Quy luật của muôn đời (5)
Học Phật, thông thường mọi người sợ sai vì tam sao thất bổn cho nên cố học thật thuộc để trích dẫn kinh sách không còn ai cãi lại.Tôi lại chủ trương học hiểu cho nên ai thích thì cùng vào đàm luận không thì thôi, nhưng cũng đừng lấy làm phiền lòng vì sự học hiểu với học thuộc khác nhau…
5. Hộ pháp
Trước khi viên tịch, Đức Phật căn dặn các đồ đệ: “Sau khi ta nhập diệt, hãy lấy giới luật và giáo pháp ta làm thầy”. Có nghĩa rằng để giới luật được hành trì nghiêm cẩn thì giáo pháp hộ trì, để giáo pháp được thực thi thì giới luật là hộ pháp. Giới luật và giáo pháp được kết thành một đôi để tương tác, để giữ gìn đạo, để phát triển đạo. Và để cho những lời dạy nằm lòng các đồ đệ, Ngài dặn thêm: “giới luật còn, đạo pháp còn, giới luật mất đạo pháp mất”. Tất cả những lời của Đức Thế Tôn luôn giản dị, sâu sắc như thế để dễ nhớ, để ghi khắc sâu đậm và quan trọng là…để ai cũng hiểu được.
Còn vì sao mà giới luật và giáo pháp lại gắn kết thành đôi như vậy thì ít ai chịu khó chiêm nghiệm mà chỉ cần biết thuộc lòng, xem như đó là chủ trương, đó là sự “quyết đoán” của người lập thuyết, sự “mạnh mẽ, dứt khoát” của người xây dựng một giáo phái. Mà có phải Đức Phật có chủ ý thành lập tôn giáo đâu. Tôn giáo là sự lập thuyết để thu phục tín đồ, để chiêu dụ tín đồ. Còn Đức Phật, Ngài bỏ cả ngai vàng, bỏ cả vương quốc, bỏ cả những người thân yêu, cuộc sống vàng son khi nhìn thấy cuộc sống đầy khổ đau và nước mắt. Ngay cả sự giàu sang, thừa mứa, sung sướng có phải luôn đảm bảo cho anh sự an yên, đầy đủ hay rồi lại lại bệnh tật, già yếu, phiền não, đau khổ…và cái chết nhọc nhằn, đau đớn, khó khăn. Tìm ra được bốn chân lý (Khổ -Tập-Diệt-Đạo) Ngài đã vượt lên trên tất cả trong cuộc sống để trở thành bậc vĩ nhân: Thế gian có môt - chỉ ra được con đường để con người vượt thoát nỗi khổ kiếp người (Nhứt thiết thế gian/Sanh-Lão-Bệnh-Tử). Làm sao để làm chủ được sanh, già, bệnh và cái chết. Ngài đã làm điều đó, khẳng định điều đó, dẫn dắt được 500 Tỳ kheo thoát vòng sanh tử. Chỉ có thế, để rồi sau đó toàn bộ giáo thuyết nôm na, giản đơn lại trở thành là những luận thuyết “siêu khoa học, trở thành người mày mò đi tìm câu trả lời có hay không đấng sáng thế, tìm kiếm những quyền năng siêu nhiên”.
