Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 06/12/2023, 15:00 PM

Ngày lành tháng tốt là do mình hay do Thầy?

Hỏi: Xin cho biết về ngày tốt, xấu có thực không? Tôi cũng tin sâu vào nhân quả và hiểu rõ "đức năng thắng số" nhưng lòng hơi lo sợ vì nếu không nghe lời thầy thì sau này biết đâu gặp nhiều điều không vui hay trắc trở.

Hỏi:

Tôi là một Phật tử, có tìm hiểu kinh sách Phật giáo và biết rằng đạo Phật không có quan niệm coi ngày tốt xấu. Nên trước khi muốn làm gì thì chỉ cần thành tâm tụng kinh, lễ sám, làm phước và cầu nguyện cho công việc được thành tựu mà không cần coi ngày.

Dù biết vậy nhưng chuẩn bị cho lễ kết hôn, trước chuyện hôn nhân đại sự tôi có đến chùa nhờ thầy coi giúp ngày lành tháng tốt để làm đám cưới. Thầy coi xong cho biết rằng tôi và người yêu không thể cưới nhau kể từ nay đến 2 năm nữa, vì hai năm đó tôi và người yêu không được tuổi. Hiện lòng tôi rất hoang mang và lo lắng mà không biết hỏi ai.

Xin cho biết về ngày tốt, xấu có thực không? Nếu không tại sao trong chùa các thầy lại coi ngày? Điều này có trái với lời Phật dạy không? Tôi cũng tin sâu vào nhân quả và hiểu rõ "đức năng thắng số" nhưng lòng hơi lo sợ vì nếu không nghe lời thầy thì sau này biết đâu gặp nhiều điều không vui hay trắc trở do cưới không đúng ngày tháng tốt.

Lời Phật dạy về ngày tốt

68627814_736286903469980_2392809744701063168_n

Đáp: 

Đúng như bạn đã nhận thức, Phật giáo không có quan niệm về ngày tốt, ngày xấu mà ngày nào cũng có thể trở thành tốt hoặc xấu tùy theo suy nghĩ, lời nói và hành động thiện hay ác của chúng ta.

Do vậy, trước lúc khởi sự làm bất cứ công việc gì, người Phật tử có chánh kiến đều vận dụng chánh tư duy suy xét kỷ lưỡng để thấy việc mình sắp làm là đúng, lợi mình và lợi người đồng thời lấy phước đức của bản thân đã gieo trồng làm nền tảng để cầu cho tâm nguyện được viên thành. Tùy theo tuệ giác và phước đức của mỗi người mà công việc sẽ thành tựu nhiều hay ít chứ không phải do nơi coi ngày. Ngày lành tháng tốt nếu có chăng thì cũng chỉ là một trong những nhân duyên để góp phần tạo nên thành công chứ không phải là yếu tố chính yếu, quyết định sự thành bại.

Tập tục coi ngày lành tháng tốt để khởi sự cho mọi công việc, nhất là những việc trọng đại của đời người, ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Trung Hoa và rất phổ biến trong các nước Á Đông. Người Việt chúng ta chịu ảnh hưởng sâu sắc nét văn hóa này nên đa phần đều có coi ngày trước khi khởi sự công việc. Rất nhiều người sau khi chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho công việc họ cũng đi coi ngày nhưng xem đó chỉ là yếu tố trợ duyên, giúp cho họ an tâm và thỏa mãn niềm tin của các đối tác đang chung sức làm việc.

Vậy nên, bạn là một Phật tử, dù có chút hiểu biết giáo lý nhưng để chuẩn bị kết hôn bạn đã đến chùa coi ngày lành tháng tốt là chuyện rất bình thường.

Đối với vấn đề vì sao đạo Phật không có quan niệm về ngày tốt ngày xấu và ngay cả trong kinh Di Giáo, trước lúc nhập Niết bàn, Đức Phật đã huấn thị hàng đệ tử không xem thiên văn, địa lý, số mạng, ngày giờ tốt xấu… mà hiện nay một số chùa vẫn coi ngày? Điều này có trái với lời Phật dạy không?

