Những ác duyên khiến thoái tâm hành trì Lăng Nghiêm của người mới tu tập
Thần chú Lăng nghiêm có vị trí quan trọng trong Phật giáo, được đưa vào thời khóa công phu khuya, trì tụng mỗi ngày. Thần chú này được tin tưởng rằng có công năng và diệu dụng không thể nghĩ bàn, giúp hành giả tiêu trừ ma chướng để an trụ đại định, phá tan si ám để thành tựu trí tuệ, công đức.
Một là: Thấy chú dài quá rồi nản chí.
Một người trung bình phải mất 6 tháng hay 9 tháng là sẽ thuộc được chú Lăng Nghiêm. Do dài quá và không có ai trợ đạo, hun đúc tinh thần nên thường hay bị “rụng như sung” sau 1 thời gian chịu khó trì tụng. Nên việc có nhiều nhóm Lăng Nghiêm sẽ tạo được môi trường thiện lành, sách tấn tinh thần tu học của hành giả. Nếu như các nhóm Lăng Nghiêm mà không mở ra nhiều như bây giờ, và trợ đạo thì chắc là phần đông không ai dám tụng thần chú này.
Hai là: yêu thích sự mầu nhiệm.
Thầy tôi cũng từng có 1 chú tiểu, từ nhỏ rất yêu thích chú Lăng Nghiêm bởi sự mầu nhiệm. Nên chú tiểu này cứ dốc hết tâm trí để nhớ từng câu, từng chữ. Nhưng sau nhiều năm hành trì miên mật mà không thấy thần thông gì cả, thế là bỏ tu luôn, sau này rồi cũng hoàn tục lại.
Có những người mới phát tâm tu trì Lăng Nghiêm mà ham mong cầu phước báo hữu lậu, các vị Hộ Pháp cũng gia hộ cho thấy 1 chút sự hiển linh để tăng tín tâm. Nhưng sau 1 thời gian mà không giữ gìn giới luật, phát tâm viễn ly, còn ham muốn tâm dính mắc với thế gian nhiều quá, hành trì không còn linh ứng và rồi…lại bỏ cuộc.
Trì chú Lăng Nghiêm, thanh tịnh quốc độ
Ba là: không có kiến thức Phật học vững vàng, và lập trường kiên định.
Mục đích chính của chú Lăng Nghiêm là an trú Chánh Niệm để mọi vọng tưởng lắng đọng lại. Cũng như bao pháp môn khác vậy thôi. Dù thiền, hay Tịnh, hay mật thì nguyên lý chung vẫn là an trú chánh niệm. còn diệu dụng sinh ra sẽ tùy vào từng pháp môn khác nhau.
Có 1 số người đang niệm Phật mười mấy năm, tự nhiên nghe ai nói Pháp môn Niệm Phật là do đời sau tự cải biên chứ Phật không nói. Vậy là bỏ niệm Phật liền, rồi nhãy qua Trì chú luôn. Vì nghe nói trì chú sẽ linh ứng hơn. Đang trì chú tự nhiên nghe ai nói, thời của Phật người ta ngồi thiền hít thở mà chứng A La Hán không. Vậy là tiếp tục bỏ trì chú để tu thiền. Không có kiến thức Phật học hay pháp môn vững vàng là hay bị tâm lý số đông chi phối lắm.
Bốn là: không thích ràng buộc giới luật.
Pháp môn nào cũng coi trọng giới luật của nó. Và đặc biệt chú Lăng Nghiêm còn yêu cầu khắc khe giới luật rất nhiều lần. Mình hành trì Lăng Nghiêm mà sống phóng túng là hay bị các Hộ Pháp “tác động nhẹ”, cuộc sống xào xáo lên, thế là lại nói câu, trì chú bị xui nên bỏ cuộc, chứ không chịu xem đó là 1 cơ hội để trui rèn, nâng cao giá trị bản thân mình sống trong giáo pháp Như Lai. Kim cương luôn chịu áp lực lớn hơn 1 viên than sỏi bình thường. Đồng thời mình đã nói rất nhiều lần vì mình cũng từng thất bại trong việc tu trì Lăng Nghiêm này. Phải hết sức cẩn thận trong công việc, nâng cao chuyên môn nghề nghiệp mình. Mọi sự ẩu tả gây hậu quả về sau, là tâm mình khó an trú trong định Lăng Nghiêm lắm, và lúc đó lại bảo trì chú bị xui.
Năm là: Sợ Ma.
Có 1 lần ngài Ma Ha Ca Diếp sau khi xả định xong thì cảm thấy bị đau đầu dữ dội. Ngài sợ tu sai nên mới hỏi Phật, thì Phật mới nói có 1 con quỷ La Sát muốn thử xem đạo lực của Ngài tới đâu nên đã lén đánh vào đầu Ngài. Nếu Ngài mà không có định lực siêu việt là đã mất mạng rồi. Thật ra khi mình tu tập, đôi khi cũng có những loài phi nhơn họ muốn thử xem khả năng mình tới đâu rồi. Nhưng mà thường là tu trì mật chú, đặc biệt là Lăng Nghiêm là xung quanh đã được bảo vệ nghiêm ngặt, không có cho yêu ma quỷ quái quấy nhiễu rồi, nên không có ai phá mình được hết.
Người mới sơ cơ tu tập, mà chỉ cần nghe ai nói trì chú Lăng Nghiêm bị ma phá, đổ nghiệp là họ nản chí bỏ cuộc liền. Trì chú mà đổ nghiệp, bị xui, ma phá thì thế gian ai dám trì tụng nữa. Sợ nhất là con cháu ma vương cứ gieo rắc tà kiến xúi giục người ta bỏ tu trì Lăng Nghiêm. Tôi gặp nhiều chuyện Phật tử Thiền Tông Tân Diệu, tu thiền hít thở gì của họ thì không lo tu, tự nhiên đi hướng dẫn người ta tu trì mật chú sao cho đúng cách và kết quả cuối cùng là…đừng có tụng chú Đại Bi, Lăng Nghiêm nữa xui lắm.
Xin được liệt kê những nguyên nhân căn bản nhất từ nhiều người bỏ cuộc tu trì Lăng Nghiêm. Hy vọng mọi người chú ý.
Trích Thánh Địa Lăng Nghiêm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Hạnh nguyện và năng lực gia trì của đức Phật Dược Sư
Kiến thức 11:10 31/10/2024Hôm nay, nhân ngày kỷ niệm vía đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chúng tôi xin nói về mười hai hạnh nguyện của Ngài. Đức Phật Dược Sư còn có tên là Đại Y Vương Phật, Ngài là vị giáo chủ cõi Tịnh Lưu Ly ở phương Đông.
Cảnh cùng khốn
Kiến thức 09:39 31/10/2024Người khéo học đạo thì trước trị trong để dẹp ngoài, đừng tham ngoài để hại trong. Cho nên giáo hóa chúng sanh, cốt yếu ở tâm thanh tịnh. Muốn chánh được người, cố nhiên phải chánh mình trước.
Lục độ: Sáu pháp vượt bờ
Kiến thức 09:00 31/10/2024Một trong những hành pháp tiêu biểu của Đại thừa là Lục độ. Tư tưởng lục độ Bồ tát ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của đời sống Phật giáo Việt Nam gần 2000 năm nay.
Xem thêm