Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 14/10/2019, 17:56 PM

Những nét riêng biệt của gốm sứ Bát Tràng

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, giữa cuộc sống đương đại nhiều sôi động, Bát Tràng là làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam đã làm ra nhiều sản phẩm gốm độc đáo mang sắc thái riêng, giữ nguyên được nét đẹp, nét tinh hoa vốn có.

>>Tâm linh Việt 

gom su Bat Trang 3

Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở ven đô Thăng Long khoảng 600 năm nay. Các sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật, mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng.

Hầu hết các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng.

gom su Bat Trang 1

Hiện tại gốm Bát Tràng đa phần vẫn giữ được cách làm thủ công truyền thống cùng những bí kíp riêng biệt của từng gia đình tạo nên sự đa dạng, độc đáo trong từng sản phẩm. Những người thợ tài hoa, khéo léo của mình để tạo ra những sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng. Từ những sản phẩm như: Ấm chén, bát đĩa, lọ hoa, bình vôi, chum rượu… bằng gốm men rạn, men hoa lam hay men ngọc… tất cả đều độc đáo và có những dấu ấn riêng biệt.

Đến Bát Tràng mỗi chúng ta được tận hưởng hết các vẻ đẹp và cảm nhận, làng Bát Tràng như một rừng hoa muôn sắc. Sự phát triển của làng nghề Bát Tràng đến bây giờ và tiếp tục là một sự phát triển không ngừng nghỉ của những nghệ nhân, thợ giỏi, những người đã và đang cống hiến đóng góp cho làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng nói riêng và nghề gốm sứ của Việt Nam nói chung.

gom su bat Trang 2

Mới đây, ngày 9/10, Không gian văn hóa du lịch Bát Tràng - Chợ Chiều nằm trong Tổ hợp văn hóa 1102 tại làng gốm cổ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) chính thức được khai trương và vận hành.

Tổ hợp Văn hóa 1102 gồm khu vực Triển lãm Giấc mơ của Đất, Không gian Văn hóa Bát Tràng - Chợ Chiều, Không gian gốm Gia Tộc Việt, Không gian Tâm Linh Việt, Không gian gốm Hương Sa, phòng tranh thêu XQ Việt Nam, Không gian tôn vinh sáng tạo vì Bát Tràng, Vườn sen Tâm Linh Việt, khu vực trải nghiệm nghề làm gốm, khu vực gốm Gia đình.... dành cho công chúng tìm hiểu, trải nghiệm về lịch sử, văn hóa, thương mại, nghệ thuật gốm sứ... dành cho tất cả mọi du khách khi đến thăm làng gốm cổ truyền Bát Tràng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm