Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 16/06/2023, 09:47 AM

Tâm lặng - trí sáng

Khi tâm vắng lặng, những toan tính và lo âu vụn vặt đời thường tạm thời buông xuống, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận sâu sắc về sự bình an.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, ví như một hồ nước trong sáng, không bị khuấy động. Tại đấy, một người đứng trên bờ, có thể nhìn thấy các con ốc, con sò, các hòn sỏi, các đàn cá qua lại trong nước. Vì cớ sao? Vì nước không bị khuấy đục. Này các Tỷ kheo, cũng vậy, vị Tỷ kheo với tâm không bị khuấy đục, biết được lợi ích của mình và biết được lợi ích của người hay biết được lợi ích của cả hai, sẽ chứng ngộ các pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc Thánh; sự kiện như vậy có thể xảy ra. Này các Tỷ kheo, vì cớ sao? Vì rằng tâm không bị khuấy đục.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 1, phẩm Đặt hướng và trong sáng, phần Tâm đặt sai hướng [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.23)

Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm trong sáng và thuần khiết là nền tảng căn bản của các phương thức thiền định Phật giáo.

Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm trong sáng và thuần khiết là nền tảng căn bản của các phương thức thiền định Phật giáo.

Lời bàn:

Lắng lòng thanh tịnh, giữ tâm chánh niệm trong sáng và thuần khiết là nền tảng căn bản của các phương thức thiền định Phật giáo. Nhờ thực tập nuôi dưỡng sự tĩnh lặng cho tâm hồn nên người ta tỉnh táo, sáng suốt và hành xử hợp tình hợp lý hơn đối trước mọi biến động của cuộc sống.

Tâm chúng ta như một hồ nước với nhiều trạng thái khác nhau, khi thì bình lặng trong suốt như pha lê, lúc thì đục ngầu sôi sục và còn lại là lăn tăn gợn sóng lao xao. Có một điều mà ai cũng đã từng kinh nghiệm là nội tâm càng bình yên, thanh thản chừng nào thì sự tự chủ của ta càng lớn và khả năng vượt thoát cám dỗ, nóng giận càng cao.

Khi tâm vắng lặng, những toan tính và lo âu vụn vặt đời thường tạm thời buông xuống, lúc bấy giờ ta mới cảm nhận sâu sắc về sự bình an. Đây là cơ hội quý báu nhất để chúng ta nhìn lại chính mình, thấy rõ mình là ai? Nhờ tâm không bị tham sân si khuấy đục nên hành giả “biết được lợi ích của mình và biết được lợi ích của người hay biết được lợi ích của cả hai” mà bình thường chúng ta chỉ biết có bản thân mình.

Do vậy, dù bề bộn thế nào mỗi ngày chúng ta phải dành một khoảng thời gian để lắng đọng tâm hồn. Có thể tịnh hóa thân tâm bằng tọa thiền, tụng kinh, lễ Phật, niệm Phật, thiền hành hay đi bộ, thưởng thức nghệ thuật, uống trà… với tâm buông xả, chánh niệm tỉnh giác. Thực hành đều đặn những phương thức thanh tịnh tâm như trên không chỉ giúp tâm trí được thư giản, nghĩ ngơi mà còn trưởng dưỡng những ý nguyện thiện lành và nếu hội đủ duyên lành có thể thăng hoa thành thanh tịnh và giải thoát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người niệm Phật phải biết rõ tất cả sắc tướng đều như huyễn

Kiến thức 19:00 16/05/2024

Cho đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước.

Đau khổ có nguyên nhân là tham ái

Kiến thức 16:42 16/05/2024

Đức Phật chẳng khác nào một vị thầy thuốc. Vị thầy thuốc bắt mạch, tìm ra bệnh, rồi tìm ra nguồn gốc hay nguyên nhân của căn bệnh.

Người cư sĩ có 6 nghề không nên làm

Kiến thức 15:26 16/05/2024

Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của Đạo Phật. Sáu nghề ác đó như sau:

Hãy giữ tâm trí thanh tịnh

Kiến thức 15:03 16/05/2024

Đức Phật khuyên chúng ta trên bước đường tu cần phải tịnh hóa tự tâm; tâm này là tâm sở. Tâm của chúng ta có hai loại: tâm vương và tâm sở. Chính tâm sở mới gây ra nhiều việc rắc rối, khổ đau cho con người.

Xem thêm