STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Hổng phải nghĩ chơi. Nghĩ thiệt. Nghĩ tới cái chết mà không có sợ, cũng không có buồn quá nhiều. Nghĩ kiểu bình thản, như người ta ngồi lột vỏ đậu phộng hay củ hành tây, tách từng lớp, từng lớp mà coi bên trong nó ra sao.
Nhưng hễ lỡ miệng nói ra, là người ta quở: "Đừng có nói ba cái chuyện xui rủi, đừng có nghĩ tầm bậy. Đàn ông con trai phải mạnh dạn, phải nghĩ tới chuyện vui, chớ ai mà tối ngày nghĩ quấy miết vậy!".
Mà ngộ là tôi có thấy nó quấy hồi nào đâu? Chứ thử hỏi nhơn sanh có ai sống hoài? Có ai trên đời này né được cửa tử vong? Sao ai cũng làm như mình sống đời đời kiếp kiếp, rồi tới hồi ông trâu ông ngựa - ông trắng ông đen vỗ vai một cái mới la trời la đất?
Hồi nhỏ, tôi thấy bà nội mất. Cả nhà khóc mụ mị, đứa lăn đứa lộn, có người xỉu lên xỉu xuống. Mà tôi đứng một bên, nhìn cái thân nội nằm trên cái giường cây, tự dưng thấy… thiệt là hiền. Giống như nội nằm nghỉ vậy. Từ bữa đó, tôi biết: chết, nó không có dữ dằn như người ta tưởng. Nó cũng hổng có ác độc. Nó chỉ là một đoạn, như chiều xuống thì đèn ngoài lộ sau 6 - 7 giờ tối thì bật lên, gió lớn thì đám lá bàng khô trước nhà rụng xuống đất.
Nhưng lớn lên, thấy người ta cứ quýnh quáng tay chân mỗi lần có ai đó mất, tôi mới hay, thì ra không phải ai cũng chịu nhìn nó vậy. Người ta cứ né nó, tránh nó, kiêng nó, cứ làm như đừng nói tới thì nó không xảy ra. Ai nhắc tới chết thì bị kêu bi quan, bị rầy la đừng có nói gở. Người ta sợ lắm. Nhưng rồi rốt cuộc ai cũng phải đi, vậy thì sợ chi cho cực vậy?
Tôi thấy nhiều người, sống mà cứ như mình còn thiệt nhiều ngày để xài. Giận hờn, gây gổ, hơn thua, đợi mai rồi mới thương, đợi bữa khác rồi mới nói lời xin lỗi. Tới hồi người đó mất rồi, ôm cái hòm khóc ngất, kêu: "Giá mà…"
Giá mà làm chi nữa?
Giá mà thương sớm hơn, nói sớm hơn, cười với nhau thêm mấy lần. Giá mà sống như thể không có bữa mai. Giá mà nhớ, mỗi ngày còn mở mắt là một ngày lãi. Nhưng người ta đâu có chịu nhớ. Người ta làm như mình có cả ngàn năm để sống, nên cứ hoang phí cái đời mình.
Còn tôi, tôi thấy, chết nó bình thản lắm. Chết là như con nước ròng, như trái chuối già chín rụng xuống đất. Có gì mà hối hả, có gì mà phải chối bỏ? Nếu bữa nay là bữa cuối, thì sao? Thì cũng hổng sao hết. Thì cười cái rồi đi. Chớ đời này, có ai giữ nổi cái thân mình hoài đâu mà phải tiếc?
“không sinh không diệt, đừng sợ hãi!”
đừng sợ hãi,
đừng sợ…
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Ở một số địa phương, trong đó có Lâm Đồng, việc “sư không ở chùa” mà mạnh ai nấy mua đất nông nghiệp, xây nhà tạm để ở là chuyện hết sức bình thường.
Sài Gòn hơn 5 năm qua có một cái nhóm mang tên Bạn cần tôi tặng - Saigon give, mà sự có mặt của nó, không chỉ đơn thuần là chuyện về vật chất bạn cần - tôi tặng, mà còn hơn thế nữa.
Năm năm trước, mùa xuân 2020, tôi tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên, chủ đề “Sống tỉnh thức, chết bình an”.
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.