Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 22/07/2013, 09:59 AM

“Nhà sư” bị tố bấm huyệt làm sưng tấy vùng kín phụ nữ bất ngờ lên tiếng

“Tôi không phải người phá chùa. Tôi là người bảo vệ chùa, bảo vệ Phật pháp, bảo vệ trụ trì…”, đó là lời khẳng định của Tỳ kheo Thích Long Tịnh, “nhà sư” bị tố chữa bệnh làm sưng tấy vùng kín phụ nữ đang gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Nhà sư bị tố “sàm sỡ” phụ nữ vẫn ở chùa Cao Linh

Sau khi được mục sở thị thông tin mình bị trục xuất khỏi chùa Cao Linh (An Dương, Hải Phòng) do Đại đức Thích Giác Nghiên công bố, ông Tịnh (tên thật là Vũ Ngọc Liễu, SN 1947) rất bất ngờ. Bởi lẽ, trong tay ông Tịnh hiện tại vẫn là chìa khóa phòng của ông ở chùa Cao Linh và y pháp lúc nào cũng mang theo bên người. “Nếu bị trục xuất khỏi chùa thì phải có quyết định và những thứ gì nhà chùa đã ban phát cho phải được thu hồi về hết. Nhưng hiện tại, ông Tịnh vẫn mang theo những thứ đó bên người”, Tỳ kheo Thích Long Tịnh khẳng định về việc mình hiện tại vẫn là người nhà chùa. Khẳng định nhưng ông không bức xúc bởi lẽ, nếu bức xúc thì sẽ không bao giờ tu được.

Tì kheo Thích Long Tịnh luôn mang theo y pháp bên người.
Tỳ kheo Thích Long Tịnh luôn mang theo y pháp bên người.

Quay trở lại sự việc khiến dư luận xôn xao trong những ngày qua khi ông Tịnh bị tố có hành vi bấm huyệt làm sưng tấy vùng kín của chị Lê Thị Vân (SN:1977, trú Lê Chân, Hải Phòng) - bệnh nhân khi đó đang điều trị tại khoa Thần kinh, bệnh viện Việt - Tiệp (Hải Phòng), hiện tại đã ra viện, ông Tịnh cũng không nghĩ, việc mình làm phúc cứu người lại có kết quả như thế.

Ông Tịnh đang làm phúc, xoa bóp, bấm huyệt cho người bị tai biến mạch máu não.
Ông Tịnh đang làm phúc, xoa bóp, bấm huyệt cho người bị tai biến mạch máu não.

Ông Tịnh cho biết chị Vân vốn bẩm sinh bị bệnh não, hai chân bại liệt và chuyên làm các công việc vặt như nhổ tóc bạc, tóc sâu… kiếm tiền. Lúc chuyển vào viện, cô Vân trong tình trạng chân bị dập bánh chè, vai bị trầy xước. Với bệnh tình như thế, khi xoa bóp không thể tránh khỏi đau đớn.

Thấy cô Vân có hoàn cảnh éo le, khi nhập viện không có tiền cũng không có người thân nên ông Tịnh đã đứng ra vận động bệnh nhân, người nhà bệnh nhân số tiền hơn 1 triệu để giúp cô nhập viện. Trong những cơn đau, cô Vân thường xuyên la hét.

"Trong phòng 407 có tới 6 giường bệnh, giường của tôi và của cô Vân cách xa nhau. Mọi người biết tôi ngồi thiền và có khả năng xoa bóp, bấm huyệt chữa đau nhức mới bảo tôi giúp cô Vân. Sau đó, tôi có xoa cho cô Vân loại thuốc giảm đau mà các cầu thủ đá bóng thường hay dùng, chỉ là xoa vào những chỗ đau.

Tỳ kheo Thích Long Tịnh trần tình: Người xuất gia là phải đoạn tuyệt “sắc giới” nhưng “cứu người phúc đẳng hà sa”. Việc làm của ông Tịnh là mọi người có lời nhờ chứ không phải như thông tin đã đưa là “Nói xong ông ấy thực hành liền”. Cách xoa bóp, bấm huyệt này ông Tịnh học được trên chùa Yên Tử, có sách vở chứ không phải yếu tố thần thánh gì ở đây. Ông  Tịnh đã giúp cô ấy không đau và mọi người đều biết, đều rất hoan nghênh.

Nói về nỗi “oan khiên” của mình, ông Tịnh cho PV xem rất nhiều giấy tờ: từ chứng minh nhân dân cho tới các giấy tờ chứng minh thương tật, rồi cả giấy tờ chứng minh việc ông đã được chứng nhận thụ giới và xuất gia tại chùa Cao Linh.

Cuộc đời “nhà sư” bị tố làm sưng tấy vùng kín của phụ nữ

Trong tiếng thở dài và nét mặt vẫn chưa hết ngạc nhiên về những lời “đồn thổi” đang gây bão dư luận và vô tình bủa vây mình, ông Tịnh chia sẻ thêm: Cơ quan công an đã chứng minh tôi vô tội và yêu cầu hai bên gia đình hòa giải, không được gặp nhau nữa. Tôi là người đi tu, tôn trọng pháp luật cũng là tôn trọng Phật. Tôi không phải người phá chùa. Tôi là người bảo vệ chùa, bảo vệ Phật pháp, bảo vệ trụ trì…

Giấy chứng nhận thụ giới của ông Tịnh để chứng minh mình không phải sư giả. Trong đó có ghi rõ: nơi xuất gia là chùa Cao Linh.
Giấy chứng nhận thụ giới của ông Tịnh để chứng minh mình không phải sư giả. Trong đó có ghi rõ: nơi xuất gia là chùa Cao Linh.

