Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/10/2022, 07:59 AM

Quả báo (Phần 5)

Có chuyển nghiệp thời mới có tâm Từ Bi Hỷ Xả thay vì lấy ân báo ân , lấy oán báo oán lại chuyển sang lấy ân báo ân và lấy ân để giải trừ oán.

Audio

Trường hợp thiên chấp thấy quả mà không thấy nhân

Một trong những khiếm khuyết người sơ tâm thường mắc phải là khi quán chiếu lý Nhân Quả là thấy quả mà không thấy nhân. Thời gian trôi chảy không lúc nào ngừng, vạn pháp chuyển hóa Vô thường. Cùng một sự kiện quán chiếu trong tiến trình trước thì nhận thấy là quả, sang đến tiến trình sau kế tiếp thì sự kiện ấy là nhân. Không nhận thức được cả hai sự tướng quả và nhân, chỉ nhận thấy có một sự tướng duy nhất, sự vô minh sai lệch này Phật học gọi là Thiên chấp, cũng gọi là Biên chấp, Thiên kiến hay Biên kiến. Chữ Hán Thiên là lệch qua một bên, một phía; Biên là cạnh, bên, bờ, ranh giới, không ở giữa. Chánh kiến là nhìn thấy đầy đủ tất cả gồm có hai bên và ở giữa, thiên kiến là chỉ nhìn thấy có một bên. Vì lý do biên kiến nên thành ra thiên kiến. Để nhắc nhở dân gian luôn luôn giữ vững Chánh kiến, tránh sự Thiên chấp thấy quả mà không thấy Nhân, tục ngữ có những câu Nước có nguồn, cây có cội, hay rõ ràng hơn Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Sự thiên chấp thường xảy ra ở trường hợp thấy quả mà không thấy Nhân, ít xảy ra trường hợp thấy Nhân mà không thấy quả. Tại sao ? Sự dẫn giải như sau:

Trước hết là do tinh thần tiêu cực thụ động của dân tộc Việt Nam đa số sống bằng nông nghiệp từ thời đại xa xưa, chậm phát triển khai hóa về mặt khoa học kỹ thuật. Được mùa hay mất mùa chỉ là quả của mưa thuận gió hòa hay hạn hán bão lụt. Đây là bệnh thiên chấp chung của đa số quốc gia nông nghiệp chậm tiến, không riêng gì Việt Nam.

Quả báo (Phần 4)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Quán chiếu uyên thâm hơn, vì tinh thần tiêu cực thụ động vừa trình bầy nẩy sinh ra sự tôn sùng tha lực thần quyền, hiểu là thiên thần có quyền năng tuyệt đối siêu nhân, không phải là nhân thần có tính nhân bản chỉ các bậc thánh hiền như thánh quân, hiền thần. Trước thiên tai hạn hán thì làm lễ Đảo vũ cầu Trời mưa xuống, khi lụt lội thì tế thần Hà Bá, tức thần Sông. Dẫn chứng đồng dao có câu:

Lạy Trời mưa xuống,

Lấy nước tôi uống,

Lấy ruộng tôi cày,

Lấy đầy bát cơm,

Lấy rơm đun bếp.

Ngày nay dân tộc Việt Nam không còn duy trì nghi thức làm lễ Đảo Vũ hay tế thần Hà Bá nữa. Tuy nhiên tinh thần tiêu cực thụ động trong nhân sinh quan và vũ trụ quan vẫn còn, Phật học gọi là Cảnh dẫn Tâm, do tập khí nếp sống cũ lâu đời lưu truyền lại, giống như chai đựng nước mắm lâu rồi nay đã hết nước mắm và được xúc rửa sạch nhưng mùi nước mắm vẫn còn. Trong khi đó tại các quốc gia đã phát triển về mặt khoa học kỹ thuật, dân tộc tại các nước này có tinh thần tích cực chủ động, Phật học gọi là Tâm dẫn Cảnh.

Trường hợp cảnh dấn tâm được dẫn giải theo lý Nhân Quả vì lý Duyên Sinh như sau: Trong tiến trình từ Nhân đến Quả cần hội đủ có Duyên trợ lực thì Nhân mới kết thành quả hiển lộ ở sự báo ứng, dân gian thường gọi là quả báo. Người mộ Phật hiếu học nhưng sơ tâm chỉ tỏ tường khi thọ nghiệp tức lúc nhận lãnh quả báo, không truy tầm quán chiếu cho rành rẽ khỉ tác nghiệp tức lúc gieo nhân dù Nhân lành hay Nhân dữ. Nhất là người này chưa thông suốt sự chuyển nghiệp: Trong tiến trình chuyển hóa từ Nhân đến quả, tuy nhân đã gieo nhưng chưa hội đủ với Duyên để trở thành quả thì Nghiệp Nhân này vẫn chưa định hình về sự tướng, nghĩa là chưa có một tình trạng nhất định xác quyết là lành hay dữ, và như vậy vẫn có thể chuyển hóa từ lành sang dữ hoặc từ dữ sang lành tùy theo nghiệp lực, nhất là nguyện lực của hành giả. Nói cách khác, chính nhờ ở giai đoạn duyên chưa hội đủ, Nhân chưa kết thành Quả sự hành trì chánh pháp đã tạo nên đạo lực chuyển nghiệp.

Đây là tinh yếu lý Nhân Quả ứng dụng vào nhiều pháp môn để người thiện học nhất tâm hành trì, Tu Đạo là Tu Tâm, Tu Tâm là chuyển nghiệp: Có Chuyển Nghiệp từ dữ sang lành thời sự ăn năn sám hối mới có năng lực giảm thiểu và đi đến tiêu trừ tội căn nghiệp chướng. Có Chuyển Nghiệp thời mới có sự chứng ngộ Đạo quả từ vô minh đạt tới tuệ giác. Có chuyển nghiệp thời mới có tâm Từ Bi Hỷ Xả thay vì lấy ân báo ân , lấy oán báo oán lại chuyển sang lấy ân báo ân và lấy ân để giải trừ oán. Tóm lại: Có chuyển nghiệp thì con Người mới nhất tâm phát nguyện Tu thành Phật, nghĩa là gột rửa cho sạch tâm ô nhiễm ở con Người để trở thành Tâm Thanh Tịnh như Tâm Phật, câu tục ngữ Đức năng thắng số diễn tả trường hợp này: Làm điều lành có khả năng thắng được nghiệp lực khi đã chót gieo Nhân dữ nhưng chưa hội duyên để kết thành Quả.

Người thiện học giữ vững chánh tín, có đầy đủ tinh tấn lực và tuệ lực quán chiếu cho tường tận lý nhân quả trong sinh hoạt hằng ngày nhận thấy lý nhân quả không phải chỉ là lời khuyến tu làm điều lành, tránh điều dữ mà còn là một chân lý tuyệt đối, Phật học gọi là chân đế. Ứng dụng Chân đế này vào đời sống thực tế trong môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên, người thiện học phải giữ tinh thần tích cực chủ động, đứng thối lui xuống tinh thần tiêu cực thụ động, phải sống với tâm dẫn cảnh đừng để cho cảnh dẫn tâm.

Chỉ khi đó nhân sinh quan ở người học Phật mới thấy con người sống an lạc, không phiền não như câu than đời là biển khổ. Đây chính là cánh cửa khép kín cần phải mở ra để đi trên đường giải thoát: Tâm thức con Người luôn luôn di động chuyển hóa, không lúc nào đứng yên chết cứng, giữ mãi một trạng thái cổ định bất biến, chữ Hán có câu Tâm viên ý mã diễn ý Tâm con Người như con vượn luôn luôn nhảy nhót, ý con người như con ngựa đang chạy không lúc nào đứng yên một chỗ. Tâm con Người thế gian tuy bất tịnh nhưng chuyển hóa vô thường, do đó mới có sự chuyển nghiệp trong trường hợp chuyển nghiệp từ dữ sang lành thường gọi là giải nghiệp. (còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm