Niệm danh hiệu Bồ tát Quan Âm có vãng sanh được hay không?
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, niệm làm sao cho chúng ta cùng Ngài là một, tách nửa cũng chẳng rời ra, như vậy tới lúc lâm chung, dầu không muốn cũng phải sanh về Cực Lạc. Tại sao vậy?
Tại Trung Hoa, người ta thường nghe nói câu: “Nhà nhà Quán Thế Âm, nhà nhà Di đà Phật” (gia gia Quán Thế Âm, hộ hộ Di đà Phật). Ngài Quán Thế Âm thật là đặc biệt có duyên với chúng ta, Ngài sẵn sàng rước chúng ta về cư ngụ vĩnh viễn nơi đất Cực Lạc, chẳng phải qua một thủ tục di dân nào. Chỉ cần chúng ta tỏ ra chân thành, một niệm thỉnh cầu, là có thể tới được, tuyệt đối không có gì là phiền phức. Chỉ khi nào không có bằng chứng về “một niệm chân tâm” thì chúng ta không thể tới thế giới Cực Lạc.
Người niệm Phật cầu vãng sanh phải thật cảnh giác với ngoại duyên

Ảnh minh họa.
Làm thế nào để có bằng chứng về “một niệm chân tâm?” Thật quá dễ dàng, đơn giản vô cùng! Chúng ta chỉ cần chân thành mang hết tâm ý ra niệm: “Nam mô A-di-đà Phật,” hay “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” hay “Nam-mô Ðại Thế Chí Bồ-tát” là đủ, bởi vì Phật A-di-đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc, còn Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Ðại Thế Chí là những vị phụ tá đứng hai bên. Quý vị đó được gọi là Tây phương Tam Thánh. Bất cứ chúng ta niệm danh hiệu của vị nào, niệm sao cho đến nhất tâm bất loạn, nhất trần bất nhiễm, thì ắt được đái nghiệp vãng sanh, nghĩa là sanh về nước Cực Lạc dầu ta còn mang nghiệp, từ trong hoa nở ra thấy Phật hay thấy các vị Bồ-tát.
Nếu chẳng muốn di cư đến thế giới Cực Lạc, thì khỏi cần niệm danh hiệu Tam Thánh, nhưng còn muốn về Cực Lạc thì phải niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ-tát, khi còn sống sẽ được miễn ba tai bẩy nạn, khi chết thì được vãng sanh cõi Tịnh-độ, nhất cử lưỡng tiện, còn gì hay cho bằng.
Chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ-tát, niệm làm sao cho chúng ta cùng Ngài là một, tách nửa cũng chẳng rời ra, như vậy tới lúc lâm chung, dầu không muốn cũng phải sanh về Cực Lạc. Tại sao vậy? Bởi vì một khi gốc rễ đã vững chắc, thì tương lai ắt phải sanh cành sanh lá, nở hoa và kết trái vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Lần thứ hai Ma Vương tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?
Hỏi - Đáp
Hỏi: Lần thứ hai Ma Vương đã tìm cách phá hoại Bồ Tát Sĩ Đạt Ta ra sao?

Bản kinh ngắn, dễ hiểu dành cho Phật tử tụng kinh cầu an đầu năm
Hỏi - Đáp
Hỏi: Tôi muốn tụng kinh cầu an đầu năm tại tư gia để cầu nguyện gia đạo an lành. Tuy nhiên vì không có nhiều thời gian cũng như không rành rẽ các pháp thức kinh kệ nên tôi chỉ muốn tụng đọc bình thường những bản kinh ngắn, dễ hiểu, dễ thực hành.

Vì sao đầu năm cầu an cần tụng kinh, niệm Phật Dược Sư?
Hỏi - Đáp
Vì sao đầu năm các chùa thường tụng kinh Dược Sư để cầu an? Tôi muốn trì niệm danh hiệu Phật Dược Sư để được gia hộ. Xin cho biết nên trì niệm danh hiệu nào vì Phật Dược Sư có nhiều danh hiệu và ý nghĩa của danh hiệu cùng công năng của việc trì niệm Phật Dược Sư.

Vào chùa nên đi lối nào và đứng ở đâu để khấn nguyện?
Hỏi - Đáp
Vấn: Xin thầy cho con biết vào chùa con nên quỳ hoặc đứng ở đâu là đúng nhất khi thắp nhang và khấn nguyện? Vào chùa con nên đi cửa nào vào là đúng? Có bạn bảo là không được đi bằng cửa chính vì chỉ dành cho các thầy hay để cử hành lễ nhưng nếu chùa có một cửa thì phải làm sao?
Xem thêm