Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/06/2020, 19:43 PM

Nhận thức về cuộc đời

Là người con Phật, ta đừng nên chỉ lấy danh nghĩa, mà ta nên nhìn nhận cuộc đời này một cách có chánh kiến, để từ đó ta nhận thức được và hãy dần chuyển hóa cái khổ đau trong vòng quay luân hồi.

 Đức Phật an nhiên tự tại giữa cuộc đời

Cuộc sống ta là những chuỗi ngày trải nghiệm, và nhận lãnh những hậu quả mà ta đã gieo trồng ở hiện tại mà còn cả ở quá khứ. Giây phút hiện tại ta buồn vui, hạnh phúc hay khổ đau đều là nhân mà ta đã gieo. Riêng cái nhìn của tôi, chắc là chúng ta đã gieo nhân xấu nhiều nên thấy hiện tại cuộc sống này đa phần là khổ đau. 

Chúng ta cứ loay hoay trong vòng khổ lụy: khổ vì tình, khổ vì tiền, khổ vì đau bệnh, rồi kể cả giàu có cũng có nỗi khổ… đủ thứ cái khổ trên đời. Cuộc đời này như vòng quay 360 độ, làm gì đi đâu rồi cũng quay lại vị trí ban đầu. Và cứ như thế lặp đi lặp lại bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp, ta mới chuyển hóa cái khổ ấy được? Sẽ khó nếu chúng ta không nhận ra hay nhận ra mà ta chưa chịu chuyển hóa nó.

“Để không thấy cảnh trái ngang

Lừa thầy, phản bạn, dối gian tình người

Có tiền bỗng chốc lên voi

Hết tiền xuống chó, người đời rẻ khinh.

Làm quan kẻ tiếp người nghênh

Hết quan, lính tráng chẳng nhìn ngó chi

Còn duyên khối kẻ si tình

Hết duyên, buồn tẻ đi về quạnh hiu.

Bạn bè thân thiết bao nhiêu

Đến khi ngã bệnh, sớm chiều chẳng ai

Tình người bạc bẽo lắm thay

Điêu ngoa, gian dối, đắng cay miệng đời.

Triệu người quen khắp mọi nơi

Hỏi rằng mấy kẻ thân chơi thật lòng

Đến khi từ giã dương trần

Hỏi rằng mấy kẻ đưa phần mộ tang.

Đời là bể khổ trần gian

Mong cho hết kiếp vương mang hồng trần”.

(Trích nguồn: https://onlinetinhyeu.com/doi-la-be-kho.html).

Cuộc đời hạnh phúc hay cuộc đời ý nghĩa?

Cuộc sống ta là những chuỗi ngày trải nghiệm, và nhận lãnh những hậu quả mà ta đã gieo trồng ở hiện tại mà còn cả ở quá khứ. Giây phút hiện tại ta buồn vui, hạnh phúc hay khổ đau đều là nhân mà ta đã gieo.

Cuộc sống ta là những chuỗi ngày trải nghiệm, và nhận lãnh những hậu quả mà ta đã gieo trồng ở hiện tại mà còn cả ở quá khứ. Giây phút hiện tại ta buồn vui, hạnh phúc hay khổ đau đều là nhân mà ta đã gieo.

Quanh ta toàn là điều khổ mà ta có nhận ra đâu. Hay dù ta có thể nhận ra đó là điều khổ, nhưng chỉ là cảm xúc, nhận thức nhất thời vì lúc đó ta đang gặp vấn đề gì đó không vui hay một điều gì làm ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Và rồi khi khoảnh khắc ấy qua đi thì ta vẫn cứ đâm đầu vào những khổ đau, mà do cái vô minh, tham lam, si mê, ta đã chăm bón tưới tẩm từ bao đời trước.

Ta cứ nói lý do ta khổ là vì cái số nó vậy, rồi vì thế này thế nọ. Ở hiện tại, nếu chúng ta không chịu nhận ra và chuyển hóa cái khổ của ta đã gieo trồng trong cuộc sống này từ bao lâu nay, thì chắc rằng ta sẽ nếm trải tám cái khổ này ở hiện tại và cả về sau: 1. Sanh khổ; 2. Lão khổ; 3. Bệnh khổ; 4. Tử khổ; 5. Ái biệt ly khổ; 6. Oán tắng hội khổ; 7. Cầu bất đắc khổ; 8. Ngũ ấm hội khổ.

Trong luận Đại Trí Độ có nói: “Vô lượng chúng sanh có ba thứ khổ ở thân là già, bệnh và chết. Ở tâm có ba thứ khổ là tham, sân và si. Ở đời sau có ba thứ khổ là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh”.

Học thiền để thay đổi cuộc đời

Quanh ta toàn là điều khổ mà ta có nhận ra đâu. Hay dù ta có thể nhận ra đó là điều khổ, nhưng chỉ là cảm xúc, nhận thức nhất thời vì lúc đó ta đang gặp vấn đề gì đó không vui hay một điều gì làm ảnh hưởng đến cuộc sống của ta.

Quanh ta toàn là điều khổ mà ta có nhận ra đâu. Hay dù ta có thể nhận ra đó là điều khổ, nhưng chỉ là cảm xúc, nhận thức nhất thời vì lúc đó ta đang gặp vấn đề gì đó không vui hay một điều gì làm ảnh hưởng đến cuộc sống của ta.

Chúng ta không thể nói khổ là do ngoại cảnh hay tại bị thế này thế kia, mà ta hãy nhìn và chấp nhận nguyên nhân chính mà đức Phật có nói: “Thân này mới là nguồn gốc của mọi điều khổ lụy, là nguồn gốc của các thứ tai họa”.

Là người con Phật, ta đừng nên chỉ lấy danh nghĩa, mà ta nên nhìn nhận cuộc đời này một cách có chánh kiến, để từ đó ta nhận thức được và hãy dần chuyển hóa cái khổ đau trong vòng quay luân hồi. Bằng những gì ta đã học được từ Phật pháp và cố gắng thực hành theo đó, thì chắc chắn một ngày không xa, ta sẽ dần thoát khỏi cái khổ lụy mà ta thường gây tạo và chịu đựng từ đời quá khứ đến hiện tại.

>Xem thêm video: "Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm