Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 15/10/2023, 13:00 PM

Bắt đầu từ tam độc

Tôi không có cái duyên với Như Lai Thiền để bắt đầu theo hệ thống, nên việc bắt đầu cũng chỉ biết thanh tịnh hóa tâm, thanh lọc cái trí năng phàm phu bằng cách tìm hiểu thật rõ về tam độc: Tham sân si.

Đầu tiên, tôi đến với Thiền để chữa bệnh. Mãi sau gần hai năm miệt mài luyện tập, tôi bắt đầu nhận ra sự diệu dụng, bao la của Thiền, tôi tự hỏi:

Thiền đơn giản vậy sao? Thiền chỉ để “thu năng lượng”?, “Trị bệnh ?”…

Tôi không hài lòng với câu trả lời của nhiều đồng môn rằng chúng ta đang tu học để sửa mình tốt lên? Chúng ta tu “cho cả cửu huyền thất tổ” được tái sinh? Chúng ta đang học cách…để chết?

Chúng ta đang học cách buông bỏ !!? Rất nhiều dấu hỏi bắt đầu từ sau khi tôi gặp một cháu học viên đến tìm hiểu trước khi nhập môn. Cháu hỏi “Mình học Thiền chỉ để trị bệnh hay để giác ngộ hả chú?”

Tôi trả lời rành rọt như một người đã quán xét hết mọi việc. Giai đoạn đầu là trị bệnh, giai đoạn sau là giác ngộ. Nhưng chỉ ngay sau đó trong tôi hoang mang, tôi bắt đầu có những mối hoài nghi về lối lắp ghép, vay mượn và phóng đại về những chứng nhập tâm linh huyễn hoặc…

Chúng tôi đang tạo ra một tổ chức, một không gian sống có vẻ hiền hòa, đối đãi nhau khá từ tốn, nhã nhặn. Nhưng chúng tôi đang học Thiền theo cách của người mù chữ. Cứ ngồi, ngồi nhiều lên, cố gắng lên. Và chỉ có thế, chúng tôi cứ tưởng những tham, những sân, những si tự nó ra đi một cách tự nguyện khi thiền tập kiên trì ?!

Tham, sân, si là tam độc, tại sao nói chúng độc?

00

Nỗi hoài nghi trong tôi cứ lớn dần lên cùng lúc với những hiểu biết chút ít về Thiền nguyên thủy Vipassana, hệ thống giáo lý, kinh điển của thiền tập. Các tầng thiền trong định các tầng tuệ trong niệm. Dần dà tôi tách khỏi cái tổ chức để một mình tu tập, tự thân vận động để vượt thoát khỏi những phiền não, vượt thoát những tham những sân, những si, vượt thoát những điều mà hằng ngày tôi vẫn chứng kiến đồng môn đánh vật khó khăn, chật vật với nó vì cách học kiểu mù chữ.

Cảm nhận ngày càng rõ ràng hơn về cái lỗ hổng, về những “vấn nạn nội bộ” của tổ chức, những tỵ hiềm, bè phái, đố kỵ, ganh ghét, có gốc rễ từ phiền não, từ bản ngã và cái cách “gạt phăng những tạp niệm” không phải là giải pháp tối ưu. Thậm chí đó là một sai lầm.

Chúng tôi giống như các hành giả cực đoan cứ như lý tác ý một cách chật vật hay nói theo tâm lý học đó là tự kỷ ám thị một cách trầy trật để ly dục, ly bất thiện pháp, trong khi chưa từng có một ý niệm gì về giáo lý, về căn bản. Chúng tôi không bắt đầu theo trật tự giới để điều phục tham cầu, điều phục các căn và đoạn trừ phiền não.

Chúng tôi bắt đầu Thiền tập với những vọng niệm được cất giấu bên dưới tiềm thức theo kiểu “đuổi đi mà không đi” chứ không phải những căn bản về Tứ chánh cần:

1. Tinh tấn ngăn ngừa điều ác chưa phát sinh

2. Tinh tấn dứt trừ những điều ác phát sinh

3. Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh

4. Tinh tấn tiếp tục phát triển điều lành phát sinh hay ý thức về tam độc

Phương pháp Thiền “Thu năng lượng” được bắt đầu như thế. Mọi thứ đang có khuynh hướng đưa tiểu ngã hòa nhập với đại ngã, đưa cái cá thể nhập vào với vũ trụ, với Thượng Đế mà không thấy cần lấy: Giới diệt tham, Định diệt sân, Tuệ diệt si. 

Đem cái ánh sáng của giáo lý mà soi chiếu vào cái tự ngã siêu vẹo, bệnh tật, hư hoại. Cái tự ngã ấy lại bắt đầu hành trình tự dưỡng bằng vọng cầu “thu năng lượng vũ trụ” và chưa “tự giác" lại “ảo tưởng giác tha”, ảo tưởng phát tâm “ độ chúng sinh”. 

Đã có nhiều người tự hỏi: Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Có người lại đưa ra hệ thống: Văn-Tư-Tu. Đó là hệ thống:

a. Tiếp nhận giáo lý

b. Quán tưởng, tư duy về con đường tu tập cuối cùng mới đến

c.Thiền định, tu học.

