Thứ bảy, 22/10/2022, 07:00 AM

Quả báo (Phần 4)

Sự liên hệ giữa ba yếu tố nhân, duyên và quả trở nên tinh vi và phức tạp, duyên đóng vai trò quan trọng không kém nhân: có duyên nối lại thì nhân mới kết thành quả, không có duyên thời không kết thành quả.

Biệt nghiệp và Cộng nghiệp

Tiến trình từ nhân đến quả càng trở nên tinh vi và phức tạp, đa đoan hơn, khó quán chiếu tường tận được lý Nhân Quả khi xét sự kiện xảy ra qua khía cạnh Biệt nghiệp và Cộng nghiệp. Trường hợp Biệt nghiệp thì lý giải có phần dễ dàng, trường hợp Cộng nghiệp thì khó khăn hơn: Trong một tập thể cộng đồng chỉ một số người tạo ra Nhân, không phải tất cả mọi người đều tạo Nhân một cách đồng đều. Đến lúc lãnh Quả trả nghiệp thì ra sao ? Những cá nhân không góp phần tạo ra Nhân không lãnh Quả (dù ít hơn nhóm người đã tạo ra Nhân) thì không được gọi là cộng nghiệp; nếu có phần lãnh Quả thì cá nhân nào lãnh Quả ít hơn, cá nhân nào lãnh Quả đồng đều như nhóm người đã tạo ra Nhân ? Dẫn chứng: Trong một gia đình, một người tốt và chăm chỉ, cả nhà đều hưởng an vui, sung túc.

Đề mục Biệt nghiệp và Cộng nghiệp có liên quan đến lý Nhân Quả nhưng đã sang phạm vi lý Nhân Duyên tượng nhiếp tương dung là phần chính yếu. Do đó bài viết này có đề tài quả báo không dẫn giải lan man quá xa đề tài. Trong giới hạn đề tài quả báo, người thiện học có tầm nhìn tổng quát, đầy đủ không bỏ sót khía cạnh này để nhận thức rõ ràng sự tinh vi và phức tạp của lý Nhân Quả có liên hệ đến lý Duyên sinh, nói cách khác sự liên hệ giữa ba sự kiện nhân, quả và duyên, Phật học gọi là Nhân Duyên Quả Báo.

Quả báo (Phần 2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Những trường hợp chứng nghiệm

Sự lý giải lý Nhân Quả dù tinh vi và phức tạp đến đâu cũng khó dẫn đến sự chứng ngộ Pháp tánh Chân Như. Những trường hợp chứng nghiệm trong thực tế đóng vai bổ túc giúp người thiện học hành trì Chánh pháp đạt tới được điều sở nguyện.

Trường hợp thông thường tưởng là đơn giản

Đây là những sự kiện diễn tiến xẩy ra hằng ngày trong cuộc sống thực tế, đó là kiếm lợi kiếm danh. Trong sự sinh hoạt kiếm sống, mọi người thường chỉ quan tâm nhận thức sự việc ở hai khía cạnh lợi và danh nhằm chủ đích sung túc và có quyền thế tiếng tăm. Người có thiện tâm nhìn sự việc ở khía cạnh thứ ba nữa, đó là khía cạnh đạo đức do lương tâm phán xét Tốt hay Xấu. Nhận thức sự việc qua ba khía cạnh vừa kể là những trường hợp thông thường theo tập quán sinh hoạt hằng ngày của Người bình thường, không nhìn cuộc sống qua khía cạnh đặc biệt như tôn giáo, triết học, khoa học,.v.v... Do đó, ai cũng tưởng là đơn giản.

Dẫn chứng: Hai vợ chồng còn trẻ cùng làm công cho một tiệm ăn, chồng nấu ăn vợ phụ việc dọn bàn, có ba con hai trai và một gái. Cuộc sống có phần vất vả nhưng cả hai vợ chồng đều vui vẻ, chỉ tiêu tằn tiện, cố gắng nuôi ba con ăn học cho đầy đủ để mai sau thành tài có cuộc sống hơn cha mẹ về lợi tức cũng như danh vọng trong xã hội. Khách quan vô tư, mọi người đều nhận thấy đây là một trường hợp thông thường, không có gì đặc biệt: Cha mẹ thương con lo cho ăn học thành tài, con cái chỉ lo học hành không bận tâm lo lắng về sự mưu sinh của gia đình.

Quán chiếu sự việc cuộc sống gia đình nói trên, người thiện học nhận thấy không đơn giản như thường nghĩ khi cần giải đáp những câu hỏi sau đây:

Sự việc cha mẹ thương con, lo cho ăn học thành tài, cũng như sự việc các con chăm lo học hành, không bận tâm về cuộc sống mưu sinh là nhân hay quả ?

