Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 03/09/2023, 09:00 AM

Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (5)

Sự trình bày tổng quát có tính cách đối chiếu về ba pháp giới gồm có cõi Ta-bà, cõi Tây phương Cực Lạc và cõi Đông phương Diệu Hỷ làm sáng tỏ sự định hướng đi trên con đường giải thoát về mặt lý giải.

Câu hỏi đặt ra về mặt hành trì: Đang thọ nghiệp thế gian ở cõi Ta-bà hành giả nên chọn hướng đi nào ? Về Tây phương Cực Lạc hay về Đông phương Diệu Hỷ? 

01

Câu trả lời: Không có giải pháp chung cho tất cả mọi hành giả. Lý do: mỗi đường lối tu thích ứng cho từng cá nhân hành giả, tùy theo nghiệp căn cá biệt từng người thuộc thượng căn, trung căn hay hạ căn. Người khéo tu khác người vụng tu ở chỗ xét kỹ chính mình xem nghiệp căn và đạo lực ra sao trước khi quyết chọn đường tu nhằm cho sự lý viên dung khế hợp ngõ hầu mới nhanh chóng đạt tới chánh quả y như sở nguyện. Ca dao lưu truyền trong dân gian có câu:

Lênh đênh qua cửa Thần Phù (2)

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Ca dao cũng có câu diễn ý tương tự:

Nước đời ba bẩy đường tu,

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Theo lịch sử Phật giáo Việt Nam, giới Phật tử thường chọn một trong ba lối tu chính như sau:

Theo Tịnh Độ tông hướng về Tây phương Cực Lạc, hành giả chuyển từ Người trở thành A-la-hán, tịnh hóa thân tâm để tự giác tự độ xuất thế an hưởng Tịch thú Niết-bàn, tìm nguồn Cực Lạc cho tự thân, không quan tâm đến tha nhân ngoại cảnh.

Theo Thiền tông hướng về Đông phương Diệu Hỷ, hành giả từ đạo vị A-la-hán phát tâm Bồ-đề nhập thế đồng cư với chúng sanh ở cõi Ta-bà để giác tha độ tha giáo hóa chúng sanh đồng thời cảm nhận thấy diệu hỷ tức là vui mừng khi làm được việc khó khăn ở cõi Ta-bà mà mọi người cho là khổ, tìm cách tránh. Thế giới Diệu Hỷ tiến tới hội nhập với tự tánh chân không , hoàn toàn giải thoát cả phiền não và tri kiến. Trong khi đó, thế giới Thanh Tịnh hưởng về hiện tượng, mới giải thoát được phiền não, chưa giải thoát được tri kiến. Lý do: Vẫn còn vướng mắc vào kiến chấp cực lạc, nghĩa là chưa tròn đầy Phật quả, chưa hoàn toàn giải thoát.

Theo Thiền Tịnh song tu, hành giả từ Người mang tâm tham dục vọng động vừa Tịnh hóa thân tâm vừa phát tâm Bồ-đề, nghĩa là tự giác giác tha và tự độ độ tha. Đây là lối tu thứ ba sự lý viên dung vô ngại, hiện tượng và tự tánh không cách ly, không mâu thuẫn mà dung thông hợp nhất. Lối tu này hành giả chưa hội đủ thiện căn thấy khó hành trì và dễ rơi vào tà đạo hay nản lòng bỏ cuộc.

Nguyện cầu cho tất cả chúng ta sớm tự tìm ra cho riêng mình câu trả lời dứt khoát.

Chú thích: 

1. Tâm bất động cũng gọi là Tâm vô úy, nghĩa là Tâm thanh tịnh hoàn toàn, không có một thứ gì làm cho lung lay, sợ hãi. Có mười sáu căn để tức nguồn gốc dẫn đến chứng ngộ Tâm bất động:

1. Tâm không chán chường, do đó không giải đãi sanh ra lười biếng bỏ dở.

2. Tâm không mừng rỡ, do đó không bị lung lạc, trạo cử.

3. Tâm không bị lôi cuốn, do đó tránh khỏi tham dục.

4. Tâm không khinh ghét, do đó không sanh ra ác ý.

5. Tâm độc lập, do đó không lệ thuộc vào tà kiến.

6. Tâm không vướng mắc, do đó không kẹt vào định kiến, chấp kiến.

7. Tâm giải thoát, do đó không bị ngũ dục lay động quyến rũ.

8. Tâm không liên hệ, do đó không bị cấu uế làm lu mờ.

9. Tâm không có rào ngăn, do đó không bị hạn định chặn cản.

10. Tâm chuyên nhất, do đó không bị cấu uế làm lệch lạc sai hướng, phân tâm.

11. Tâm do tín lực tăng cường, do đó không mất tín tâm.

12. Tâm do tinh tấn lực tăng cường, do đó không lơ là chểnh mảng.

13. Tâm do niệm lực tăng cường, do đó không bao giờ thất niệm, quên lãng.

14. Tâm do định lực tăng cường, do đó không bao giờ trạo cử lăng xăng.

15. Tâm do tuệ lực tăng cường, do đó không bị ngu si không nhìn ra sự thật.

16. Tâm được chiếu sáng, do đó giải thoát khỏi vô minh, gọi là tâm Phát Quang.

2. Cửa thần phù: Cửa sông Đáy nơi giáp giới hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa/ Nơi đây có dãy núi Thần Phù làm cho chỗ cửa sông chảy ra biển thường có sóng to. Điển tích mượn địa danh này diễn ý con người thọ nghiệp thế gian sống ở cõi đời như con thuyền di chuyển trên mặt nước, nay đây mai đó, cảnh ngộ luôn luôn thay đổi. Đây là lý vô thường trong đạo Phật. Lúc gió êm sóng lặng ai cũng như ai, khi gió to sóng dữ ai thoát được cảnh nguy hiểm mới là người biết tu, biết cách xử lý ăn ở theo Chánh Đạo.

Tây Phương Cực Lạc và Đông Phương Diệu Hỷ (4)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm