STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Năm năm trước, mùa xuân 2020, tôi tham gia khóa tu xuất gia gieo duyên, chủ đề “Sống tỉnh thức, chết bình an”.
Khóa tu do chùa Huyền Không (TP.Huế) tổ chức hàng năm, thường vào mùa xuân, sau này mở rộng, có thêm một khóa vào mùa hè, thu hút khá đông người phát tâm tham gia, mỗi khóa có trên 100 khóa sinh.
Do khóa tu kéo dài nhiều ngày (từ 8-10 ngày, tùy thời điểm) và có thời khóa nghiêm ngặt, xuyên suốt từ 3h30 sáng đến 9h30 tối, do vậy, nhiều người muốn trải nghiệm đời sống xuất gia thực thụ phải chuẩn bị tinh thần thật kỹ. Phần khác, ngoài thời khóa nghiêm mật, thì hành giả còn không được sử dụng điện thoại, ngắt hoàn toàn các kết nối bên ngoài để trở về trọn vẹn bên trong, nên với người bận rộn trong thời hiện đại này có thể sẽ hơi khó, như một trở ngại.
Nhưng, tu tập thì không nên đợi rảnh, hoặc hẹn lần hẹn lữa, nhất là khi ta nằm lòng sự thật “thân người khó được”, đã vậy, còn rất đỗi mong manh, vô thường. Giữa lúc vẫn còn bận vì nhiều việc, tôi hạ quyết tâm “không bây giờ thì đến bao giờ”, rồi cuối cùng cũng đi được.
Trong cuộc đời, nhiều lúc ta bỏ qua nhiều cơ hội để trải nghiệm cái mới tốt đẹp, sự thực tập đời sống tỉnh thức, an vui chỉ vì lý do bận rộn. Mà đúng hơn, là vì ta chưa đủ dũng khí hoặc không thật quyết tâm thay đổi bản thân, dù đôi lúc ta thừa biết sự thay đổi đó là tốt đẹp, tích cực hơn cho mình.
Với sự dính mắc, với tập khí ưa bận rộn và thiếu sự mạnh mẽ, ta đã dính chặt vào công việc, vào một điều gì đó, một hay nhiều thói quen hưởng thụ, ưa tiện nghi, rồi lẩn quẩn để sống mòn theo tháng ngày.
Cũng với thói quen ấy, ta để mình mệt nhoài với thân, tâm rệu rã, nhưng lại không dám bước ra khỏi vùng mà ta gọi là an toàn (nhưng thực chất đầy bất ổn) để có một kiến tạo mới với những giá trị bền vững hơn, có thể mang theo được như sự bình an, tỉnh thức.
Bình an, lối sống tỉnh thức không thể có được nếu ta chỉ ước mong, hay xin xỏ. Ta phải bước tới, chạm tay vào, tức phải có sự thực tập, để có những thay đổi trên ba phương diện: ý, khẩu, thân.
Trong suốt khóa tu 10 ngày của năm đó, tôi và hơn 100 vị khác đã có những trải nghiệm tuyệt vời: lần đầu tiên không cầm điện thoại, được đi khất thực, được cạo đầu, đắp y, ôm bình bát đi trên thực địa để những dấu chân mình ký tên lên đất mẹ với hai chữ an yên…
Tôi cảm nhận mình đang đi theo dấu chân Phật, Tổ, Tăng đoàn và thực sự hạnh phúc. Có người đã khóc khi lần đầu trì bình khất thực, nhận được thức ăn dâng cúng từ tín chủ.
Có người đã bày tỏ, “lâu nay con ăn và đi, làm việc như bị ma đuổi, lúc nào cũng bị thúc ép, lo sợ, ngó lên, nhìn quanh, trong tâm trạng đối phó, nay được ngồi ăn thảnh thơi, chánh niệm, trong tình thương, thật sự rất an lạc”. Và không ít người đã rưng rưng chạm tay vào một hạnh phúc khác, hạnh phúc của bình an, tỉnh thức. Với tôi, khóa tu này không chỉ là dịp trải nghiệm, mà còn là dịp để xác tín lại một lối đi, để rồi có nhiều vị đã chọn thế phát xuất gia trọn đời, nguyện sống trọn vẹn hạnh khất sĩ, đi theo con đường Nguyên thủy của Đức Phật.
