Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 28/08/2023, 08:55 AM

“Quy luật của muôn đời” (1)

Chúng ta đang bàn luận đến vấn đề sức khoẻ và phải thẳng thắn một trong hai luận điểm mà tôi đã nhập đề. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự mong manh của con người trong thế giới phân cực thiện ác, sinh diệt, vô thường biến dịch…

“Quy luật của muôn đời” là một tác phẩm của Nodar Dumbatze. "Con người cần ốm nặng ít nhất là một lần trong đời. Như vậy người đó sẽ có dịp phân tích và đánh giá lại một cách tỉnh táo toàn bộ quãng đời đã qua...”. Đó là lời khái quát của tác phẩm mà tôi lấy làm tựa đề cho loạt bài tuỳ bút bởi chính sự cảm thông với Dumbatze trước cuộc thế nặng dấu ấn của thành - trụ - hoại - không mà Đức Phật đã chỉ bày về pháp hành vượt thoát. Đáng tiếc, con đường hoằng hoá đã bị nhàu nặn, biến đổi thành những luận thuyết làm hoa mắt tất cả đại chúng. Đây là tác phẩm tôi đọc đã lâu, gần 20 năm trước, nhưng đến giờ mới thật sự đồng cảm với tác giả khi đã ngộ được những pháp hành của Đức Phật…

Những linh hồn thương tật

00

“Quy luật của muôn đời”

1. Tương hợp và đối kháng

Sẽ có hai cách hiểu, hai trường phái khác biệt nhận định về âm dương khác nhau. Mà cũng có thể có sự nhầm lẫn nhập cục cả hai một cách tuỳ tiện.

Sự tương hợp (TH1: tương hợp): Trong âm có dương, trong dương có âm như đồ hình thái cực. Điều này khắc hoạ vạn vật nương vào nhau để tồn tại. Thái cực sinh lưỡng nghi - Lưỡng nghi sinh tứ tượng - Tứ tượng sinh bát quái - Bát quái thiên biến vạn hoá… Với hai quẻ càn khôn Trung Quốc cho đến ngày nay, bám vào triết thuyết này mà phát triển dịch lý, bói toán, y học, tất cả các bộ môn khoa học, kể cả tự nhiên lẫn khoa học huyền bí tạo nên  ảnh hưởng toàn thế giới.

Sự đối kháng, triệt tiêu theo “Quy luật của muôn đời” - tên của một tác phẩm văn học của  Nodar Dumbatze (TH2: triệt tiêu): Đó là qui luật nhân quả, tương ưng, qui luật của vô thường biến dịch: thành-trụ-họai-không. Âm dương như hai lực đối kháng sáng tối, nóng lạnh, sinh diệt, minh và vô minh. Từ bao đời, sự đối lập, triệt tiêu nhau giữa thiện và ác luôn là cuộc chiến khốc liệt. Mikhaylovich Dostoyevsky (1821 - 1881.) có câu nói nổi tiếng: “Cái đẹp sẽ cứu chuộc thế giới”.

Trong giới thiền chữa bệnh thì nói đến năng lượng tình thương. Ở đây tôi muốn khái quát thế giới phân cực đó sự đối lập không khoan nhượng. Quan niệm này đối lập với quan niệm về âm dương tương hợp?  Ấy thế mà người ta vẫn ứng dụng, lẫn lộn, tuỳ tiện cả hai mọi lúc mọi nơi. Có một điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây sự khốc liệt ấy làm biến đổi con người hàng ngày hàng giờ, nhưng không ai thấy: Đó là bệnh tật.         

Sai làm thứ nhất: (tương hợp) Người sống là dương gian, người chết là âm cảnh. Vì vậy mới có quan niệm về hai thế giới âm dương, quan niệm có chuyện ma, chuyện vong linh vất vưởng, chưa đầu thai v.v…Âm dương theo cách hiểu này là thế giới luôn nương nhau mà tồn tại, cả hai thế giới quanh ta đang tồn tại như thế. Âm dương theo cách hiểu này, tạo ra một mâu thuẫn không thể chấp nhận. Vì đã tương hợp trong âm có dương, trong dương có âm. Vậy mà người sống thuần dương (dương gian), người chết lại thuần âm (âm cảnh). Và “đã thuần” thì làm sao có thể tồn tại được, và vì đâu mà biến dịch?  Bạn thấy rõ sai lầm này chưa? Ấy thế mà nó vẫn tồn tại và phát triển thành tựu, rực rỡ, điều đáng ngạc nhiên là nó ảnh hưởng toàn bộ thế giới với âm dương, dịch lý, ngũ hành (Tôi đã có bài về ngũ hành thực ra cũng chỉ chứa đựng 3 thành tố trong vũ trụ rắn (thổ, kim, mộc), lỏng (thuỷ), nhiệt năng (hoả), thiếu mất chất khí), đặc biệt là ảnh hưởng mạnh đến tôn giáo. Cho đến hiện nay, các sư thầy thuyết giảng giáo lý lại đem chuyện ma, chuyện người chết không siêu thoát, chuyện cúng vong, gọi hồn… ra mà bàn luận say sưa. Điều này đang đưa con người đên đâu với mê tín dị đoan được dán mác tôn giáo, được bảo chứng bởi giáo hội?

Sai lầm thứ hai: (tương hợp) Sự cân bằng thực dưỡng Osawa. Phương pháp Osawa mặc dù đã tạo nên nhiều thành công trong việc chọn lựa thực phẩm để thọ dụng, tránh được nhiều những lạm dụng các chất không cần thiết vào cơ thể: đường, đạm, béo…mà nhiều người bệnh tật triền miên, thậm chí bệnh nan y. Sai lầm này tương tự âm dương trong cơ thể mỗi người: trong âm, ngoài dương, trên dương, dưới âm…Theo quan niệm này thì “chất” đưa vào cơ thể được tính toán tương đối cân bằng âm dương hay (acid và kiềm). Trong bài “Đổ gục ở trường lực” tôi có nói đến câu chuyện tôi bị “phần âm” quật ngã, đổ gục tại cổng trường lực và anh em dìu vào kẻ trên đầu, người dưới chân, kẻ đẩy, người rút gian nan. Trong trương hợp này của tôi, bạn sẽ luận về âm dương theo bác sĩ Osawa (khoa học) hay âm dương (tâm linh) theo thuyết của Trường Sinh Học (TSH)?

Kể cả Osawa và TSH tôi đều không định bài bác điều gì. Cả hai đều có những thành công nhất định (dù còn rất hạn chế, dù công một, tội mười) về chữa bệnh nhưng có phải âm dương khoa học và âm dương tâm linh chả ai chịu nhường ai? 

Trong một giai thoại triết học, tôi không nhớ triết gia nào, trên đường đi, tình cờ có hai người đang tranh cãi nhau rất quyết liệt, có lẽ sắp đến lúc thượng cẳng tay, hạ cẳng chân. Gặp ông, họ mừng rỡ kéo ông vào để phân trần. Ông lắng nghe chăm chú cả hai người, xong ông chỉ vào ông A. “Anh sai một nửa rồi”, anh B thấy vậy à lên “Thấy chưa” và quay sang anh B “Ông đúng một nửa”. Ông A ồ lên “Thấy chưa”.

Cả hai sai lầm tôi vừa nêu đều có mặt của cái lý tương hợp (TH1). Kể cả Osawa, tôi không ngần ngại khi luận âm dương trong thọ dụng thực phẩm của ông. Bởi nếu xét ở sự tương hợp (cân bằng) tức bạn đã phủ nhận cái lý của sự triệt tiêu, đối kháng của âm dương của qui luật nhân-quả, hay bạn đang dung hoà: cân bằng thì sẽ không triệt tiêu, không đối kháng? Chúng ta đang bàn luận đến vấn đề sức khoẻ và phải thẳng thắn một trong hai luận điểm mà tôi đã nhập đề. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự mong manh của con người trong thế giới phân cực thiện - ác, sinh - diệt, vô thường biến dịch…Trong quan niệm của bác sĩ Osawa đó chính là quan niệm âm dương tương hợp nói chung. Chính xác, đó là cách thải độc, bệnh tật đang rối nhiễu bởi chính sự thừa mứa, dồn ứ mà ra.

