“Quy luật của muôn đời” (4)
Có đi từ thiền chữa bệnh bước sang đến cửa ngõ giải thoát bạn mới thấy hết sự yếu đuối, mê muội, đáng thương của con người. Trong nỗ lực chia tách vật chất với tinh thần, họ lại nhập cục ngũ uẩn giai không?
4. Cấp độ: Vật chất và tinh thần
Ở bài trước, tôi điểm qua bệnh tật thuộc hệ tinh thần, đó là những người “có vẻ” bình thường, đi đứng, ăn nói, giao tiếp…tất tần tật giống như moi người. Nhưng đùng một cái…có thể tự vẫn như nhà văn Ernest Miller Hemingway - tự cho phát súng vào đầu. Tây y gọi đó là căn bệnh trầm cảm, bệnh này thuộc tưởng, bệnh về “phần âm” như cách nói của nhiều người.
“Phần âm” diễn đạt theo nghĩa này tức phần chìm, phần khuất khác với “phần dương”, phần nổi là cơ thể vật lý. Nhưng dân gian lại hiểu “phần âm” theo nghĩa “người âm đeo bám”. Hiểu cách nào cũng đều là nhầm lẫn, nhập cục cái tri kiến đối lập giữa âm và dương, giữa thiện và ác, giữa tương hợp và đối kháng mà tinh thần phương Đông (Trung Quốc) như cách chạy lùi, trái ngược với quy luật của muôn đời, khác với những lời Phật dạy, đầy những biên kiến và ngu xuẩn.
Để luận vật chất - dương, tinh thần - âm rồi dẫn chứng rằng tương hợp (trong âm có dương, trong dương có âm) thì tại sao không dẫn chứng rằng nó đối kháng vì lẽ đang đi từ sinh đến tử trên hành trình hoại diệt. Thấy rõ mâu thuẫn chưa? Hay lại vừa tương hợp và vừa đối kháng, và rằng cuộc đời luôn đầy những mâu thuẫn! Phải đấy! Cuộc đời luôn đầy những mâu thuẫn bởi con người vô minh, từ đơn giản biến nó thành phức tạp, từ trí năng biến thành bản năng, từ minh biến thành vô minh…rồi chìm ngập trong ấy đời đời kiếp kiếp. Đó cũng chính là sự thiển cận, đọc kỹ những lời gốc Phật dạy bạn mới nhận ra sự thiển cận ấy.
Toàn bộ trên đây cũng chỉ mới là dẫn nhập, lý thuyết mà thôi. Có đi từ thiền chữa bệnh bước sang đến cửa ngõ giải thoát bạn mới thấy hết sự yếu đuối, mê muội, đáng thương của con người. Trong nỗ lực chia tách vật chất với tinh thần, họ lại nhập cục ngũ uẩn giai không? Họ không thấy sự giả hợp tồn tại của vũ trụ để rồi luận về ngũ hành, luận về âm dương, luận về càn khôn biến dịch… Toàn bộ cái trí khôn sách vở là sự chuyển giao nguyên đai, nguyên kiện, liên tục từ đời này sang đời khác mà những nhà khoa học có công rất lớn!
Câu chuyện một cô công nhân trên đường đi làm về khuya do tăng ca. Trên đoạn đường gần đến nhà cô chứng kiến tai nạn thương tâm, cả hai vợ chồng bị xe tải cán chết. Người vợ mang thai 6, 7 tháng gì đó, thai nhi phọt ra khỏi cơ thể mẹ, hấp hối một lúc rồi cũng chết. Cô công nhân nhìn sững một lúc, chân run lẩy bẩy, không chạy xe nổi, về đến nhà lăn ra bệnh bỏ ăn. Chúng tôi đi “ca” này chứng kiến, cô ngồi vài phút là bắt đầu khóc thảm thiết. Chú Trí cứ đặt câu hỏi, cật vấn. “Tại sao lại phải bám vào người đi đường như thế.” “ Con không biết phải đi đâu? Về đâu?” “Chị ấy hợp với con, cùng tuổi con”, “bây giờ đi về với tổ sư để học đạo, đừng làm ma, đừng sống vất vưởng vậy nữa, được không?”, cô gái gật “chú cúng cho ít tiền bạc, cô gái gật. “Muốn ăn uống gì thì nói luôn chú cúng cho”. Lắc đầu…Thế là vong linh cô gái “đồng ý” đi theo tổ sư …Một ông tổ hư cấu.!!!
Ngồi cùng nhiều đồng môn, ai nấy tư thế kiết già, nhắm mắt chỉ có tôi quan sát từng động tác của cô gái. Tôi chấp nối từng câu đối thoại giữa hai người để biết rằng cô công nhân làm gì biết được người chết cùng tuổi nhưng lúc nhìn sững đã nghĩ như thế. Nổi ám ảnh đã theo cô và những lời đối thoại của Chú Trí tương tự như các thầy thôi miên, họ giải độc nỗi ám ảnh đó bằng ngôn ngữ. Buổi cúng sau đó để đưa vong cô gái “theo tổ sư”, tôi không tham dự, nhưng được biết cô công nhân sau này cũng gia nhập TSH.