Nhưng Đức Phật cũng không bắt đầu như thế. “Tùy duyên hóa độ”, tùy căn cơ mỗi người mà hóa độ. Như ông Châu Lợi Bàn Đà bắt đầu từ tu, Như Lai trao cho ông chiếc khăn bảo cứ vò đi. Ông vò khăn một ngày, hôm sau giác ngộ. Năm anh em Kiều Trần Như thì lại nghe giáo Pháp chỉ nghe bài kinh Chuyển Pháp Luân và bài kinh Vô Ngã Tướng mà đắc đạo. Trường hợp Châu Lợi Bàn Đà là cá biệt, còn lại mọi người theo giáo lý của Đức Thế Tôn đều bắt đầu từ giới đến định và tuệ. 

Tôi không có cái duyên với Như Lai Thiền để bắt đầu theo hệ thống, nên việc bắt đầu cũng chỉ biết thanh tịnh hóa tâm, thanh lọc cái trí năng phàm phu bằng cách tìm hiểu thật rõ về tam độc: Tham sân si. 

Nhiều người nghĩ rất mơ hồ về:

Tham: Người ta cho rằng cứ xả bỏ, đừng quá bận tâm đến dục lạc, tiền tài, chức phận tức đã không còn tham. Tham không đơn giản như thế. Nó vi tế, nó vô hình nên chẳng thể nhận ra. Một lời khen, một món ăn ngon, một giấc ngủ đầy, một buổi vui chơi…

Tất cả những gì có nghĩa như ý, toại nguyện, đủ đầy. Hơn thế, người ta hay bám vào một thứ hư danh nào đó từ những điều thật đơn giản, như vị giảng huấn này giảng hay lắm, chẳng hạn. Hay toại nguyện về sự thành đạt của con tôi. Hoặc như khi tôi bắt đầu cấp 4 được nghe câu: Bắt đầu từ hôm nay anh chị em mới thật sự là :Trường Sinh Học, chúng ta đang làm công việc của một vị Bồ tát, thậm chí hơn cả Bồ tát.

Tôi hơi hoảng sợ! Không, tôi hoảng sợ thật sự. Tất cả mọi người vẫn hay nghĩ về cái tôi, của tôi. Bệnh cũng sinh ra từ tôi, của tôi như thế. Không thể triệt tiêu được bản ngã khi bắt đầu với suy nghĩ như thế. Ngược lại bản ngã được âm thầm nuôi lớn lên. Tham danh cũng khủng khiếp lắm chứ không chỉ là tiền tài, địa vị. Làm sao có thể luyện tập được một bản tính thuần khiết, hướng thiện với môi trường như thế. Và đây là lý do tôi thoát ra khỏi nơi ấy. 

Sân cũng thế. Sân không chỉ có nghĩa về sự tức giận. Một điều bất như ý, một món ăn không vừa miệng, cay xè, mặn chát, ngọt như chè v.v…Một người mà mình cảm thấy không thích, một kẻ dối trá, một kẻ khoác lác. Thường khi chúng ta đến với đại chúng, nơi luyện tập Thiền, vẫn có thể gặp một người mà mình không ưa, hay nghe một nhóm đang thao túng huênh hoang về khả năng chuyển năng lượng v.v…

Và bắt đầu một cảm giác khó chịu. Tất cả những điều bất như ý ấy đang trở thành “trược khí” chuyển từ tâm thức xuống các kinh mạch nhưng chẳng ai hay. Thường mỗi lần tôi đên ngã tư có đèn báo. Tôi cần quẹo phải, nơi có báo hiệu được phép quẹo phải, nhưng dòng xe phía trước chèn cứng hết lối. Tôi nhận ra một cảm giác khó chịu với cách sống “vô tư”, giẫm đạp lên nhau vô tội vạ. Rất nhiều lần như vậy. Tôi cứ lẳng lặng quan sát cho đến khi không có cái cảm giác ấy nữa. Mỗi lần như vậy tôi nhận ra mình cười hồn nhiên trong tâm. Tôi mừng thầm vì nhận ra sự tiến triển trong quá trình tu tập. 

Si: Đây là điểm yếu nhất mà tôi đang cố gắng soi sáng tâm mình để vượt thoát, để giái thoát cho chính mình. Một khối dày đặc vô minh đang phủ kín lấy tâm thức tôi. Chính thế, tôi khó lòng nhận ra giáo pháp bằng cảm nhận, bằng trực giác, khó lòng nhận ra giáo lý của Tứ Diệu Đế, của Bát Chánh Đạo và Thập Nhị Nhân Duyên. Và tôi đang bắt đầu thiền định để cởi bỏ, để soi sáng. Vâng chỉ mới bắt đầu từ tam độc: Tham sân si. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách niệm Phật Dược Sư chữa bệnh

Góc nhìn Phật tử 07:12 25/11/2024

Nói về đức Phật Dược Sư thì đa phần người ta nghĩ ngay đến việc chữa bệnh, chớ đều không biết được rằng: Ngoài chữa bệnh ra, danh hiệu của ngài còn giúp cho chúng ta tăng phước, tăng thọ và tiêu trừ tai nạn ngay trong đời này.

Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa

Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024

Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.

Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi

Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024

Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.

Hạnh phúc nơi tự thân

Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024

Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.

Xem thêm