Hai sự việc nói trên có liên hệ hỗ tương như thế nào ? Sự việc nào là nhân ? Sự việc nào là quả? hay cả hai chỉ là một ?

Nếu là nhân, cha mẹ cố gắng thương lo cho con cái như vậy có chắc rằng mai sau cả ba con đều nên người khá giả hay không ? Hoặc có đứa học hành thành tài lại đức hạnh vẹn toàn, có đứa thành tài mà không thành nhân có đức hạnh trung bình hay có đứa tương lai còn thua cả cha mẹ nữa ? Sự thực trong thực tế cho thấy cùng một nhân lành do cha mẹ gieo, đến khi thành quả ở con cái không có sự phân chia đồng đều giữa các con, như vậy giải thích lý Nhân Quả ra sao ?

Nếu là quả, cha mẹ vất vả lo lắng nuôi cho con ăn học là một sự kiện thiệt thòi, một sự báo oán vì lý do những đời trước trong quá khứ cha mẹ đã gieo Nhân bất thiện nên đời này phải trả nghiệp ? Nếu đúng như vậy, sinh con ra nuôi cho con ăn học nên người lại là điều bất hạnh hay sao ?

Quả báo (Phần 3)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Lý nhân quả có ứng dụng vào trường hợp liên hệ cha mẹ với con cái hay không ? Nếu CÓ, tiến trình từ Nhân dến Quả phải là Người này gieo Nhân, Người khác lãnh Quả, không phải là Ai gieo Nhân người ấy lãnh Quả ? Tại sao ? Tập tục văn hóa Phật giáo có câu chữ Hán Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi, diễn nôm Làm con hiểu thuận đối với cha mẹ thời lại sinh ra con hiếu thuận, làm con ngỗ nghịch đối với cha mẹ thời lại sinh ra con ngỗ nghịch. Câu này diễn ý báo ân báo oán trong đạo làm con theo lý luân hồi nghiệp báo hay chỉ là câu khuyến thiện dạy con đạo ăn ở với cha mẹ ? Tục ngữ Việt Nam cũng có những câu diễn ý tương tự cha nào con ấy hay rau nào sâu ấy.

Quán càng sâu về mối liên hệ cha mẹ với con cái càng có thêm nhiều câu hỏi đặt ra về lý Nhân Quả. Điều này chứng tỏ rằng những trường hợp chứng nghiệm lý Nhân Quả tưởng là đơn giản nhưng thực ra rất tinh vi và phức tạp.

Tưởng là đơn giản, tại sao ? Lý do là lập luận đơn thuần, giản dị, rất dễ nhận thức sự chuyển hóa nhân quả. Hễ có Nhân tất có Quả, hể có Quả tất cả Nhân, không bao giờ có Nhân mà không có quả, không bao giờ có Quả mà không có Nhân và Nhân nào thì Quả ấy.

Thực chứng: Trồng cây chanh, có cây chanh tất có ngày ra quả, có quả chanh tất phải có cây chanh; không có cây chanh không bao giờ ra quả, không có quả chanh không do cây chanh kết thành và cây chanh chỉ kết thành quả chanh, không bao giờ ra được quả khác như cam, bưởi, nhãn, hồng..

Thực ra rất tinh vi và phức tạp, tại sao ? Lý do là sự chuyển hóa nhân quả không diễn tiến riêng biệt mà có liên quan đến lý duyên sinh hay lý nhân duyên tương nhiếp tương. Chữ Hán nhiếp là nắm giữ lấy; dung là trộn lẫn, hòa hợp, tan biến vào nhau để thành một yếu tố duy nhất. Sự liên hệ giữa ba yếu tố nhân, duyên và quả trở nên tinh vi và phức tạp, duyên đóng vai trò quan trọng không kém nhân: có duyên nối lại thì nhân mới kết thành quả, không có duyên thời không kết thành quả. Để diễn tả vai trò quan trọng của duyên trong việc kết bạn, nhất là trường hợp chọn người phối ngẫu kết duyên thành vợ chồng, dân gian thường nói:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,

Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Diễn nôm: có duyên thì dù xa cách cả ngàn dặm cũng có cơ hội quen biết kết thân với nhau; vô duyên thì dù có nhìn thấy mặt nhau cũng không trở thành quen thân được. Lý nhân quả cho biết nhân là sự kiện chính yếu dẫn đến quả. Lý duyên sinh cho biết duyên là điều kiện bắt buộc cần hội đủ thì nhân mới chuyển hóa thành quả được. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm