Những lợi lạc không thể nghĩ bàn của người xiển dương Phật pháp
Nếu chúng ta một lòng hoằng pháp độ sanh, thì phải biết đặt Tam bảo và chúng sanh lên hàng đầu. Chúng ta phải làm bằng cái tâm chân thật không được tự tư và tự lợi, thì mới thấy được sự gia hộ nhiệm mầu của chư Phật.
Hoằng pháp là một trong những trách nhiệm quan trọng của người đệ tử Phật. Tùy theo hoàn cảnh và thời đại, việc hoằng pháp có những nhu cầu lẫn cách thức khác nhau.
Có thể nói, hoạt động xiển dương chánh pháp được xem là một nghệ thuật xuất phát từ Từ tâm và Bi tâm, là công việc của con tim, tùy theo nhân duyên và hoàn cảnh, tùy theo căn cơ, trình độ mà truyền dẫn nguồn sống tuệ giác, từ sự nhiệt huyết và sự rung động trong tâm hồn nhà hoằng pháp đến tâm hồn của người học Phật.
Đức phật sau khi thành đạo, thành lập Tăng đoàn cũng không ngoài chủ đích là hoằng pháp. Trước khi chư tăng lên đường hoằng pháp, Ngài nhắn nhủ: “Hãy ra đi, các Tỳ kheo, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người. Vì lòng từ bi hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Tiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngả. Này hỡi các Tỳ kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai, nghĩa lý và văn tự”.
Thế giới ngày nay đang trong xu thế toàn cầu hóa, nguyên lý nhị khế (Khế cơ - khế lý) lại càng tạo nên một sức mạnh trong việc truyền bá giáo lý đạo Phật đi vào cuộc đời. Nếu người Đông Phương xem đạo Phật như một tôn giáo thuần túy thì người Phương Tây xem đạo Phật như một nghệ thuật sống, một phương thức làm cho con người thăng bằng về tâm thức, nó giải quyết những bế tắc của đời sống dư thừa về vật chất nhưng hoàn toàn thiếu vắng về tinh thần. Đạo Phật đến như một phương thuốc làm cho con người đang chạy đua với vật chất dừng lại nhằm ổn định, cân bằng trong cuộc sống hàng ngày của chính mình.
Uy tín cùng chất lượng xiển dương chánh pháp trên các nền tảng công nghệ
Ba cách hoằng pháp căn bản
Trí tuệ hoằng pháp
Là nói những người có trí tuệ và thượng căn tiếp nhận được đạo nghiệp của Như lai, để giáo hóa chúng sanh hữu tình giác ngộ, lìa mê. (Cách hoằng pháp này chư Tăng, Ni và chư Cư sĩ có đủ khả năng hơn).
Tịnh tài hoằng pháp
Là nói về những người không có đủ trí tuệ, nhưng cố gắng làm việc cực khổ ngày đêm để dành dụm tiền bạc và thời gian để phụ giúp hoặc in Kinh sách lưu truyền rộng ra, giúp cho chúng sanh giác ngộ, lìa mê. (Cách hoằng pháp này Phật tử tại gia có khả năng hơn).
Công phu hoằng pháp
Là nói đến công phu tu hành của mỗi người con Phật. Về mặt công phu hoằng pháp thì không phân biệt xuất gia hay tại gia, vì tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật. Nói về công phu hoằng pháp thì chúng ta không cần phải có trí tuệ, thượng căn hay là tiền bạc, mà chúng ta chỉ cần lão thật niệm A Di Đà Phật là đủ. Lão thật niệm Phật, nghĩa là chúng ta một lòng tin sâu tu niệm Phật và không thắc mắc hay nghi ngờ. Công phu tu niệm Phật là nhân, nhân sẽ sanh ra công đức, công đức sẽ tạo thành quả, khi quả chín muồi thì ta thành Phật. Khi thành Phật rồi thì ta sẽ độ được vô số chúng sanh, nên công phu hoằng pháp ai ai cũng làm được. Chỉ cần chúng ta được vãng sanh về cõi Phật A Di Đà và để lại bằng chứng hùng hồn cho hậu thế, thì bằng chứng vãng sanh của ta sẽ là bài pháp không lời cao siêu, dù ta không thuyết một lời nào. (Cách hoằng pháp này người xuất gia và tại gia đều có khả năng).
Ba cách hoằng pháp ở trên, tuy mỗi người mang trách nhiệm hoằng pháp khác nhau, nhưng về mặt thành tựu công đức và phước đức thì đồng nhau không hơn, không kém và đều thâu nhiếp được cả ba căn bản bố thí, đó là: Pháp bố thí, tài bố thí và vô úy bố thí.
Pháp bố thí: Nghĩa là chúng ta phải đem lời dạy của Phật để truyền lại cho tất cả chúng sanh.
Tài bố thí: Nghĩa là chúng ta đem tiền của mà mình có được hay là dùng sức lực của mình để giúp đỡ người. Tài bố thí gồm có hai phần, đó là: Nội tài và ngoại tài. Cúng dường tiền hay phẩm vật thì thuộc về ngoại tài bố thí, còn cống hiến sức lực của mình thì thuộc về nội tài bố thí.
Vô úy bố thí: Nghĩa là đem sự an vui và bình yên đến cho mọi người.
Lợi ích đối với người xiển dương Phật pháp
Với người dùng trí tuệ của mình để hoằng pháp, là những vị tu hành cực khổ và trau dồi Kinh sách ngày đêm để đi thuyết pháp cứu chúng sanh. Công sức, là thuộc về nội tài bố thí. Sau khi thành tài, người này đem kinh nghiệm tu hành và sự hiểu biết của mình để khai mở trí tuệ cho chúng sanh, đây thuộc về pháp bố thí. Chúng sanh sau khi nghe được những lời dạy của Phật thì được giác ngộ, lìa mê và đây thuộc về vô úy bố thí.
Những người xiển dương Phật pháp bằng tài lực, dùng tiền bạc của mình để in Kinh sách, băng đĩa, tạo tượng,… lưu truyền rộng ra. Tiền và phẩm vật là thuộc về ngoại tài bố thí. Người không có tiền nhưng biết đem công sức của mình để giúp phân phát Kinh sách, băng đĩa hay làm công quả, đây thuộc về nội tài bố thí. Trong Kinh sách, băng đĩa có lời dạy của Phật, đây thuộc về pháp bố thí. Người đọc Kinh sách, nghe băng đĩa được giác ngộ, lìa mê, hạnh phúc và an lạc, đây thuộc về vô úy bố thí.
Công phu hoằng pháp là nói những người niệm Phật được vãng sanh thành Phật. Sau khi vãng sanh, người này để lại bằng chứng hùng hồn cho hậu thế hoặc tùy nguyện trở lại để phổ độ chúng sanh. Công phu tu hành là thuộc về nội tài bố thí. Bằng chứng vãng sanh là bài pháp không lời cao siêu, đây thuộc về pháp bố thí. Chúng sanh sau khi thấy được bằng chứng thì không còn nghi ngờ và hoan hỷ tin sâu niệm Phật, đây thuộc về vô úy bố thí.
Tuy ba cách hoằng pháp ở trên có chỗ khác nhau, nhưng cùng một mục đích, đó là: “Dẫn dắt chúng sanh về gặp Phật A Di Đà”. Muốn thành tựu đạo nghiệp và trả ơn cho ba đời mười phương chư Phật và Bồ tát thì chúng ta hãy nắm tay và hỗ trợ cho nhau, để cứu chúng sanh thoát khỏi luân hồi và được vãng sanh thành Phật.
Hoằng pháp thời hội nhập ngày nay không những phải luôn luôn giữ gìn bản sắc đặc thù của mình mà còn phải phát triển với qui mô rộng lớn mang tính trí thức và tâm linh tôn giáo. Truyền thống và hội nhập phải kết hợp hài hòa, lợi ích, ánh sáng chân lý phải soi rọi đến từng ngõ ngách tâm lý con người hiện đại và những vấn đề mang tính xã hội đương đại, có như thế Hoằng pháp mới phát huy hết sức mạnh và vai trò của mình trong việc hướng dẫn tâm linh cho con người và xã hội.
Khi xã hội ngày càng phát triển và trình độ tri thức con người được nâng cao thì việc hoằng pháp cần phải đáp ứng được nhu cầu học hỏi, nghiên cứu tu tập cho mọi đối tượng. Thiết nghĩ một vị giảng sư ngoài kiến thức phổ thông xã hội rộng rãi, uyên thâm Phật pháp còn cần phải có một trình độ tâm linh vững chắc, có như thế thì việc truyền trao chánh pháp, chia sẻ kinh nghiệm tu tập được thuận lợi hơn. Hơn thế nữa kinh nghiệm tu tập và vững vàng đời sống tâm linh sẽ giúp cho vị giảng sư có đủ khả năng loại bỏ mọi tà kiến cho Phật tử, đồng thời đầy đủ bản lĩnh để kết hợp hài hòa giữa Phật giáo truyền thống và Phật giáo thời hiện đại một cách hợp lý.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Xem thêm