Người ta luôn hài lòng với một nửa đúng và một nửa sai để sẵn sàng xắn tay áo lao vào nhau ăn thua, để bảo vệ pháp môn. TSH luôn đề cao thuyết tâm linh, họ cho rằng học thiền TSH để giúp cửa huyền thất tổ những người vất vưởng không siêu thoát được gọi chung phần âm được về với tổ sư (Tôi đã có đến 4 bài về vị tổ hư cấu này). Và tôi cực lực lên án sự mạo xưng do học lỏm lý thuyết vế sự chứng đắc, viên mãn, tối thượng bồ đề mà thực sự lại chưa hiểu gì về trạng thái đó. Đó là học thiền để cho “dễ chết” (giấc mơ làm chủ cái chết). Tôi đã chứng kiến cái chết đau đớn của những giảng huấn TSH và những trường hợp như thế lại được lấp liếm rằng do thiếu tu dưỡng, còn tham-sân-si…

Rất nhiều những qui ước giống như giáo luật thật nghiêm khắc nhưng thật sự nếu các bạn hiểu về giới như lời Đức Phật chỉ bày “Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”. Hay nói cách khác giới luật là hạnh nguyện, là sự thắp sáng trí tuệ để hành trì, nó không phải hệ thống hành pháp, tư pháp mà tổ chức quản lý xã hội đang thực hiện mỗi ngày. Tôi viết cẩn trọng từng câu chữ nên xin các bạn hãy đọc kỹ từng lời. Ngay trong tôn giáo, chúng ta cũng đang tồn tại  hệ thống giám luật vừa kể. Vấn đề đạo hạnh vẫn cứ là mối bận tâm của tổ chức Giáo Hội. Sau khi chứng đạo, Đức Phật chỉ làm hai việc tổ chức sát hạch và gạn lọc vào tăng đoàn chỉ nhận vào 500/1250 Tỳ kheo và Ngài căn dặn “Hãy thắp đuốc lên mà đi” “Giới luật còn, đạo pháp còn, giới luật mất, đạo pháp mất”. “Giới luật làm thanh tịnh trí tuệ, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật”…Bố thí Pháp phải tuỳ duyên mà hóa độ không bạ đâu cũng lên lớp, đó là bài học đầy giá trị của Đức Phật. 

Thế giới phân cực ngày càng sâu sắc, quyết liệt khó phân, chỉ những người thắp đuốc lên mới có thể nhìn rõ lối đi giữa Thiện - Ác, Tốt - Xấu, Chân - Giả, Phàm - Thánh, Lậu - Vô lậu…Và dứt khoát lực đối kháng là thường xuyên, không nhân nhượng giữa âm và dương để rồi qui luật vô thường, biến hoại luôn mạnh mẽ, dữ dội.

Nhắc lại lần nữa, âm và dương, thiện và ác luôn là lực đối kháng, triệt tiêu, không nhân nhượng. Bài học Tứ chánh cần (ngăn ác, diệt ác, sinh thiện, tăng trưởng thiện) cũng chính là bài học hành trì xuyên suốt định vô lậu. Và âm dương theo cách biện giải này tức là có con người toàn thiện (là dương, là vô lậu, là thiện pháp) và con người cực ác (là âm, hữu lậu, là ác pháp). Đạt đến sự toàn thiện cũng tức là chứng đạo, viên mãn, thoát khỏi luân hồi sinh tử. Tìm đến sự toàn thiện đó, Đức Phật đã vứt bỏ cả ngôi báu, cả vương quốc mà thậm chí suýt mạng vong vì khắc kỷ, Ngài đã đi từ thiền vô sắc đến thiền hữu sắc (tứ thánh định) chỉ ở tứ thiền mới đạt đến vô lậu, đến sự toàn thiện, đến chứng đắc hoàn toàn như thế. 

Để trở thành con người toàn thiện phải xả bỏ, phải đoạn dứt tất cả lậu hoặc bằng mọi biện pháp: tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt và tu tập. Cả 7 pháp này cũng theo qui trình, theo bậc học. Tại sao chứng đạo, viên mãn cũng tức là thoát khỏi luân hồi sinh tử. Trong toàn bộ loạt bài “Luận về âm dương” tôi sẽ phân tích lần lượt, cụ thể.

Câu chuyện tôi gục ngã ở trường lực cũng chính là dẫn chứng về sự đối kháng, triệt tiêu nhau giữa thiện và ác. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc đến việc khác, đức tin về “âm dương” mê muội và hoang tưởng trong tâm khảm các đồng môn TSH rằng đó là những vong linh vất vưởng, đó là sự trừng phạt gì gì đó cuả “người âm”, rằng nơi ấy, trường thiền, “họ” cũng tập trung đến để…học. Nhưng mắc mớ gì lại nhắm vào tôi chứ? Đức tin điên rồ này đã khiến cho mọi ngã đường đi tới bị bế tắc như những bế tắc của tôn giáo. Cho nên con người không thể thoát ra khỏi sự đắm nhiễm. Con người không biết cách để vượt những chướng ngại mà tìm đến chân lý tuyệt đối. Tất cả các bạn đồng môn TSH có thể biêt phương pháp “rút trược”, đó là người đứng hỗ trợ năng lượng (đặt tay LX 7) còn người rút dùng 3 ngón trên hai bàn tay: Ngón cái, trỏ và giữa áp vào ngón chân cái người bệnh. Hai ngón trỏ giữa áp lên hai góc móng (phao). Chỉ biết vậy, ngay cả các bác sĩ cũng vậy, thầy dạy tới đâu, chỉ cần biết tới đó, vậy là đủ để ngang nhiên thò tay vào hầu bao thiên hạ.

Hai ngón tay áp lên ngón cái đó là huyệt ẩn bạch (Túc dương minh vị), đại đôn ( Túc thái âm tì). Vì sao mà đa phần người bệnh đều tập trung ở các kinh thuộc hệ tiêu hoá: Can, Tì, Vị? Uế trược, độc tố, huân vào nhiều năm nhiều tháng đều theo khuynh hướng trọng lực dồn xuống đôi chân, xuống hạ tiêu.

Và nên nhớ: Bệnh tật đều bắt đầu, và đều có nguyên nhân từ bộ máy tiêu hóa, cho nên tuổi già, lưng còng gối mỏi, đi đứng khó khăn. Bất kỳ người bệnh nào việc đứng lên, ngồi xuống đều khó khăn. Rút trược, thực ra chẳng mấy hiệu quả bởi đặc tính vật lý của độc tố nghẽn tắt, lóng cặn trên dòng chảy năng lượng (khí huyết) cần sự tác động vật lý, cần sự tác động hóa học (xông, chườm dầu nóng làm giãn nở mao mach). Kể cả phương pháp “tác ý đuổi bệnh” của nguyên thuỷ cũng chỉ là ám thị không thực sự hiệu quả. Chính hạn chế này nói lên sự bất lực của Tứ niệm xứ “khi thân còn thọ, khi tâm còn pháp”. Thay vì “quét dọn” liên tục trên cơ thể “ngay từ đầu” bằng phương pháp vật lý, hoá học, người ta lại sáng tạo thiền Tứ niệm xứ? Và Đức Phật tuy không dạy thể dục nhưng thời Đức Phật việc lao tác, hoạt động thể lực được chú trọng trong Tăng đoàn.

Quý Phật tử cùng theo dõi bài tới: Quy luật của muôn đời (2)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thiền và tập tạ

Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024

Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Xem thêm