Pháp đối trị tam độc

Một thời, Thế Tôn trú tại nước Xá Vệ, rừng cây Kỳ Đà, trong vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các thầy Tỳ kheo: “Sát sinh có ba thứ: đó là từ tham sinh khởi, từ sân sinh khởi, từ si sinh khởi. Cho đến tà kiến cũng có ba thứ: từ tham sinh khởi, từ sân sinh khởi và từ si sinh khởi. Lìa sát sinh cũng có ba thứ: từ không tham sinh khởi, từ không sân sinh khởi, từ không si sinh khởi. Cho đến tà kiến cũng có ba thứ: từ không tham sinh khởi, từ không sân sinh khởi và từ không si sinh khởi” …

Pháp đối trị tam độc  1
Nam Mô A Di Đà Phật

Lời bàn:

Trong cuộc sống, con người có ba thứ độc hại phát xuất từ tâm và cũng vì ba thứ độc này, con người gây ra không biết bao nhiêu tội ác, làm khổ đau cho đồng loại và muôn loài. Ba thứ độc đó chính là tham, sân và si. Nguồn gốc của các tội lỗi và nguyên nhân dẫn đến sinh tử, trầm luân cũng đều do ba thứ độc này tạo tác. Chúng ta tạo ác nghiệp như sát sinh, hại vật phát xuất từ lòng tham muốn hưởng thụ, ăn cho ngon miệng.

Cũng từ sự sân nhuế chúng ta không phát khởi sự cảm thương khi chúng kêu gào, đau đớn vì bị giết. Vì si mê, không hiểu rõ luật nhân quả nghiệp báo nên chúng ta mới sát sinh. Tham, sân, si đã dẫn dắt chúng ta lạc vào con đường tà kiến, không có sự nhận thức đúng đắn về sự chánh kiến đúng hay sai. Nếu đoạn trừ được ba thứ độc này thì phải dùng phương pháp đối trị. Muốn tránh sự tham lam khởi thì chúng ta tu hạnh bố thí. Để tránh được tâm sân thì chúng ta tu hạnh nhẫn nhục. Tránh si mê thì chúng ta tu trí huệ.

Nếu ba độc này diệt cũng có nghĩa là sự đau khổ của con người cũng sẽ vơi diệt. Hạnh phúc và an lạc sẽ đến với tất cả mọi người khi ba thứ độc tham, sân, si đã được giảm thiểu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm tâm từ

Phật giáo thường thức 17:48 18/03/2025

Khi trong tâm mang nhiều sân hận, oán thù và ý muốn tàn hại chính mình và người khác, mình sẽ rất đau khổ. Mình thường đổ lỗi cho người khác, nhất là những người thân yêu, nghĩ rằng mình là nạn nhân.

9 ân đức của Phật

Phật giáo thường thức 15:41 18/03/2025

Là người đệ tử Phật, không thể không biết đến 9 ân đức vô cùng tận của Đức Phật, nói một cách khác, Đức Phật có ba đức lớn, đó là Tịnh đức, Bi đức và Trí đức.

Làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Phật giáo thường thức 14:45 18/03/2025

Hỏi: Thưa Hòa thượng, lúc ở nhà làm thế nào để tận dụng thời gian mà tu hành?

Nẻo về của ý

Phật giáo thường thức 10:26 18/03/2025

Những bậc chân tu tiếp thu lời Phật và thực tập có kết quả, cho đến thời Phật giáo phát triển, chư vị Tổ sư đưa ra nhận thức mới và sự tu tập cũng có đổi mới, mà tiêu biểu là hai hệ thống triết học lớn trong Phật giáo là Pháp tánh học do Bồ tát Long Thọ xiển dương và Pháp tướng học do ngài Thế Thân triển khai.

Xem thêm