Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Quả báo (Phần 3)

Chữ độ trong đạo Phật không hề có nghĩa là cho không hay cưỡng bách tín đồ phải nhận lãnh một điều gì không do mình tạo ra. Người học Phật tin sai lệch lý nhân quả là trường hợp mê tín, dù đối tượng niềm tin là giáo lý đạo Phật, do đó không phải là chánh tín.

Audio

Các loại chủng quả báo

Có nhiều loại chủng quả báo khác nhau tùy theo bình diện tiêu chuẩn phân loại:

Theo tiêu chuẩn hướng thiện khuyến tu trên căn bản đạo đức có hai loại:

Quả lành, cũng gọi là thiện quả, quả phước hay thiện báo, phước báo do nhân lành dẫn đến.

Quả dữ, cũng gọi là quả bất thiện, ác báo hay nghiệp chướng do nhân dữ dẫn đến.

Theo tiêu chuẩn khoảng cách thời gian trong tiến trình từ nhân đến quả có ba loại quả báo:

Hiện báo: Sự báo ứng hiện ra ngay trong đời hiện tại tức đời gieo nhân. Trong trường hợp sự báo ứng hiện ra trong thời hạn quá ngắn gọi là tốc báo hay quả báo nhãn tiền diễn ý hiện ra ngay tức khắc, ngay trước mắt khi người tạo nghiệp chưa quên việc gieo nhân.

Sanh báo: Sự bảo ứng hiện ra trong đời kế tiếp, người gieo Nhân không có điều kiện thời gian để chứng nghiệm lý Nhân Quả ngay trong đời hiện tại.

Hậu báo: Sự báo ứng hiện ra ở nhiều đời sau, người gieo Nhân càng không có thể chứng nghiệm được lý nhân quả giống như trường hợp Sanh báo.

Quả báo (Phần 2)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sự phân loại này nhằm mục tiêu chứng minh sự linh diệu của lý nhân quả không hề thay đổi theo thời gian dù bao nhiêu đời sau vẫn linh ứng. Người thiện học phải giữ vững chánh tín ở lý nhân quả trên đường hành trì đạo pháp, phải kiên cường không được thối lui khi không thấy báo ứng ngay trong đời hiện tại.

Theo tiêu chuẩn pháp giới ứng hiện quả báo có ba loại:

Nghiệp báo thế gian: Sự báo ứng hiển lộ trong pháp giới thế gian. Do đó nhiều người có tín tâm là có thể nhận thấy dễ dàng và đầy đủ.

Nghiệp báo xuất thế gian: Sự báo ứng hiển lộ trong pháp giới xuất thế gian một cách tinh vi, phức tạp. Do đó chỉ có hành giá thực chứng và đạo quả thâm hậu mới hội đủ điều kiện nhận thức được sự báo ứng.

Nghiệp báo Bồ-tát đạo: Sự báo ứng hiển lộ trong pháp giới Bồ tát, hành giả đã tự nguyện đóng vai Bồ-tát Hóa Thân để cứu độ chúng sanh đang chìm nổi trong biển khổ thế gian.

Theo tiêu chuẩn chánh và phụ có hai loại:

Chánh báo: Cũng gọi là Chánh quả, chính bản thân trực tiếp trả nghiệp như thọ hay yểu, thông minh hay ngu muội, tốt hay xấu…

Y báo: Cũng gọi là Y quả có tánh phụ thuộc như hoàn cảnh môi trường mình thọ nghiệp như gia đình, dân tộc, bạn bè xã hội...

Quán chiếu sâu hơn, sự phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau còn chứng tỏ tính nhân bản trong giáo lý Phật học. Ai gieo nhân nào thì lãnh quả ấy, dù không thấy chứng nghiệm báo ứng trong đời hiện tại.

Muốn chuyển nghiệp hướng đi từ nhân đến quả thì chính mình phải chuyển tâm, cố làm điều lành tránh điều dữ, làm như thể liên tiếp không ngừng từ đời này qua đời khác. Không một năng lực nào, thần tiên hay ma quỷ, có thể thay đổi được hướng đi trong tiến trình từ Nhân đến Quả, thay đổi được nghiệp lực ở con người. Chỉ con người mới làm chủ được vận mệnh con Người. Đây là điểm độc đáo của đạo Phật khác với nhiều tôn giáo khác chủ trương vị Giáo chủ là một thiên thần, có quyền năng tối thượng, linh diệu, siêu nhân có toàn quyền định đoạt vận mệnh con Người, nhất là vận mệnh của tín đồ đã tin theo và trao vận mệnh mình cho giáo chủ.

Người thiện học giữ vững chánh giác tin theo lời Phật dạy về lý nhân quả, do đó muốn hưởng phước lành thì chính mình phải gieo Nhân lành tránh gieo nhân dữ. Người giữ vững Chánh tín và chánh giác không bao giờ vọng tưởng sai lầm, tin rằng cầu xin Phật độ có nghĩa là cầu xin Phật ban phước cho mình và che chở cho mình tránh khỏi tội, thoát được phiền não đau khổ.

Trường hợp này là mê tín, si mê đã coi đức Phật như một thiên thần hay ma quỷ có quyền năng ban Phước giáng họa cho tín đồ Theo lý nhân quả trong đạo Phật, con Người tự làm chủ vận mệnh, tự mình tạo nên phước hay họa cho chính mình, đó là tính nhân bản, chính Phật hay bất cứ một vị thiên thần hay Ma quỷ cũng không thay thế con Người làm việc này. Phật độ nghĩa là Phật chỉ dạy con Người làm điều lành tránh điều dữ, còn có nghe và làm theo hay không là tùy ở con Người xử lý.

Phật không làm việc này thay thế con người, dù người này hết lòng sùng bái mong cầu van xin. Phật đại từ đại bị cứu độ chúng sanh là chỉ giáo hóa tín đồ để cho tín đồ biết phương tiện rồi tự độ lấy chính mình. Chữ độ trong đạo Phật không hề có nghĩa là cho không hay cưỡng bách tín đồ phải nhận lãnh một điều gì không do mình tạo ra. Người học Phật tin sai lệch lý nhân quả là trường hợp mê tín,  dù đối tượng niềm tin là giáo lý đạo Phật, do đó không phải là chánh tín. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Nghiên cứu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Nghiên cứu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu

Nghiên cứu 08:16 27/04/2024

Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963 (20-4-Quý Mão), ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ-tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.

Xem thêm