Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 27/10/2023, 15:00 PM

Sống và chết (Phần 3)

Gần trọn một đời, viết văn, làm báo, làm thơ, viết nhạc…đủ thứ đam mê, thử sức mình mọi lĩnh vực tôi nhận ra đó là sự trải nghiệm sống, học hỏi cách để sống và cuối đời…chọn hướng để chết, học cách để chết, cái chết không hệ luỵ, không làm khổ ai.

Từ lâu tôi nhớ nằm lòng hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Đã mang tiếng ở trong trời đât/ Phải có danh gì với núi sông”. Cùng  với 2 câu thơ “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả/ Anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Nhớ một cách tự nhiên như cách người ta cất giữ cái gì ấy trong tiềm thứ, giống như một món ăn ngon, một ấn tượng đẹp, một ký ức không phai trong tuổi ấu thời.

Cái thời tôi tiểu học, nhớ mãi món bánh ướt trước cổng trường Bàn Cờ. Không chỉ nhớ hương vị  mà nhớ đến cái cái chai nước mắm được nút lại bằng ống gỗ cuộn chỉ vót lại một đầu, có lỗ khoét rộng ra, rất đơn sơ mà thân thương lạ lắm.

Sống và chết? (phần 2)

01

Mãi sau này khi biết đến định luật nhân quả tôi mới hiểu rằng tất cả những ký ức những gì lưu dấu trong tiềm thức nó định đoạt phần lớn cuộc đời mỗi người như câu châm ngôn “Gieo hành vi/ Gặt tính cách/Gieo tính cách/ Gặt số phận”. Tôi đã gieo tính cách cho mình như thế. Nhưng với hai câu của Nguyễn Công Trứ “phải có danh gì với núi sông” nó không như cách thông thường của những người mãi miết tìm kiếm “hư danh”. Gần trọn một đời, viết văn, làm báo, làm thơ, viết nhạc…đủ thứ đam mê, thử sức mình mọi lĩnh vực tôi nhận ra đó là sự trải nghiệm sống, học hỏi cách để sống và cuối đời…chọn hướng để chết, học cách để chết, cái chết không hệ luỵ, không làm khổ ai. Đơn giản như món bánh ướt trước cổng trường tiểu học vậy.

Học cách sống trong cuộc đời là học sự tương tác với từ trường xung quanh, với mọi người xung quanh, với xã hội, với cộng đồng, với người thân, bạn bè lối xóm…Mình tự thấy mọi người đều đáng thương khi được sinh ra trong cuộc đời đầy những nghiệt ngã khổ đau. Thế mà lại xâu xé tranh giành, làm khổ nhau khủng khiếp. Rồi từ đó, tự nhiên lại tìm ra ý nghĩa của cái chết. Rất lạ. Tìm thấy một đời sống đáng sống rồi thì cái chết không để lại chút sợ hãi, lo lắng gì cả. Từng sống như thế giờ đi đến cái chết nhẹ tênh, không vướng bận.

Ít nhất có hai lần tôi trở thành “người duy nhất” ở Bình Dương. Chẳng phải để tìm kiếm cái “danh trong trời đất” gì mà đơn giản như ký ức dẫn đi, tìm về món bánh ướt trước cổng trường tiểu học. Nó là số phận nó gắn với sự mặc định của mỗi người chỉ để sống và chết. Ít ai để ý đến điều đó khi mà mỗi người đều phải trải qua 2 sự kiện trong đời như thế

Lần thứ nhất đó là cuộc thi bút ký của Tuần Báo Văn Nghệ (TW) năm 2002 -2003. Mãi đến gần cuối cuộc thi tôi mới gửi tác phẩm dự thi. Đó là bài “Cuối hành trình sinh tử”. Bài viết về những câu chuyện đời trong trại nuôi người già và trẻ tàn tật số 4 Chánh Phú Hoà. Bài viết nhận được sự tán dương nồng nhiệt của bạn độc bởi thấm đẫm tình người nhưng đồng thời đau đáu nổi niềm của những thân phận. Có bà cụ chẳng còn người thân được tìm thấy trong vườn cao su khi kiến đã bu bám đây người, chỉ còn hơi thở hấp hối, được cứu sống, được nuôi dưỡng. Sau gần 2 năm mới chết thật sự. Tổ hồi gia được bà cụ cung cấp địa chỉ đứa con ruôt ở Cần Thơ, họ tìm đến. Con bà khi ấy đã là giám đốc công ty Điện Lực. Người phụ trách tổ hồi gia đưa ra hình ảnh bà cụ và mắng vào mặt đứa con “giám đốc” rằng “Tôi có thể cho cô mất chức đấy, cô có tin không? Nhưng thôi, để đấy cho luật trời đất. Nhưng nên nhớ sau này đừng đến TT của chúng tôi làm phiền bà cụ nhé. Bà cụ sẽ sống ở đấy, chết ở đấy”.

Tôi là người duy nhất Bình Dương tham gia cuộc thi và nhân giải khuyến khích. Năm sau, cũng đến cuối mùa, tôi lại tham gia cuộc thi với truyện ngắn “Hồn phách xanh xao” truyện ngắn được đưa vào chung khảo và nhận được cú điện thoại của một thành viên BGK hỏi tôi rằng quyển sách được in và xuất bản trong đợt phát giải. Tôi có muốn mua không? Tôi bảo cứ bán cho tôi đủ với số tiền nhuận bút là được. Và lần này, tôi không có giải. Tôi cố giải toả mối nghi ngờ về cuốc điện thoại giống như một cuộc đàm phán. Và nếu câu trả lời của tôi thay vì hết số tiền giải thưởng hay 50, 70 % gì đó có lẽ…đúng đáp án rồi. Từ những dữ kiện các cuộc thi, tôi cảm nhận tư duy của mình cứ lẩn quẩn về sự sống và cái chết. Và cuộc đời tạo nên con người với các tầng bậc, đời sống, hệ qui chiếu: 

1. Khôn dại

2. Đúng sai

3. Nhân quả.

Tôi may mắn đã chọn đúng hệ qui chiếu cho đến sau này khi hiểu thấu đáo về nhân quả. 

Lần thứ hai. Tôi lại là người duy nhất ký vào Đơn xin trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ (CHHV). Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Dương đưa cho tôi thư mời của Sở Công an mà có vẻ như anh ta hơi run. Tôi bấy giờ là Phó Bí thư chi bộ, Thư ký toà soạn báo Văn Nghệ Bình Dương. 

Tại Sở Công an, tôi chỉ nhẹ nhàng “Trước tiên các anh cho biết tôi có vi phạm pháp luật không. Còn đường link thì đầy trên mạng, nếu không vi phạm gì cho phép tôi trở về làm việc nhé, thật sự tôi rất bận”. Và sau đó, họ dùng áp lực đến 19 điều đảng viên không được làm, triệu tập cuộc họp ở Đảng uỷ Khối cơ quan. Chẳng lẽ khi ấy tôi xin ra khỏi đảng luôn. Tôi còn đến mấy năm nữa mới nghỉ hưu.

Sau đó, đến lúc hưu trí, tôi được chuyển về địa phương sinh hoạt, với một tép hồ sơ đảng viên phong kín. Tôi nói với cháu cán bộ được chi bộ phân công giao hồ sơ “Cứ yên tâm rằng chú về cất kỹ trong ngăn bàn làm kỷ niệm. Chào vĩnh biệt môt thời đảng viên. Chào các cháu”.

Đi không, há lẽ trở về không?

Cái nợ cầm thư phải trả xong!

Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

Trót đem thân thế hẹn tang bồng

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

 Bài thơ "Đi thi tự vịnh" của Nguyễn Công Trứ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hội luận: Xả bỏ chướng ngại (4)

Góc nhìn Phật tử 15:00 06/05/2024

Thiện ác nếu nhìn thấu đáo em sẽ thấy mọi thứ đều khác. Tình thương yêu (thiện) có thể biến thành ghen tuông, hận thù (ác) mọi năng lực sáng tạo của con người cũng vậy các loại hung khí (ác) nếu biết dùng cho nhu cầu sinh hoạt lại là (thiện).

Sống trong ảo tưởng, mê mờ, khi ấy khổ đau sẽ trói buộc

Góc nhìn Phật tử 14:12 06/05/2024

Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.

Bình yên

Góc nhìn Phật tử 10:45 06/05/2024

Cuộc đời này, chính là bỏ bớt rườm rà để trở thành đơn giản, bỏ đi hận thù để trao gửi yêu thương. Bình yên chỉ đến khi ta biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

Sống đẹp cùng Tứ nhiếp pháp

Góc nhìn Phật tử 09:58 06/05/2024

Thực hành Tứ nhiếp pháp, cảm hóa người khác sống thiện lành thì xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn, khổ đau...

Xem thêm