Rồi ông Tịnh kể tôi nghe về quá khứ khiến ông bị mọi người hiểu là “tiền sử bị bệnh thần kinh và không ít lần phải vào khoa thần kinh của bệnh viện điều trị”. Hơn 20 năm đứng trong hàng ngũ quân đội kháng chiến chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ trên các chiến trường miền Nam , từng được truy tặng Huy chương kháng chiến hạng Nhất, ông Tịnh bị chảy máu não, tai biến tới lần thứ 3.

Về nhà, vợ con có, hàng xóm có và thậm chí cả người giúp việc, nhưng họ không dám gần ông. Bởi lẽ, di chứng của căn bệnh này, mỗi lần ông lên cơn đau đều không làm chủ được hành vi của mình, đập phá và thậm chí có thể đánh bất cứ ai.

Rồi ông li hôn vợ với kết luận của tòa: Li hôn vĩnh viễn hai bên bất khả kháng không có quyền kiện cáo; riêng tài sản, con cái cũng như công việc trong gia đình, pháp luật không can thiệp.

10 năm chiến đấu với bệnh tật, ông Tịnh cho biết mình “quy y cửa Phật” cũng được gần 10 năm nay. Phương pháp ngồi thiền, tập bấm huyệt, xoa bóp đã tự giúp ông thoát khỏi sự “hung bạo” vô tình trở thành bản tính. Và ông đã đem sự kì diệu của phương pháp mình học được để đi giúp người.

Khi được hỏi về tính “thích gần gũi phụ nữ” mà dư luận đã bàn tới, ông Tịnh chỉ lắc đầu: Từ trước tới nay, từ trụ trì chùa cũng như tu thiền học đạo… gặp những người đau đầu không kể nam nữ, hoặc đứa trẻ kêu khóc la hét đưa tới bệnh viện nhưng các bác sĩ chưa chữa được, họ đưa tới tôi, tôi xoa trán, bấm huyệt thì họ khỏi và không la hét nữa. Tôi làm điều ấy, không chỉ miền Bắc mà cả miền Nam nên không thể gọi là “thích gần gũi phụ nữ” được.

Ông Tịnh bên quả chuông, gắn với công việc hàng ngày của mình ở chùa Cao Linh.
Ông Tịnh bên quả chuông, gắn với công việc hàng ngày của mình ở chùa Cao Linh.

Khi tôi tìm tới chùa Cao Linh, người quét dọn ở đây kéo tôi sang một bên, tay vẫn cầm tờ báo có bài viết về Tỳ kheo Thích Long Tịnh bị tố làm sưng tấy vùng kín của phụ nữ. Bà hỏi: “Cháu là người nhà của cô Vân hay chỉ là người tới vãn chùa và gặp thầy Nghiên để tôi còn dặn”. Khi tôi khẳng định mình không phải người nhà cô Vân, bà không nói gì nhưng lại hỏi dồn dập: “Liệu có đúng như vậy không vì ông Tịnh ở đây sống tốt lắm, ông ấy cũng hiền lành chẳng gây thù chuốc oán với ai bao giờ?”. Thấy ông Tịnh đi xe máy vào chùa, bà chỉ theo và nói: “Đấy, ông Tịnh đấy!”.

Và hơn hết, qua những lời trần tình của mình, Tỳ kheo Thích Long Tịnh bày tỏ mong muốn có được sự hoan hỉ để minh oan cho chính mình.

Tác giả: N.Huệ/Nguồn: www.ttvn.vn

TIN, BÀI LIÊN QUAN:


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Nhân vật văn hóa và nhà nhân văn chủ nghĩa vĩ đại của mọi thời đại

Nhịp cầu Phật giáo 10:38 07/12/2018

PGVN xin trân trọng giới thiệu toàn bộ diễn văn khai mạc hội thảo khoa học “Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm - đặc sắc tư tưởng và văn hóa” của Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm – xã Thượng Yên Công – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh, sáng ngày 6 tháng 12 năm 2018, tức ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tuất.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế

Nhịp cầu Phật giáo 09:15 16/11/2018

Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.

Sự ngộ đạo trong thế giới Kim Dung

Nhịp cầu Phật giáo 16:08 05/11/2018

Tóm lại, từ bi chính là cái gốc của võ công Phật gia trong thế giới võ hiệp Kim Dung. Chỉ có dùng tâm từ bi để hóa giải nó mới có thể đẩy lui trường năng lượng xấu, bảo toàn thân thể. Nói cách khác, song song với việc học võ, phải rèn luyện tâm tính bằng cách đọc và thực hành các kinh Phật cho nhiều mới không sinh ra bệnh tật. Thần tăng vô danh chính là một minh chứng.

Sinh hoạt tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc

Nhịp cầu Phật giáo 11:28 01/11/2018

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc (chủ yếu là Phật giáo, Công giáo và Tin lành), bài viết chỉ ra những tác động của các tôn giáo để tìm giải pháp vừa phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả với các các âm mưu, hành động lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, dân tộc để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững; vừa bảo đảm thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn trọng, bảo đảm tự do tôn giáo của nhân dân, x&

Xem thêm