Rất nhiều những chuyện tương tự về “chữa thần kinh giả” mà tôi được theo để tạo thêm trường lực hỗ trợ đồng môn. Có một trường hợp tại trung tâm TSH Dưỡng Sinh Bình Dương. Bệnh nhân này là học viên cấp 6 của Nhân Điện Lương Minh Đ, cứ ngồi khoảng 10 phút là bắt đầu co rút hai bàn tay như hổ vồ mồi, gầm gừ rất dữ. Chúng tôi luôn đưa anh ta vào phòng kín để không ảnh hưởng những học viên khác. Chúng tôi tập trung đến 5 người để “điều trị ca” này. Căn bệnh dai dẳng điều trị đến mấy tháng, về sau chỉ ngồi thiền nửa tiếng là xả, không để “hổ nhập” nữa. Đây là người con làm nghề tài xế xe tải trong gia đình 5 người, người mẹ lúc ấy đã trên 60, học đến cấp 7, tất cả đều “học lại” từ cấp 1-2 TSH…
Những mẩu chuyện điều trị thần kinh giả đủ viết một tập sách nhưng thực sự không có gì mới mẻ hơn. Nói chung về Phân Tâm Học đây là dấu ấn của “tiềm thức” nhưng nói theo giáo pháp đó là “tưởng thức, tưởng tri”. Tưởng là cơ quan lưu trữ, chế tác cảm xúc, sáng tạo cảm xúc, khát khao, ham muốn… Mà theo Freud (libido) luôn đợi dịp để bôc lộ hành vi. Và nếu những phái thiền đẻ ra đến hàng chục, hàng trăm loại thiền thì với tôi thiền chỉ có một, nhưng áp vào nó bằng Tưởng hay Thức và hiệu dụng khác nhau. Bởi thần kinh (tư duy) chỉ có hai: hoặc Tưởng hoặc Thức, không có thứ gì ngoài nó.
Đó là về mặt tinh thần, còn vật chất thì sao. Trong bài “Vật chất và tinh thần” tôi đã phân tích và quả quyết không có sự khu biệt vật chất - tinh thần nhưng tạm xem có thể tách mối quan hệ giữa chúng để quan sát thì bệnh có triệu chứng “lâm sàng” trên thực thể thì dễ thấy. Và con người luôn sáng tạo ra các loại thuốc, dược liệu để khống chế, nhiếp phục nó. Nhưng, vấn đề là ở đây: Tất cả các loại thuốc khống chế triệu chứng có tác dụng gì? Ngoài tính chất giảm nhẹ cơn đau đánh lừa hệ thần kinh, xoa dịu nó, nhắn nhủ nó “Hãy thôi đấu tranh đi. Rồi sẽ ổn thôi”. Trong khi tác dụng của “thần kinh cảm giác” và “đối cảm giác” mới thực sự là sự điều chỉnh, cân bằng, đối trị, nhiếp phục, khống chế. Đó là điều mà TSH ít nhiều làm được, mặc dù thông thường “ngủ” trong lúc hành thiền nhưng tư thế đã tạo nên áp suất, đẩy máu (dòng năng lượng) giải toả những điểm ứ trệ, bế tắt.
Và lần nữa, tôi nhắc lại Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần chính là phương pháp chữa bệnh mà Đức Phật truyền trao cho chúng ta mà chúng ta không biết sử dụng cho hiệu quả. “Quán thân trên thân để khắc phục tham ưu, quán pháp trên các pháp để khắc phục tham ưu, quán thọ trên các thọ…”. Chúng ta đã làm gì để khắc phục tham ưu. “Như lý tác ý”, “Ám thị”, “Nhìn vào trong…”.
Nếu bạn chia ra hai giai đoạn thì sẽ có Thân-Thọ và Tâm-Pháp. Giai đoạn hành trì chữa bệnh trên thân, quán xét trên thân để rồi quét dọn tích cực bằng những phương pháp vật lý bằng xông hơ, xoa bóp, bằng vận động v.v…Để giải quyết những bế tắt, ứ trệ, những dính mắc, chướng ngại làm nghẽn tắt mao mạch, khí huyết. Tất cả sự bài tiết đều giúp cho khai thông độc tố, kết hợp với tứ chánh cần: Ngăn ác, diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện. Cái ác (Lậu hoặc) lúc này nó là những thứ cụ thể, rõ ràng, những chất liệu ta thọ dụng hàng ngày trong thực phẩm. Cả một cơn nóng giận, tức tối cũng biến thành độc tố…gây nghẽn tắt mà câu chuyện các giảng huấn vẫn hay lấy làm ví dụ về người mẹ cho con bú, đứa trẻ tím tái mang đi cấp cứu, suýt chết. Khi đã thấu đáo, giải quyết được phần này cũng có nghĩa rằng bạn đã “don dẹp” xong phần thô trên thân, tức đã ly dục, ly ác pháp, đã xong phần giới, đã nhập được sơ thiền. Như lý tác ý, ám thị chỉ khi này mới có tác dụng với Tâm và Pháp, có tác dụng với nhị, tam thiền và tứ thiền…Chúng ta tu mãi mà chẳng đi đến đâu là bởi chưa dọn dẹp được phần “thô” mà đã muốn đi sâu phần “tế”. Bệnh tật còn đầy, nghẽn tắt dồn ứ trên thân thì làm sao mà tu tập?
Trong phần 2, cuộc chiến ở bên trong tôi đã kể về những ngày tháng điều chỉnh, quét dọn những dính mắc, chướng ngại trên thân bằng xông củ cải, muối hột, cũng như sau đó tiếp tục thay đổi, tiếp tục khai thông để điều trị rất nhiều chứng bệnh mà thành tựu lớn nhất đó là hen suyễn, đó là “can vị bất hoà” thiểu năng tuần hoàn não, thoát vị đĩa đệm, viêm đa xoang…Rất nhiều thứ bệnh.
Còn tiếp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền và tập tạ
Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Xem thêm