Tất nhiên, nhiều người vì những nhân duyên khác nhau, chưa thể hoàn toàn sống đời tu sĩ thì những vun bồi đạo đức, lối sống, tuệ giác từ sự học pháp, hành pháp trong điều kiện cụ thể của bản thân cũng giúp mình dần có đường sáng, có lối đi an nhiên hơn giữa cuộc đời.
Học sống tỉnh thức, ta sẽ hiểu và thương đúng, làm gì hay đối diện với bất cứ thứ chi cũng được soi sáng bởi từ bi, trí tuệ, nên chắc chắn sẽ ít vướng kẹt, nếu có dính mắc đâu đó cũng dễ dàng tháo gỡ. Ngay cả đó là trước cái chết, trước nỗi khổ, niềm đau biểu hiện nơi mình, quanh mình.
Những ngày qua, kể từ khi trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Myanmar và Thái Lan, tôi quan sát, thấy nhiều người học Phật, bằng tuệ giác của mình, đã quán sát và thêm một lần nữa tự sách tấn bản thân, nhắc nhở mình, người thân, bạn đồng tu tinh tấn. Sống tỉnh thức, để đối diện mọi sự một cách bình an nhất.
Thực sự, khi có tỉnh thức, hiểu rõ và sống với nhân-duyên-quả, thấy quy luật duyên sinh, ta sẽ không còn quá đau khổ với bất như ý. Tất cả đều có nhân duyên. Tất cả đều là bài học. Tất cả đều là pháp thoại, bằng cách này, cách khác, cuộc sống đã gửi đến cho ta. Quan trọng, ta có nhận về và có sống với những bài học đó để trở về tu sửa chính mình.
Nếu mình cũng gặp tai ương, thậm chí đối diện cái chết, ta sẽ làm gì?
Đó có lẽ là câu hỏi lớn nhất để mỗi người học Phật, dù đang ở trong tình trạng nào (khổ đau hay hạnh phúc, thất bại hay vinh hiển, bệnh tật hay khỏe mạnh…) đều nên trở về để quán sát tâm, đặt mình vào và chọn lấy cách ứng đối. Chết là một sự thật mà ai rồi cũng sẽ trải qua. Trong thế giới đầy biến động và thường xảy ra những hiện tượng bất như ý này, không ai ngoại lệ trong cộng nghiệp vốn đã được mình gieo tạo từ vô lượng vô thỉ kiếp trước đến bây giờ.
Có một ví dụ được các vị giảng sư hay nhắc đến, đó là cái cây khi sống nghiêng về phía nào thì lúc trốc gốc sẽ ngã về hướng ấy. Con người cũng vậy. Khi sống ta có luyện tâm, luyện tập một đời sống an vui, tỉnh thức thì chết, chắc chắn sẽ bình an. Bình an đó không phải chỉ đo bằng hình thức của cái chết (với cận tử nghiệp nhẹ nhàng) mà quan trọng hơn là ở cái tâm-đón-nhận cái chết, ngay cả khi đó là chết trong trạng huống nguy hiểm, kinh hoàng nhất.
Xin cùng nhau rải tâm từ, cầu bình an cho những chúng sinh còn sống, cầu siêu độ cho những hương linh đã rời đi trong cõi vô thường ngắn ngủi này.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Trong thời đại số hóa, Phật giáo đã có sự chuyển mình mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông.
Sau thời pháp thoại tối qua với nhóm thiền sinh ở Hà Nội, tôi nhận được một câu hỏi khá đặc biệt từ một bạn thiền sinh mới.
Nhiều lúc ngồi ngẫm nghĩ về nhân tình thế thái, thấy cũng hơi chạnh lòng.
Đối với người Phật tử, để trưởng dưỡng đạo tâm, quy y Tam bảo và thọ nhận 5 giới (5 nguyên tắc sống đạo đức, chánh hạnh) chính là một phát nguyện đầu tiên, quan trọng.
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?