Nơi tượng Phật toả ánh sáng dưới trời
Nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được coi là làng nghề lâu đời nhất và nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Đây là nơi có những pho tượng Phật tỏa ánh sáng dưới trời.
>>Những ngôi chùa Việt độc đáo
Tọa lạc trong vùng đất Ngũ Hành Sơn, ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Champa từ Thánh địa Mỹ Sơn, làng đá mỹ nghệ là sự giao thoa một cách hài hòa của hai nền văn hóa Việt Cổ và Champa. Điều này đã tạo nên dòng chảy phong phú cả về sự sáng tạo lẫn hình tượng nghệ thuật để mang đến những tác phẩm đầy sức sống theo thời gian. Mỗi tác phẩm không chỉ được đục đẽo, mài gọt bằng bàn tay khéo léo, đôi mắt tinh anh, mà ở đó, người nghệ nhân còn gửi gắm tình cảm và thổi hồn sức sống cho “đứa con” của mình.
Làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII. Ông tổ nghề là một người quê gốc Thanh Hóa, tên là Huỳnh Bá Quát, người đã có công đem nghề đá từ xứ Thanh vào Đà Nẵng.
Ban đầu, ở làng nghề, số người biết nghề làm đá không nhiều; sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, như các loại cối giã gạo, cối xay ngũ cốc hoặc các bia mộ được khắc bằng đá. Đến khoảng đầu thế kỷ XIX, khi triều Nguyễn cho xây dựng nhiều cung điện, lăng tẩm, nghề đá ở đây có điều kiện phát triển, uy tín của làng nghề cũng nâng cao, một số thợ giỏi được triều đình phong hàm Cửu phẩm, nhiều thợ của làng được mời đi làm nghề ở khắp nơi.
Trước kia, đá nguyên liệu thường được khai thác tại chỗ - núi đá Ngũ Hành Sơn, chủ yếu là đá cẩm thạch, có nhiều màu sắc, hoa văn đẹp như màu đỏ, đen, trắng, kết cấu mịn, mềm, dễ đục. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu tại chỗ ngày càng cạn kiệt, từ năm 1990, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ra quyết định không cho phép khai thác đá ở Ngũ Hành Sơn nữa, thợ làng nghề phải nhập đá từ các nơi khác về.
Khi có nguyên liệu, thợ điêu khắc đá sẽ tạo hình sản phẩm ở dạng thô. Đó là công đoạn ra phôi. Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản gồm nhiều công đoạn như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình, vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.
Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
Để sản phẩm có màu sắc đẹp, đôi khi người thợ phải nhuộm đá bằng phẩm màu kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giày màu nâu, màu chàm... Bí quyết để có màu đẹp phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu. Sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay tài năng, kinh nghiệm của người thợ.
Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước ẩn chứa các lớp lịch sử, văn hóa trong từng công đoạn của nghề, trên từng sản phẩm, là bảo tàng sống về sinh hoạt văn hóa, đời sống tinh thần của người dân địa phương.
Năm 2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Theo đó, Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã hội đủ 4 tiêu chí theo quy định của Luật Di sản Văn hóa: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh tượng Phật đang tỏa ánh sáng dưới trời tại Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, TP. Đà Nẵng:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Khám phá chùa Khmer có tượng Phật nằm “khổng lồ” ở Sóc Trăng
Media 16:00 14/11/2024Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong hay thường gọi là chùa Som Rong với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ trở thành điểm điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến thành phố Sóc Trăng.
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng thính giới trong Lễ bố-tát tại Việt Nam Quốc Tự
Media 15:40 14/11/2024Sáng nay, 14/10-Giáp Thìn (14/11/2024), Đức Pháp chủ GHPGVN và chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh quang lâm Việt Nam Quốc Tự, cùng chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức, 21 quận, huyện thực hiện Bố-tát, thính giới chung.
Chùa Trấn Quốc, ngôi cổ tự hơn 1500 tuổi bên hồ Tây
Media 12:40 10/11/2024Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên.
Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn (An Giang)
Media 08:30 08/11/2024Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.
Xem thêm