Như đã nói, ngày tốt hay xấu tùy thuộc vào chúng ta. Bản thân chúng ta tự làm nên một ngày tốt đẹp cho mình chứ không phải nhờ ngày tốt mà tạo nên sự tốt lành cho chúng ta. Tuy nhiên, một số người Phật tử vì chưa có đầy đủ chánh kiến vững chắc để tin vào bản thân mình nên đến chùa nhờ tìm giúp cho một ngày tốt để an tâm làm việc. Nhà chùa cũng bất đắc dĩ, phương tiện mà coi cho nhưng họ biết rất rõ rằng việc chọn ngày tốt chỉ nhằm trợ duyên, hoàn toàn không mang tính quyết định.

Còn nếu Phật tử nào đã tin sâu nhân quả, hiểu rõ “đức năng thắng số” thì ngày giờ là tùy duyên, ngày nào hội đủ duyên lành là ngày tốt. Bản thân mình luôn sống tốt và tạo nhiều phước đức thì ngày nào cũng tốt. Đối với chuyện hôn nhân, muốn xây dựng hạnh phúc bền lâu đòi hỏi hai người phải kiện toàn nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phải thực sự hiểu và thương yêu nhau. Ngày giờ cưới hỏi dù tốt đến mấy cũng là chuyện thứ yếu, không phải là yếu tố quyết định cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Theo quan điểm Phật giáo, để xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc lâu dài, các thành viên trong gia đình phải có đạo đức (giữ 5 giới), biết tu học để chuyển hóa những tập khí xấu ác, biết nhường nhịn, tha thứ và yêu thương… Hạnh phúc hôn nhân là một thực thể sống động nên cần được vun bồi, tưới tẩm, chăm sóc và nuôi dưỡng hàng ngày.

Một khi đã hiểu rõ điều gì là chính yếu và điều gì là phụ thuộc thì bạn không có gì phải băn khoăn và lo lắng nhiều. Nếu không tìm ra năm tốt thì vẫn có thể tìm được ngày tháng tốt. Mặt khác, ngày tốt đích thực do mình tạo nên vì thế không nên quá lệ thuộc vào ngày giờ tốt bên ngoài, đó là chưa kể đến chuyện nhiều khi vì chờ đợi ngày tốt mà lỡ việc thì chưa hẵn ngày “tốt” ấy đã thực sự là tốt.

Hiện bạn đã có niềm tin nhân quả, biết được “đức năng thắng số” và đã sẵn sàng cho đời sống hôn nhân thì ngày cưới là tùy duyên. Cốt tủy là bạn và người bạn đời cần xây dựng một lối sống đạo hạnh, tích phước bồi đức thì mọi chuyện sẽ hanh thông, vạn sự sẽ cát tường như ý.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cuộc đời là giả tạm?

Hỏi - Đáp 08:59 20/05/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy! Một vị sư có nói với con “Phàm cái gì có hình tướng đều là không thật”. Theo con hiểu thì không thật do mọi thứ đều là giả hợp mà có.

Điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo

Hỏi - Đáp 13:02 19/05/2024

Mấy ngày gần đây, nhiều bạn đọc, Phật tử liên tục gửi câu hỏi về Cổng thông tin PGVN đề nghị giải đáp về những điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo, hay 'tu sĩ Phật giáo' là gì. Đây cũng là câu hỏi có lượng tìm kiếm rất lớn trên Google.

Ý nghĩa của tuyên ngôn “Duy ngã độc tôn”

Hỏi - Đáp 09:30 19/05/2024

Hỏi: Nhân mùa Phật đản, chúng tôi đến các chùa chiêm bái lễ đài đều gặp câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nhưng khi hỏi về ý nghiã thì được các Thầy và Phật tử trả lời khác nhau. Vậy xin cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lời dạy trên?

Tam tịnh nhục và quan niệm chay tịnh

Hỏi - Đáp 14:00 18/05/2024

Hỏi: Xin cho biết về quan niệm chay tịnh trong thời Thế Tôn và những vấn đề liên quan đến thọ dụng tam tịnh nhục trong truyền thống Phật giáo Nam tông.

Xem thêm