“Quy luật của muôn đời” (7)
Tôi viết những dòng này lúc bàn thờ trong gia đình đã an vị hình ảnh Thái. Nó ra đi trong sự tiếc rẻ của những người thân vì một vị luật sư tương lai có đầy đủ phẩm chất tri thức, và lòng tin Phật Pháp.
Nén hương cho vị luật sư tương lai
Tôi đã định kết thúc loạt bài nhưng rồi một sự kiện xảy đến ngay gia đình mình. Con tôi, vị luật sư “tương lai”, người mang nhiều lý tưởng, người mà tôi dồn hết tâm sức để dìu đỡ có dấu hiệu tâm thần “hoang tưởng”, một nỗi buồn tràn ngập trong gia đình. Đang giữa năm học nghiệp vụ luật sư, bài vở căng thẳng, lại gặp thúc ép làm nhà, lớn tuổi rồi, 40 chứ ít đâu, chỉ năm nay hợp tuổi thôi, sự nghiệp trong tay vẫn chưa có gì. Cô chú, anh chị và mẹ Thái động viên, tôi thì không phải chỗ dựa kinh tế, một ít lương hưu, nhuận bút không giúp được nhiều. Chủ yếu động lực tinh thần: “Gieo nhân lành, nhận quả lành", cố lên con.
Chuyện học hành, chuyện vợ, chuyện con chuyện cửa, chuyện nhà, lại thêm mối bất hoà nàng dâu, mẹ chồng. Có việc không vui, Thái đều chạy đến với tôi, chỉ tôi là người làm dịu lại sự căng thẳng, cách nhau 30 km mà có lúc ngày Thái chạy đến 2, 3 lần, nhiều lúc nửa đêm…
Những dồn nén, ám ảnh: Lo lắng, nợ nần, sợ hãi, căng thẳng. Đùng một cái, máu “thám tử” từ câu chuyện đã dẹp qua khá lâu: “Vụ án Hồ Duy Hải” - Một vụ án đình đám một dạo khi nó đang học Đại học Luật và vẫn đang chìm lấp giữa nhiều vụ khác, giờ quay trở lại.
Tôi nhận tin nhắn lúc nửa đêm. “Con muốn chạy xuống ba, nhưng không thể, giờ con không dám ngủ, con biết thần kinh không ổn, tâm sinh lý rối loạn, ra khỏi nhà lúc này chưa chắc con xuống gặp được ba.”. Tôi nhắn “Bình tĩnh đi, nếu không tiện, ba chạy lên con”. “Không, Ba đừng đi, con biết tự lo cho mình", tôi hỏi “nhưng con sao?”, “con bị đánh thuốc, giờ ngây ngây, dại dại, nhưng con còn làm chủ được, ba yên tâm, tại con biết nhiều, ba yên tâm ngủ đi. Sáng con liên lạc, không ai giết con được đâu, ba đừng lo”. Tôi bảo “Yên tâm, ba chạy lên con”.
Thường tối tôi tắt chuông thiền định, ít khi đụng đến máy, nhưng đôi lúc trở giấc vẫn với tay bật xem có vấn đề gì, đoạn tin nhắn trên là lúc 3 giờ sáng, khi tôi mở máy những cuộc gọi nhỡ và hàng loạt tin nhắn lúc 11, 12h, 1h sáng…Tôi nhận ra dấu hiệu báo trước cách đây 3 tháng khi vợ cháu xuất khẩu lao động.
Tôi đến nó lúc 5h sáng, tấm cửa kéo ki-ốt cháu trọ làm dịch vụ thẩm mỹ vẫn đóng kín. Tôi bật máy, một loạt tin nhắn “Ba ghé phòng nhé", “Mà thôi ba dừng ngoài bách hoá xanh gọi con chạy ra, “thôi ba ghé quán cafe đầu ngõ, con chạy ra”. Một trạng thái hoảng loạn tột cùng. Tôi đang xem vừa lúc cháu kéo cửa lên vẻ mặt thất thần, mấy đêm liền nó không ngủ, hai mắt thâm quầng, mệt mỏi.
Tham gia nhóm “Vạch Trần Vụ Án HDH” trên FB, được cả nhóm đặc biệt danh “thánh soi”, khả năng lục tung từng ngóc ngách khuất tất trong hồ sơ. Học luật và có nhiều lý tưởng mạnh mẽ, quyết liệt chiến đấu với cái ác đó là điều mà tôi động viên cháu. Và cho đến khi, tôi nhận ra có dấu hiệu của một vụ “mẻ lưới an ninh”, tôi khéo léo khuyên cháu dừng lại. Cũng vừa đúng lúc người ta “sờ gáy” cha nhà báo. Anh luật sư và cháu vẫn chưa làm gì ngoài một số phân tích sắc bén, tất cả diễn ra trong một nốt nhạc. Trong bài “Nghề luật, nghề báo giữa hai bờ thiện ác” tôi có nhắc đến cháu, một thành viên tương lai trong “gia đình luật sư” cùng 2 đứa cháu, một con của anh Hai và một của anh Ba nó, giờ thì đã mất một.
Câu chuyện của Thái - Đăng An Thái nick của Nguyễn Quốc Thái sẽ không gây nhàm chán bạn đọc nếu tôi kể chi tiết những dấu hiệu hoang tưởng, những cơn khủng hoảng đầy tính hình sự, trinh thám. Nhưng tôi chỉ muốn kể vài nét chính để minh chứng cuộc đấu tranh thiện ác trong mỗi con người mà thường ít ai “thấy” được. Và dưới đây là đoạn hội thoại “đàm luận cha con” trong khoảng thời gian Thái dành hết nhiệt huyết vào vai trò “thánh soi” trong vụ Hồ Duy Hải.
“…Đêm qua gần 0h sáng, ba viết xong bài này, định gửi tin nhắn. Biết chắc con vẫn thức nhưng lại thôi, con hỏi ba:
- Việc tạo dựng hiện trường đào tẩu theo cửa hông bên kia không loại trừ để đánh lạc hướng là hung thủ thoát bằng đường lan can trên lầu qua phía sau chốt dân phòng Ba hả? Ba xem bức ảnh có thể là ai chứ nếu không là...
Ba trả lời con
- Ba không có khiếu thám tử rồi
- Cần xác định thời gian...mà thôi thật ra ba thấy người ta cứ chú mục vào tiểu tiết lại quên đại sự, số đông hiếu kỳ lại rất thích những câu chuyện trinh thám, và khả năng tư duy lô gic, khả năng biện luận, suy diễn mang màu sắc thám tử là thích hơp với số đông này, đối với con kỹ năng này cần không, cần chứ. Nhưng ba không khuyên khích con.
Ba nhắc: Cứ làm việc thật cần thiết lúc này, giống như khi đi ra đường trong mùa giãn cách, câu trả lời ở trong con. Ba đi ngủ đây.
Thật ra ba không ngủ. Ba xem lại clip phỏng vấn luật sư THP của nhà báo NĐ, tự dưng ba nghĩ đến covid, nghĩ đến số phận con người, nghĩ đến Tứ Diệu Đế, đừng chạy lung tung ra đường con ạ, virut không nhận diện bà con với ai, rồi ba chợt nghĩ đến một môn nghệ thuật: Nghệ thuật xiếc. Ba so sánh nhà báo NĐ và luật sư THP, nếu luật sư P là một diễn viên xiếc thì đúng đó là một nghệ sĩ có một kỹ năng xuất sắc. Không xuất sắc thì có thể ngã bất kỳ lúc nào trên sợi dây thăng bằng. Thử thách cực điểm dành cho ông là tước hết những điều kiện bảo hiểm, đuổi khỏi sàn diễn... Nhưng ông vẫn tiếp tục, vẫn vững vàng. Còn nhà báo, anh chỉ là diễn viên bất đắc dĩ, anh không có nhiều kỹ năng hơn nghệ sĩ xiếc, và chỉ có tấm lòng. Và ba tin trong cái không gian rình rập, tàn phá của Covid anh diễn viên bất đắc dĩ nếu không may ngã dúi xuống sàn diễn lại được tràng cười đắc ý của những khán giả thích phim hành động, thích phiêu lưu mạo hiểm, trinh thám.
“Cuộc đời là một vở diễn bất tận, cho nên nó ưu ái với diễn viên tài ba. Thế đấy, ai không biết diễn thì xuống làm khán giả, anh thuộc loại diễn viên tồi nên về sớm” - Ba đã viết cho Nguyễn Đức trong phần bình luận clip phỏng vấn luật sư Trần Hồng Phong.
Họ Nguyễn Đức và Luật sư Trần Hồng Phong ba nghĩ cũng chưa phải phải diễn viên tài ba trong vỡ diễn bất tận này. Đó là vở bi hài kịch mà những người kém cỏi như ba phải bỏ dở thôi”.
Tôi viết những dòng này lúc bàn thờ trong gia đình đã an vị hình ảnh Thái. Nó ra đi trong sự tiếc rẻ của những người thân vì một vị luật sư tương lai có đầy đủ phẩm chất tri thức, và lòng tin Phật Pháp. Thái đoạn dứt với cuộc sống mà chính nó cho rằng chẳng đáng để luyến tiếc khi mà mình chẳng góp được vào đấy ánh sáng công lý (vụ án HDH) và chẳng đi đến đâu trên con đường hướng đến chân lý. Thái dựng lên trang "Sống vì chính nghĩa" để “Ba cùng làm trang này với con". Giờ thì nó là của hai cha con thôi nhưng sẽ là trang chung của “gia đình luật sư” khi anh con và các cháu hiểu...
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm