lai. Nghiệp là động lực chính dẫn dắt chúng sinh luân hồi trong ba cõi, sáu đường. Tùy vào nghiệp nhân thiện hay ác mà kết duyên và chiêu cảm thành nghiệp quả (quả báo) lành hay dữ.

Làm sao để có được sự tĩnh tại và an nhiên?

Hỏi - Đáp 18:20 26/06/2024

Hỏi: Làm thế nào chúng ta có được sự tĩnh tại, an nhiên trước cuộc đời đầy biến động dâu bể này?

Sống “trung đạo” là như thế nào?

Hỏi - Đáp 08:15 26/06/2024

Tại sao con người không dẹp bỏ cái ngã đễ chung tay xây dựng một xã hội tràn ngập lòng nhân hậu? Xin Thầy chỉ dạy giúp con làm sao sống trọn vẹn với chính mình, không còn sự xung đột giữa những mục tiêu trong nội tâm và mục tiêu bên ngoài.

Xem thêm