Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/07/2021, 09:31 AM

Người biết sống biết tu

Rất nhiều Phật tử tu theo Phật, những mong khi chết được về Niết Bàn. Mong như vậy không có gì là sai trái cả; tuy nhiên, với đạo Phật không chỉ mong cầu, mà là thực tiễn.

Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng.

Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng.

Tận dụng khi được thân người và bí quyết tu hành

Đạo Phật chẳng những là con đường giải thoát, mà còn là con đường hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại nữa. Nghĩa là đạo Phật đáp ứng được mọi nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại cũng như vị lai. Phật giáo xác nhận một sự thật hiển nhiên: đời là khổ. Nói thế không có nghĩa là yếm thế, mà ngược lại, nói như vậy và đặt nền tảng giáo huấn trên thực tại ấy để diệt khổ. Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Người con Phật không mong cầu giải thoát ở một kiếp nào xa xôi, hoặc mong cầu được bất cứ thứ gì trong hiện tại. Ngược lại, từng giây từng phút trong cuộc sống của người con Phật là một chuỗi dài buông xả và buông xả cho đến khi không còn gì vướng mắc, ấy là hạnh phúc tuyệt vời, là sự giải thoát rốt ráo của đời nầy kiếp nầy. 

Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình, Đức Từ Phụ đã dạy rằng: 

"Đừng tìm về quá khứ 

Đừng tưởng tới tương lai 

Quá khứ đã qua rồi 

Tương lai thì chưa tới 

Hãy quán chiếu sự sống 

Trong giờ phút hiện tại 

Sống chơn thật hiện tại 

Kẻ thức giả an trú 

Vững chãi và thảnh thơi 

Phải tinh tiến hôm nay 

Kẻo ngày mai không kịp 

Cái chết đến bất ngờ 

Không thể nào mặc cả 

Người nào biết an trú 

Đêm ngày trong chánh niệm 

Thì Mâu Ni gọi là 

Người biết sống một mình." 

Như vậy Đức Thích Tôn Từ Phụ đã không vạch rõ cho chúng ta một con đường sống hạnh phúc và tu giải thoát lắm hay sao, mà chúng ta còn mơ chi cái Niết Bàn xa xôi nào nữa? 

Đạo Phật quả là thực tiễn và đơn giản: cứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác…

Đạo Phật quả là thực tiễn và đơn giản: cứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác…

Hãy quay ngay về với cuộc sống hạnh phúc của hiện tại, không lo âu phiền muộn hoặc nuối tiếc những gì đã qua; không mơ tưởng những gì chưa đến, chỉ cần biết những việc cần phải làm trong hiện tại, thế là hạnh phúc, thế là giải thoát được hai phần ba những phiền trược của cuộc đời nầy rồi vậy. Đức Phật đã từng dạy rằng nhà cao cửa rộng, quyền quý cao sang, công hầu khanh tướng… chỉ là những con đường dẫn ta vào lo âu phiền muộn và đau buồn khổ sở. Những thứ đó nếu có được cũng chỉ là chờ mất hoặc hoại diệt, chứ đâu có vĩnh hằng? Khi bỏ thân tứ đại nầy, chúng ta có mang theo được gì đâu? Đời người như hoa nở chờ tàn, như trẻ chờ già, như khỏe mạnh chờ đau yếu bịnh hoạn… Mang thân làm chúng sanh, chúng ta cứ chờ và chờ mãi với những đau ốm, già yếu và bệnh hoạn cho đến lúc đi vào cửa tử. Thế mà nào có được yên đâu? Hễ thân nầy già yếu, bịnh hoạn và hoại diệt, lại phải chịu mang thân khác, và cứ thế mà loanh quanh lẩn quẩn trong vô lượng kiếp khổ sở não phiền. Chỉ có sự giải thoát rốt ráo mới là con đường hạnh phúc vĩnh hằng. Chính Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định rằng: 

Chư pháp vô thường 

Sanh sanh diệt diệt 

Như hoa nở hoa tàn 

Chỉ có tịch diệt là yên vui. 

Tu hành cuối cùng đạt được điều gì?

Quả thật lời Phật dạy không gì quý bằng, thế mà chúng ta nào có chịu nghe. Chúng ta như bướm dại hoa, như ong dại mật, cứ bưng tai bịt mắt đi vào con đường vô định của luân hồi sanh tử. Chúng ta như những kẻ túy sanh mộng tử, nghĩa là sống say chết mộng, chứ nào hay rằng mưa vô thường vẫn rơi, gió vô thường vẫn thổi, và lửa vô thường vẫn ngày đêm thiêu đốt chúng ta.

Đạo Phật dạy chúng ta biết quay ngay trở về với chính mình để biết xả bỏ tất cả, để biết không tham trước, không sân hận, không si mê, không mạn nghi ác kiến. Đạo Phật là thực tiễn như vậy đó, chứ không huyền hoặc xa mờ. Đạo Phật phải được đem áp dụng vào cuộc sống cuộc tu của chính mình, chứ đạo Phật không nhằm thỏa mãn cái hiểu biết của thường tình thế tục. Đạo Phật không nói suông chuyển mê thành ngộ, mà đạo Phật chuyển mê thành ngộ bằng cách sống cách tu mỗi ngày. Đạo Phật không nói bố thí suông, mà người con Phật đi vào đời làm bố thí. Thấy ai đói mà mình có ăn, thì mình giúp cho họ cũng có ăn. Thấy ai khát mà mình có uống, thì mình bèn giúp cho họ được uống. Thấy ai buồn mà mình có thể khuyên lơn, an ủi, vỗ về được, bèn khuyên lơn, an ủi, vỗ về. Đức Phật không chủ trương làm chán nản những ai muốn biết về nguồn gốc của con người, hoặc nguồn gốc của vũ trụ; tuy nhiên, theo Ngài, biết để làm gì cho thêm gút mắc, trong khi những gút mắc của cuộc sống hiện tại chúng ta chưa hoặc không giải quyết được. Chúng ta như những người trúng tên độc, hãy nhổ tên ra và trị cho lành vết thương cái đã, rồi hẳn hỏi xem ai bắn tên, bắn từ đâu và bắn với tốc độ nào..?

Đạo Phật quả là thực tiễn và đơn giản: cứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác… Tuy nhiên, mục đích tối hậu của đạo Phật vẫn là giác ngộ và giải thoát. Người con Phật với cuộc sống cuộc tu an vui tự tại, không vướng mắc, hết ngày nầy đến ngày khác, không còn đau khổ phiền não nữa thì là gì nếu không là Niết Bàn? 

Thế nào là an vui tự tại trong đạo Phật? 

Hãy luôn nhớ lời Phât dạy mà tiến tu: 'Hãy luôn nhớ lới Phật dạy mà tiến tu: 'Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.

Hãy luôn nhớ lời Phât dạy mà tiến tu: "Hãy luôn nhớ lới Phật dạy mà tiến tu: "Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.

Có sức khỏe, có tiền tài, địa vị và quyền uy trong xã hội có phải là an vui tự tại hay không? Có thể có, mà lắm khi lại là không. Với đạo Phật, an vui tự tại là sống cho mình mà cho người nữa. Sống thanh sạch, không ích kỷ bỏn xẻn, không nhiễu hại đến ai, không tham lam vô độ, không sân hận vô lối, không gây thù kết oán, không ỷ mạnh hiếp yếu… ấy là cuộc sống an vui tự tại. Người con Phật không vướng mắc vào những thứ phù du giả tạm mà phí mất đi thì giờ tu tập. Ngược lại, người con Phật quyết gạt bỏ ra ngoài những tiền tài danh vọng để đổi lấy cuộc sống thanh bần lạc đạo. Hãy nhìn tấm gương cao cả của Đức Thích Tôn Từ Phụ, Ngài đã lìa bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy địa vị thực hiện hạnh nguyện tự giác, giác tha. 

Chúng sanh đã lăn trôi từ vô thỉ. Từ đâu đến đến cũng không biết, rồi từ đây đi đâu và chừng nào đi cũng không biết nốt. Duy chỉ một điều là chúng ta cứ mê chấp cho rằng mắt nầy, thân nầy, mũi nầy, lưỡi nầy là thật, rồi từ đó tìm cách duy trì, thế là mắc dính, thế là phiền não và đau khổ. Hãy lắng lòng suy nghĩ, bất cứ một người nào có trí khôn cũng đều thấy rằng ngũ uẩn giai không.Từ sắc, thọ, tưởng, hành thức đều biến đổi, đều không thật và bất ổn định. Hiểu được như vậy thì chúng thay đổi mặc chúng, mắc mớ gì ta phải lo âu phiền muộn. Với người con Phật, cái "ngã" là cái lầm chấp, chứ làm gì có thân nầy, tâm nầy. Đạo Phật là như vậy đó, đạo Phật thật gần gủi với chúng ta, chứ không phải đi tìm cầu một thứ gì xa vời. Đạo Phật không chống lại việc làm ra của cải vật chất, làm cho cuộc sống được thoải mái hơn. Tuy nhiên, để tránh bỏ tham ái, Phật khuyên chúng ta nên mưu sinh bằng những phương cách lương thiện và nên thường dùng tiền của mình làm ra mà bố thí cho người. Vì của cải vật chất có thể mang chúng ta đến những tinh cầu xa xôi, nhưng không mang lại cho ta sự an ỗn trong đời sống. 

Người tu hành không lầm nhân quả

Hãy luôn nhớ lời Phât dạy mà tiến tu: "Hãy luôn nhớ lới Phật dạy mà tiến tu: "Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Được thân người, lại gặp Phât pháp, mà không tiến tu thì quả là uổng cho phí vô cùng. Hãy cố làm từ những việc nhỏ thiện lành, để tạo phước báu. Hãy sống chân chánh với chánh pháp của nhà Phật. Hãy luôn an trú trong Bát Chánh Đạo của nhà Phật, thì cho dù không mong cầu, cuộc sống ta là hạnh phúc lành mạnh, cuộc tu ta là con đưởng giải thoát đương nhiên. Sống mà không sanh lòng dục vọng, thì làm gì có chuyện oán thù ganh tị. Sống mà nhẫn nhục thì còn có sự bình an tĩnh lặng nào hơn. Còn xã hội nào hoàn hảo hơn xã hội của những người luôn biết sửa lỗi.

Tóm lại, ai ai rồi cũng lão, bệnh, tử, có điều là chúng ta có chịu tiến tu để cho lão, bệnh, tử cứ đến và cứ đi một cách tự nhiên, mà ta không phiền muộn hay đau đớn trong tuyệt vọng. Làm được như vậy là chúng ta đang thong dong rảo bước trên đường đời hạnh phúc và đường tu tự tại và giải thoát vậy. 

Trích "Đạo Phật trong đời sống" - Thiện Phúc

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm