Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người tu thành Phật (Phần 5)

Tu là tiếp nhận những lời Phật giáo hóa, làm theo ý Phật để tránh điều xấu làm điều tốt. Hành giả nhận thấy Tu là hữu ích vì được Phật độ nên khởi tâm tri ân tức biết ơn Phật. Điểm này chung cho cả Phật tử và Chân tử.

Audio

 8. Tu là báo ân Phật, cúng dường Phật và đảm trách Như Lai ( tiếp theo) 

Trong khi tu trì Chánh Pháp, người Phật tử thông thường và người Chân tử đã cảm nhận và quán thấy giống nhau khác nhau như thế nào ? Sau đây là một vài nhận xét:

Tu là báo ân Phật

Tu là tiếp nhận những lời Phật giáo hóa, làm theo ý Phật để tránh điều xấu làm điều tốt. Hành giả nhận thấy Tu là hữu ích vì được Phật độ nên khởi tâm tri ân tức biết ơn Phật. Điểm này chung cho cả Phật tử và Chân tử.

Tri ân thì chung nhưng báo ân tức đền ơn thì khác biệt:

Phật tử báo ân Phật bằng cách đi chùa lễ Phật, làm công quả, cúng dường hoa trái, đèn nhang hay tiền bạc để in kinh, đúc chuông đúc tượng... Phật tử báo ân Phật như vậy với tâm niệm được Phật độ ban Phúc lành cho, thoát khỏi tại ương khổ não, nghĩa là tin vào Tha Lực ở Phật hơn là Tự Lực ở mình.

Người tu thành Phật (Phần 4)

283334180_1221722515304616_1746882600927985590_n

Chân tử báo ân Phật bằng cách Tự độ, tự giác và Độ tha, giác tha, tâm niệm hành trì Bồ-tát Đạo là làm vui lòng bậc Từ Phụ, tăng trưởng tín lực thêm niềm tin ở Tự Lực. Chân tử cảm nhận thấy mình là con ruột của Phật, được cha thương yêu nên cố gắng sửa mình để báo hiếu, đền ơn dưỡng dục của cha đã dành cho mình, cảm nhận thấy thân mật gần gũi như tình cha con sống chung một nhà, Phật học gọi là sinh ra và sống trong nhà Như Lai. Trong khi đó, Phật tử có tâm thức mình là tín đồ và Phật là giáo chủ, hai người sống ở hai nơi cách biệt, Tín đồ sống ở Nhân giới và Phật sống ở Phật giới tức Pháp giới Như Lai, không có cảnh sống chung trong tâm thức Cha Con Một Nhà.

Tu là cúng dường Phật

Cúng dường có gốc phát âm từ chữ Hán cung dưỡng. Nghĩa từ chữ CUNG là trao một vật gì cho người khác như cung cấp, cung ứng, cung cầu...; dưỡng là nuôi sống như dưỡng dục, dưỡng nhi, phụng dưỡng... Cúng dường là tiếng ghép đôi dùng riêng trong Phật học có nghĩa như cung dưỡng, diễn tả thêm ý tôn kính của tín đồ như cúng dường Phật, cúng dường Tam Bảo, cúng dường chư Tăng...

Tôn giáo nào cũng vậy chỉ trường tồn khi có niềm tin và hành trì của tín đồ. Nếu không có tín đồ, tôn giáo không có đạo lực, chỉ là một hệ thống tư tưởng giáo lý nằm yên trong thư viện hay viện khảo cổ. Đức Thích Ca hiển lộ ở nhân gian có 80 năm, Phật tử không thể cúng dường Đức Thích Ca để nối dài thêm tuổi thọ của bậc Từ Phụ. Nhưng Pháp thân Như Lai không sanh không tử, hiện hữu vĩnh cửu từ lâu trước khi Thái tử Tất-đạt-đa ra đời và trường tồn mãi mãi sau khi Đức Thích Ca nhập diệt, chấm dứt đời sống ở nhân gian.

Một câu hỏi then chốt: Pháp thân Như Lai bất sanh bất tử, như vậy Phật tử có cần cúng dường để Pháp thân Phật trường tồn hay không ? Nếu Phật tử không cúng dường nữa Pháp thân Phật sẽ ra sao ? Xin thưa: Pháp thân Phật bất sanh bất tử, đây là Chân đế, Sự thực tuyệt đối không bàn cãi. Tuy nhiên, sự hiển lộ của Pháp thân Phật ở Nhân giới để giáo hóa nhân gian có thời gian hữu hạn, kể từ khi Phật tử phát tâm hành trì Chánh pháp cho đến khi hành giả không còn tu trì nữa. Trường hợp giả sử không còn một tín đồ Phật giáo nào hành trì nữa, Pháp thân Phật vẫn trường tồn bất diệt nhưng liễu duyên với Nhân giới không còn hiển lộ để cứu vớt con người ở trần gian nữa.

Nói ngắn gọn: Phật hiển lộ để cứu độ nhân loại, Phật tử có cúng dường để báo ân Phật thì Phật tồn tại ngay trong tâm thức của người con Phật, Phật tử không thường hằng cúng dường nữa thì Phật vân du hóa độ sang Pháp giới khác, không còn tiếp tục hiển lộ ở Nhân giới nữa. Thời gian Phật hiển lộ ở Nhân giới dài lâu hay mau chóng tùy ở sự cúng dường của Phật tử. Do đó mới có câu Tu là cúng dường Phật, tu là cung ứng thức ăn tinh thần để nuôi dưỡng cho lớn mạnh Đạo lực tức Chân tâm Phật tánh của chính mình. Tu là chuyển tâm thức tự thân mình, tâm chuyển là nghiệp chuyển, là trưởng dưỡng Phật tánh ở chính mình, là chuẩn bị cho mình thành Phật trong tương lai. Cúng dường Phật là nuôi dưỡng Đạo lực cho trường tồn. Nếu không còn tín đồ chăm lo cúng dường. Đạo lực sẽ chấm dứt ở nhân gian.

Về mặt hành trì, Phật tử cúng dường Phật cần sáng tỏ danh xưng Phật nói ở đây là Pháp thân Như Lai, không phải là Nhục thân của Đức Thích Ca. Hiểu đầy đủ nội dung câu Tu là cúng dường Phật như sau:

Về phương diện vật chất, phương tiện tài chánh, Cúng dường Phật là cung cấp những phương tiện cần thiết để Giáo Hội Phật giáo có đủ điều kiện hoạt động. Đại đa số Phật tử hiểu đầy đủ về mặt vật chất phương tiện.

Về phương diện tinh thần, cứu cánh tâm linh, Cúng dường Phật là cung cấp thức ăn tinh thần để Pháp thân Như Lai có đầy đủ thuận duyên hiển lộ ở thế gian, nghĩa là Phật tử nhất tâm tu trì Chánh đạo từ thế hệ này qua thế hệ khác liên tục không ngừng, như vậy là tạo dựng cơ duyên đón mời Pháp thân Như Lai diệu ứng trường tồn ở thế gian để cứu độ chúng sanh, không vân du đi Pháp giới khác.

Một trường hợp dẫn chứng điển hình: Pháp thân Như Lai, Như Lai tánh hay Phật tánh thuộc Pháp tánh chân như vô tướng vô hình diệu ứng trong Pháp giới Vô Vi, tên gọi trong Khoa học nhân văn ngày nay là thế giới bản thể. Pháp thân Như Lai bất sanh bất tử, giải thoát khỏi Luân Hồi vì lý do đã viên mãn Đạo quả, chứng nhập Tịch Diệt Niết-bàn. Danh xưng thông thường hay gọi tắt là Phật nên dễ gây nhầm lẫn Pháp thân Phật với Hóa thân Phật.

Đức Phật Thích Ca tức Thái tử Tất-đạt-đa sanh năm 563 trước Tây lịch, nhập diệt năm 483 trước Tây lịch thọ 80 tuổi. Nhục thân Thái tử Tất-đạt-đa tức Phật Thích Ca thuộc Pháp giới Hữu Vi, tên gọi ngày nay là thế giới hiện tượng. Nhục thân Phật Thích Ca có sanh có tử thuộc Pháp tướng  có sắc tướng có hình dạng giống như người thế gian. Quán tưởng Phật Thích Ca trong thời gian tại thế, người khéo tu nhận thấy Pháp thân Như Lai đã diệu nhập vào nhục thân Phật Thích Ca, đồng thời Phật Thích Ca là Hóa thân của Như Lai hiển lộ ở thể xác của Thái tử Tất-đạt-đa để thực hiện việc giáo hóa chuyển nghiệp cho chúng sanh. Khi Phật Thích Ca nhập diệt không còn ở thế gian nữa, Pháp thân Như Lai bất sanh bất tử liền rời khỏi nhục thân Phật Thích Ca, chấm dứt việc hóa độ chúng sanh ở Nhân giới.

Kể từ khi Đức Thích Ca nhập diệt năm 483 trước Tây lịch, Pháp thân Như Lai không còn hóa hiện ở nhân gian nữa. Đạo lực Phật pháp tuy vẫn còn nhưng yếu dần, do đó có danh xưng thời Mạt pháp chỉ thời đại hiện nay của nhân loại. Thời Mạt pháp sẽ chấm dứt khi có sự hóa hiện Phật Di Lặc ở nhân gian. Thời điểm Pháp thân Như Lai hiển lộ hóa nhập vào Phật Di Lặc đến với nhân loại sớm hay muộn tùy thuộc vào công phu cúng dường của toàn thế giới Phật tử ngày nay.

(còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trái tim bất tử - Kỳ 3: Vị pháp thiêu thân

Nghiên cứu 17:14 16/05/2024

Tâm sự lời cuối với Bồ-tát Thích Quảng Đức và dặn dò sư tăng bảo vệ ngài ở chùa Ấn Quang, Hòa thượng Thích Đức Nghiệp khẩn cấp chuẩn bị cuộc tự thiêu sáng mai.

Một chút từ bi cứu cả nhà thoát chết

Nghiên cứu 18:00 15/05/2024

Có một gia đình ở gần bìa rừng, trong lúc cả gia đình đang cúng tế, đột nhiên có một con nai chạy vào, số là con nai này đang bị người thợ săn và con chó săn của ông ta đuổi bắt, do cùng đường nên con nai mới chạy vào nhà xin cầu cứu.

Bậc thầy trị liệu tâm lý vĩ đại

Nghiên cứu 09:51 15/05/2024

Nhiều người lý giải Phật giáo như một tôn giáo giàu triết lý và có nhiều tín đồ từ thời cổ đại. Ngày nay, Phật giáo là một kho tàng phương pháp trị liệu thực tiễn theo nghĩa phổ thông và được nhiều người áp dụng để chữa lành những vấn đề tâm lý đang nổi cộm hiện nay.

Chú Đại Bi cứu vãn hôn nhân thê thảm

Nghiên cứu 16:45 14/05/2024

Bà Trần Mộng Cầm năm nay 83 tuổi, nhà ở tại Huệ Viên Lầu, Hương Cảng. Bà rất thành tâm thiện ý muốn đem công phu Thiếu Lâm truyền cho người đồng thời còn dạy họ tụng Chú Đại Bi khuyên họ hành thiện tu tâm tính và giúp sức hóa độ người có duyên.

Xem thêm