Phật giáo giải thích thế nào về ý thức trong cây, trong đá?
Phật giáo giải thích thế nào về ý thức của những sinh vật như sâu bọ và vi trùng? Mọi sinh vật đều có ý thức không? Thế thì nói đến ý thức trong cây, trong đá, những vật có vẻ như vô tri vô giác dưới mắt chúng ta như vậy, có được không? Cây cối có Phật tính không?
Sự bảo vệ tốt nhất của chúng ta chính là từ bi
Đáp: Những câu hỏi của bạn cũng chính là thắc mắc của những người Đạo Phật quan niệm chúng sinh có hai loại hiện hữu: có tình thức và không có tình thức. Có lẽ các nhà khoa học và tất cả chúng ta đều đồng ý phần nào sự kiện là ý thức, trí tuệ, đi theo tất cả những gì di động, trong nghĩa là tự mình có thể di chuyển, đây là khả năng mà cây cối không có. Dĩ nhiên, rễ cây có xê xích lúc lớn lên. Nhưng rễ không di động thực sự, ngoại trừ sự nhúc nhích để tăng trưởng. Người ta không thể nói cây là một sinh vật, nghĩa là có một trí tuệ. Nhưng chúng tôi đã kết luận rằng những tế bào sơ đẳng nhất như trùng a míp có thể xem như một sinh vật vì nó có thể tự mình di chuyển.
Phật giáo chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Vì không thể xem là sinh vật, các loài thảo mộc như cỏ… chúng ta cho rằng chúng nó không có Phật tánh. Còn những loài cây ăn thịt tôi không dám quả quyết việc bắt một con mồi là do một tác động hỗ tương thuần túy hóa học, hay là những cây này có một ý thức. Vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể nêu lên những nghi vấn, chẳng hạn như với cây hoa này : nó là cây cỏ vô hồn – không ý thức – hay là một sinh vật? Đôi khi người ta có thể hồ nghi vì có những bài kinh trong Phật giáo đề cập đến những hạng sinh vật có thể biểu hiện dưới hình thức vật vô tri, cây cỏ…Vì như thế, người ta không thể đoán chắc hoa kia là sinh vật hay không. Phật giáo nhắc nhở nhiều đến bảo vệ thiên nhiên, cây cối, thảo mộc, không phải vì những loài thảo mộc có linh hồn, nên phải được xót thương, nhưng vì thiên nhiên giúp cho bao nhiêu sinh vật sống còn và ẩn náu. Nếu đốt phá một thành phố, người ta tiêu hủy nơi cư trú của nhiều người phải không? Đối với sự tàn phá thiên nhiên cũng vậy, nó khiến cho một số động các sinh vật không còn có thể ăn, ở và sống còn.
Còn những con vật phải thấy bằng kính hiển vi, thì theo những đoạn kinh Phật giáo, chúng có rất nhiều trong cơ thể con người. Con số đưa ra vượt quá tám mươi nghỉn, biểu hiện cho một số rất lớn. Phải to lớn đến chừng nào, phải tiến hóa đến mức nào, những sinh vật đơn giản này mới được xem là những sinh vật? Tôi không thể nói gì về vấn đề này, trừ sự kiện là nói đến loài vật, dù nhỏ bao nhiêu, có vẻ như nói đến một hình thức đời sống thực sự, như vậy có linh hồn.
Theo Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 32
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sáu căn thanh tịnh nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 25/11/2024Hỏi: Trong nhà Phật nói "Sáu căn thanh tịnh" là nghĩa gì?
Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?
Hỏi - Đáp 08:00 25/11/2024Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?
Trung ấm nghĩa là gì?
Hỏi - Đáp 15:00 24/11/2024Thân trung ấm nếu mau thì chỉ trong khoảng một khảy móng tay liền thác sanh vào sáu đường; chậm thì đến 49 ngày hoặc qua 49 ngày, không nhất định.
Có khái niệm vong linh, có vong nhập trong Phật giáo không?
Hỏi - Đáp 20:34 23/11/2024Khẳng định: Kinh điển Phật giáo có nói đến vong linh và ma nhập; nếu ai chưa rõ có thể cần đọc lại kinh Phật (Kinh tạng Pali).
Xem thêm