“Quy luật của muôn đời” (3)
Một khi thiền định, chữa trị không hiệu quả người ta nghĩ ngay rằng nghiệp quá nặng, phần âm không chịu buông… Đó là cái lý mà TSH vịn vào để biện luận cho sự bất lực. Bất lực là bởi sự ngộ nhận, nhầm lẫn rất đáng thương, sự hỗn tạp bất phân tương hợp và đối kháng.
3. Cuộc chiến âm dương, thiện ác
Ta hay nói đến đời sống vô ưu của kẻ đắc đạo đó là vô ngã, cái tâm lý không còn sự câu thúc nào của thế sự, cứ thõng tay vào chợ, không chấp ngã, không chấp pháp không dính chấp bất cứ việc gì của thế gian…Hình ảnh Tế Điên Hoà thượng là một ví dụ. Có thể nhậu thịt cầy, nhấm nháp rượu sa-kê, hay như Dục và ác pháp cứ lấy ma vương làm đạo bạn như Luận Bảo Vương Tam Muội, có phải vậy chăng?
Đó là lập luận của những người bàng quan với cuộc chiến âm dương, thiện ác ở bên trong ta hàng ngày, hàng giờ, từng sát na… Đó là cuộc chiến không nhìn thấy bằng mắt thường hỡi các thầy thuộc trường phái Tế Điên, xem cái thân này như đôi dép bỏ, lấy ma vương làm đạo bạn. Cứ quán niệm thân xác này rồi diều tha, quạ mổ, kền kền rỉa rói, với những ống xương trắng hếu, đầu lâu nhăn răng, bộ sườn rụng rời, rệu rã…Có gì mà nâng niu, có gì mà trân quí. Đúng, tứ đại rồi trả về tứ đại, nhưng nghiệp thì không bao giờ dứt, thậm chí sâu dày hơn, nặng nề hơn.
Cái cách học Phật của hầu hết mọi người là vậy, người trước nói, người sau nói theo, cứ vậy truyền đời. Và ra đường, yếu tay lái bạn sẽ va quẹt ngay với những tủ đựng kinh sách đầy đường, đầy chợ, hang cùng ngõ hẻm chỗ nào cũng có. Cứ thi nhau nói, mỗi người giống như anh mù cứ tin rằng tôi cầm cây đuốc đây tránh ra khéo va quẹt, cây đuốc tắt tự bao giờ thì chẳng hay.
Đó là cách thiên hạ “thắp đuốc lên…”, kể cũng thật đáng thương. Thắp đuốc để nhận ra cuộc chiến bên trong, thắp đuốc lên để tự biết chọn lựa. Đức Phật bắt đầu giảng thân người là tứ đại, thân người là ngũ uẩn, nhưng bạn cũng chỉ biết tứ đại là tứ đại, ngũ uẩn là ngũ uẩn. Thậm chí tưởng giải ngũ uẩn giai không có nghĩa 5 uẩn tan rã là hết, không còn gì cả, “chẳng có cái gì là ta” (đấy Phật dạy thế mà), chỉ biết đọc nghĩa trên con chữ cho nên tu đến vô lượng kiếp.
Tôi từng đi với các vị giảng huấn TSH (Chú Che, Chú Trí, Chú Phương…) chữa trị “thần kinh giả”. Hay như các chùa chiền thì gọi “vong nhập”. Ở TSH, thần kinh giả không chỉ có vong người mà có cả hổ báo, cọp beo các loài thú hoang dã…Và điều này càng làm tăng thêm lòng tin vào những vong linh không siêu thoát, ẩn khuất, nhập vào người sống. Từ đây mới có 2 thế giới âm-dương. Và một khi thiền định, chữa trị không hiệu quả người ta nghĩ ngay rằng nghiệp quá nặng, phần âm không chịu buông… Đó là cái lý mà TSH vịn vào để biện luận cho sự bất lực. Bất lực là bởi sự ngộ nhận, nhầm lẫn rất đáng thương, sự hỗn tạp bất phân tương hợp và đối kháng. Nhưng TSH lại hấp dẫn, chiêu nạp được nhiều môn sinh vì năng lực “tâm linh” được truyền tụng rất nhiều.
Viết bài này, tôi chỉ ước ao các bạn đồng môn TSH ghé qua để đàm đạo để phản biện nếu thấy cần thiết và nâng cao thêm hiểu biết. Có lẽ điều mà ai cũng biết đó là Tứ niệm xứ thân, thọ, tâm, pháp nhưng ít người chịu tìm hiểu tương quan với tứ đại, với ngũ uẩn. Tại sao đang nói về thần kinh giả, vong nhâp lại quay sang tứ đại ngũ uẩn?
Tôi đã có bài “Luận về tứ đại”, “Cân bằng tứ đại” nay xin nói thêm: Thân tứ đại cũng là một hợp thể của Đất, Nước, Gió, Lửa, của phần cơ thể vật lý nhưng không chỉ là 4 thành tố vật chất, vật lý thông thường mà trong 4 chất có 2 là hữu hình, hữu sắc (Đất, Nước) và 2 vô sắc, vô hình (Gió, Lửa) cơ thể ấy nó chứa cả hữu tình, ưu bi, sầu khổ. Có lẽ cần nói rõ hơn đó là Sắc (phần hữu hình, phần vật chất) Thọ, Tưởng, Hành, Thức (Phần vô hình, phần hoạt động tinh thần) - 5 uẩn mà mọi người vẫn cho rằng ngũ uẩn giai không tức tất cả biến hoại, tan biến vào hư không. Nhưng lại nói đến tái sinh, nói đến luân hồi, vậy cái gì tái sinh, cái gì luân hồi khi ngũ uẩn là giai không, là tan biến? Sự mâu thuẫn khủng khiếp như mâu thuẫn của 2 trường phái tương hợp và đối kháng, nhưng nó cứ mặc nhiên tồn tại mặc nhiên lên ngôi, mặc nhiên trở thành chức sắc trong giáo hội.
Chúng ta trở lại với vong nhập, với thần kinh giả, chính đây là hoạt động trong bộ máy tinh thần (Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Nếu thọ, hành thuộc cơ chế cảm giác, cảm xúc, mang tính chất động năng, thì hoạt động của tưởng, thức là hai hệ thần kinh của tư duy, của sự tỉnh thức, suy xét (thức) và đam mê, ham thích, khoái lạc (tưởng). Chính cái dục tưởng, cái mà phân tâm học (PTH) gọi tên là vô thức là đề tài mà hai nhà PTH một già một trẻ (K. Jung và S. Freud) vừa tâm đắc bàn luận gần như suốt ngày thì chẳng bao lâu sau đã chia tay vì bất đồng chính kiến.
Nếu Freud cho cái dục tưởng là toàn bộ những ham muốn được giấu kín bùng phát, thì K. Jung lại chia nó thành những tầng bậc khác nhau chứ không chỉ là những dấu ấn của giới tính. Và với những trường hợp vong nhập, thần kinh giả cũng vậy. Chính tưởng dục là những điều “bất đồng” với Thức, chưa được “duyệt” và cho thấy lực đối kháng mạnh mẽ của đúng sai, thiện ác. Khi bình thường ý thức được sử dụng để sinh hoạt thì mọi thứ tạm yên, khi đi vào trạng thái nhập thiền ( thiền có hai trạng thái chính Tưởng và Thức). Tất cả các trường hợp thần kinh giả, vong nhập đều là sự điều hành của Tưởng vì khi ấy Thức hoàn toàn bị nhiếp phục, bị ức chế như người ngủ và giấc mơ bắt đầu. Giấc mơ có thể là thiên thần, có thể là ác quỉ, cái cơ chế tồn tại cõi chư thiên là như thế.
Tôi hay nói đến bệnh tật được phát sinh từ đây, nhưng quả lời nói ấy khiến mọi người khó chịu. Những trường hợp vong nhập, thần kinh giả cũng vậy, tất cả là như vậy, đó là bệnh bởi họ có khỏe đâu. Nhưng quan niệm của mọi người cứ ra khỏi bệnh viện thì là người hết bệnh, bệnh tật là người nằm trên giường bệnh, đơn giản vậy.
Và điều mà tổ chức WHO công bố trên 90 % dân số thế giới bị trầm cảm hay như cặp bài trùng Freud và Jung thì đó là tảng băng trôi với 10% được thấy trên mặt nước…
Còn tiếp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tới chùa nhặt bình an
Góc nhìn Phật tử 16:21 05/11/2024Một sáng cuối thu, tôi đón chuyến xe sớm nhất rời thành phố để về ngôi chùa nhỏ nằm trên ngọn đồi xanh. Đã lâu rồi tôi không về chùa, không phải vì không muốn, mà vì cuộc sống cứ thế cuốn tôi đi, bận bịu với những lo toan không hồi kết.
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Xem thêm