Sáng tạo ra bát quái từ những năm 2852 - 2738 TCN Phục Hy, Văn Vương cũng tìm kiếm tương tự như thế nhưng có lẽ đấy mới là những nhà lập thuyết, gây dựng giáo phái. Họ tìm thấy sự tương sinh, tương khắc (triệt tiêu và tương hợp) tìm thấy sự mâu thuẫn vốn có trong cuộc đời, luận thuyết âm dương đối lập và mâu thuẫn cùng tồn tại trong triết thuyết này. Giáo thuyết của Đức Phật đã được “tiêu hoá, chuyển hóa” biến dịch khi Phật giáo đi về phương Bắc. Có lẽ Đức Phật đã nhìn thấy trước nên luôn đưa ra lời nhắc nhở giữ gìn giới luật và đạo pháp. Trong đó “Giới luật còn thì đạo pháp còn, giới luật mất thì đạo pháp mất”. Chính vì lòng tin có âm dương, có hai mặt “đối lập và mâu thuẫn thống nhất” cùng tồn tại và phát triển bên trong TA mà con người mang đầy dục vọng, phiền não, bệnh tật, đau yếu. Đối lập và mâu thuẫn thống nhất đấy. Và để giữ yên mọi cái, con người cứ sống thoải mái, mặc sức cho những đòi hỏi, dục cầu như câu danh ngôn “nhu cầu là lập luận của tên bạo chúa và là tín điều của kẻ nô lệ”. Và con người cứ thản nhiên ngập chìm trong luân hồi sinh tử, ngập chìm trong bệnh tật, và rồi lấy dược liệu dược phẩm chế ngự, đánh lừa, ngập chìm trong “Luận bảo vương tam muội”, lấy ma vương làm đạo bạn…Rất nhiều nữa về sắc sắc, không không, về ngũ uẩn giai không, về thường, lạc, ngã, tịnh…
Hình tượng thiện ác luôn là sự đối lập, triệt tiêu nhau không bao giờ có chuyện “nhường nhịn”, thoả hiệp. Thoả hiệp chỉ có thể là tạm thời khi cái ác còn yếu thế, khi cái ác còn lựa chọn sơ hở, sự yếu ớt của cái thiện để nhiếp phục, để triệt tiêu và hành trình “Quy luật của muôn đời”, sinh-trụ-hoại-không tiến nhanh hơn…khi “cái ác chiến thắng”. Và chính vì vậy, hộ (giáo) pháp - một nhiệm vụ cực quan trọng được giao cho giới luật. Một điều cực kỳ quan trọng mà ít người chịu suy tư, chịu tư duy (để có chánh tư duy) để hiểu đó là sự triệt tiêu cái ác, lậu hoặc bên trong mỗi con người, sự chữa trị bệnh tật không gì khác đó chính là trọng trách, là gánh nặng thiện pháp của giới luật. Vì vậy bước đầu tiên trên bước đường đoạn trừ lậu hoặc, đó là tri kiến (tri kiến, phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn, tránh né, trừ diệt, tu tập). Bất kỳ một con người cụ thể nào cũng không thể mang thân thể bệnh tật, đau yếu, đầy lậu hoặc, bạc nhược, liệt tuệ mà theo Phật tu tập được. Bước đầu tiên đến với con đường của Thế Tôn là chữa trị bệnh tật, đoạn diệt lậu hoặc…
Giới luật ra đời trong hoàn cảnh như vậy, bắt đầu như vậy. Khi bắt đầu con đường trung đạo, chay tịnh ngày một bữa, giảm thiểu đến mức thấp nhất nhu cầu thọ dụng thực phẩm (một trong năm dục lạc: Danh - Lợi - Sắc - Thực - Thùy), ĐứcThế Tôn dần nhận ra rằng tất cả đang thay đổi. Mọi dục lậu bên trong tự nó bị nhiếp phục, bị triệt tiêu không phải dụng công, nhiếp tâm. Các bạn đừng hỏi tôi rằng căn cứ dữ liệu nào để kết luận điều đó. Nếu bạn bắt đầu từ “thiền chữa bệnh” và khi cảm thấy bất lực không thể chữa trị rốt ráo bệnh tật, không thay đổi được từ bên trong…và rồi bạn thay đổi tất cả từ “ăn chay ngày một bữa” và thay đổi phương pháp hành thiền bạn sẽ thấy. Đấy chính là con đường mà Đức Phật đã qua, bạn từ giã Alara Kalama và Uddaka Ramaputa hai vị thầy của thiền vô sắc đi, bạn sẽ cảm nhận được điều đó. Hình ảnh một cặp song trùng thiện ác cùng tồn tại, mâu thuẫn trong một thể thống nhất đó là lý thuyết của Phục Hy, Văn Vương, lý thuyết của Lão, Khổng. Khi bạn diệt được “Ông ác” bên trong thì con đường tu học mới bắt đầu…Đúng cuộc sống chúng ta đang tồn tại như thế và điều đó đã khiến cho Tất-Đạt-Đa bỏ cả ngai vàng tìm đường giải thoát cho chúng sinh.
Tôi xin tạm dừng lại một chút để cảm ơn cậu học viên, một đồng môn của tôi dạo nào đã cho tôi câu công án Thiền để giúp tôi giác ngộ. “Học thiền để trị bệnh hay giác ngộ chú?”, một lần nữa tôi chân thành cảm ơn đồng môn.
Tiếp tục câu chuyện về hộ pháp ngày nay, chúng ta có hai nhân vật hộ pháp ở các chùa. Hai vị đại diện ông Thiện, ông Ác trấn giữ ngay trước chánh điện hay ngay ngoài cổng luôn. Đây có lẽ là cái lý của Thiền Tông (TQ) với giáo lý “chẳng niệm thiện, niệm ác bản lai diện mục hiện tiền” Đây là cách trấn giữ, không cho tạp niệm len lỏi vào thiền viện, vào chốn thanh tịnh, vào thiền đường. Hai “ông” sẽ đuổi tất, Đức Phật từ giã hai vị thầy cũng vì điều ấy. Con đường cứu cánh, con đường giải thoát là “Ngăn ác, diệt ác pháp, Sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp” Đức Phật tìm thấy con đường ấy. Pháp thiện có con đường thiện, có thiện pháp hộ trì, đó là lẽ đương nhiên. Và cũng là điều đương nhiên, pháp ác có ác pháp giúp nó tăng trưởng, giúp nó chiến đấu, giúp nó chiến thắng giúp nó làm mưa làm gió trên cõi đời này với sự hổ trơ của ma vương, của thường, lạc, ngã, tịnh….
Những học viên TSH “thần kinh giả” của tôi đã bị ác pháp nhiếp phục như thế. Rất may là những trường hợp “bệnh thuộc phần mờ” “bệnh thuộc phần âm” xem vậy lại đơn giản hơn bệnh đã phát tác, chuyển thành thực thể, thành triệu chứng lâm sàng. Và muôn đời đừng tưởng hai ông “Thiện-Ác” chỉ đứng yên trước cửa chùa. Bức tượng không đi lại được, nhưng thực tế thiện ác đang chiến đấu ngày đêm, đến từng sát na, bên trong mỗi người, ngay trong hậu liêu, trong gia tộc, trong xã hội, trong từng quốc gia và trên toàn thế giới…Cuộc chiến Nga - Ukraina là một minh chứng hùng hồn…
Tôi đọc trên Fanpage Phật giáo Việt Nam bài thơ mà ngẫm thấm thía:
Bạch Thầy!
Đi chùa tìm chút bình an,
Ai dè chùa cũng rộn ràng không ngơi...
Lên chùa tìm chút thảnh thơi
Dè đâu chùa cũng như đời ngoài kia..
Cũng này nọ, cũng phân chia
Cũng son, cũng phấn trau tria khác gì!..
Trước chùa “ Mô Phật “, từ bi..
Ra đằng sau bếp thị phi dẫy đầy..
- Con không đến nữa thưa thầy..
Về nhà đóng cửa từ rày yên tu..
Lên chùa con thấy lu bu..
Dạ, xin sám hối nói như lòng mình...
Này con!
Thầy thông cảm được tâm tình..
Chùa là cửa Phật, chúng sinh ra vào.
Chùa cho bá tánh, đồng bào
Chùa như bịnh viện chữa bao bịnh tình...
Chùa không huyên náo, linh đình
Chuyện đời đa sự đã rinh vào chùa.
Chùa không phải chốn hơn, thua
Bởi lòng còn nặng tranh đua bước vào.
Thế nhưng chùa vẫn đón chào..
Vì mong nhân thế ngày nào đổi thay..
Hoa sen mọc giữa bàn tay
Hay là nở giữa bùn lầy bẩn nhơ?
Hoa thành rác chỉ vài giờ
Rác thành hoa phải đợi chờ chuyển lưu..
Nghịch duyên tu được - là tu
Đừng mong vạn sự giống như lòng mình.
Tâm bình thì cảnh sẽ bình
Tu là chấp nhận tâm tình thế gian!
- Đi chùa nên biết tự An
Đi chùa hãy học Đạo vàng Như Lai..
Ai làm chi đó mặc ai
Mỗi người mỗi tật.. quan hoài mần chi!
Đi chùa biết “Tự Quy Y"
Trong ta có Phật tuệ tri, nhắc mình...
- Khi lòng chưa thực lặng thinh
Thì bao cái khổ chúng sinh vẫn còn..
Cho dù có chạy lên non
Não phiền chưa dứt.. đời hoàn khổ đau.
Tu lấy Hỷ Xả làm đầu
Chuyện người “ thôi kệ " nhiệm mầu phút giây!
Xoay ra, lòng mãi loay hoay
Nhìn vào, thanh tịnh, là đây Phật về..
Trong phiền não có Bồ Đề
Sát na tỉnh thức cần kề Như Lai.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm