Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/06/2021, 17:08 PM

Tha thứ cho chính mình

Câu hỏi: Kính bạch Thầy, trong khóa tu Thầy có dạy về giáo lý tha thứ, bao dung thật thâm sâu. Những lời dạy ấy đã giúp ích cho con rất nhiều. Con vô cùng biết ơn Thầy. Kính thưa Thầy, nhiều lần con nhận thấy người mà con khó tha thứ nhất lại là chính mình.

Xin Thầy ban cho con những phương pháp thực tập để con có thể thực tập tha thứ chính mình một cách hữu hiệu?

Khi có năng lượng của niềm vui và hạnh phúc trong lòng, quý vị tự khắc có đủ sức mạnh để tiếp tục làm công việc chuyển hóa và trị liệu.

Khi có năng lượng của niềm vui và hạnh phúc trong lòng, quý vị tự khắc có đủ sức mạnh để tiếp tục làm công việc chuyển hóa và trị liệu.

Sư Ông Làng Mai trả lời:

Trong đời sống, có nhiều lúc vì thiếu chánh niệm, thiếu sự khéo léo, ta đã làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ cho những người ta thương và nhiều người khác. Ta hối hận, cảm thấy tội lỗi và trở nên chán ghét chính ta, không có khả năng tha thứ cho chính mình. Nhưng ta không biết rằng chính mình cũng đã gây khổ đau, tàn hoại cho thân tâm mình rất nhiều. Sự thực là tất cả những khổ đau, hư hoại ta đang gánh chịu đều do chính mình tạo ra. Xin quý vị quán chiếu về điều này. Nếu nhìn kỹ lại, quý vị sẽ thấy rằng người làm mình khổ nhiều nhất lại chính là mình chứ không phải ai khác. Đây là sự thực hiển nhiên mà ta không hề hay biết.

Vì vô minh, giận hờn, thù hận, kỳ thị và thiếu sự khéo léo, ta đã gây khổ đau, đổ vỡ cho chính ta và cho những người ta thương. Ta biết rằng năng lượng của tập khí chịu trách nhiệm về tình trạng khổ đau của ta. Đôi khi ta có đủ thông minh để biết rằng những lời nói hoặc hành động của ta sẽ gây khổ đau, nhưng năng lượng tập khí trong ta quá mạnh; nó sai khiến, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều mà ngay sau đó ta cảm thấy hối tiếc. Ta nguyện là lần sau ta sẽ không nói hoặc làm những điều như thế nữa, nhưng khi đụng chuyện, ta lại lặp lại giống hệt như lần trước. Con ma tập khí luôn mạnh hơn ta. Ta không có chủ quyền để làm chủ lấy năng lượng tập khí của ta.

Tha thứ và bao dung

Đức Thế Tôn đã dạy chúng ta phương pháp thực tập nhận diện sự có mặt của năng lượng tập khí mỗi khi nó biểu hiện và làm chủ lấy nó, không để cho nó tác yêu tác quái. Ta chỉ nhận diện đơn thuần và mỉm cười với nó, gọi đúng tên của nó, thì từ từ sức mạnh của nó sẽ bị yếu đi. Như chúng ta đã được học trong những lần trước, nếu ta biết cách chế tác và vun trồng năng lượng chánh niệm mỗi ngày, thì ta sẽ có khả năng nhận diện được năng lượng tập khí của ta một cách dễ dàng và nhanh chóng. Khi đã nhận diện được nó, ta có thể thầm nói: ”A! chào anh bạn tập khí. Tôi biết anh có mặt đó. Lần này anh không thể tác yêu tác quái được tôi đâu.” Đó là chánh niệm, là Bụt, là năng lượng thánh thiện. Khi năng lượng chánh niệm có mặt, tức là Bụt có mặt thì ta được bảo hộ, che chở.

Mỗi khi ta nhận diện được sự có mặt của năng lượng tập khí, tập khí sẽ yếu dần yếu dần đi. Nếu ta tiếp tục thực tập nhận diện đơn thuần như thế nhiều lần, thì một ngày nào đó nó sẽ không đủ sức để khống chế, sai sử ta, thúc đẩy ta nói hoặc làm những điều gây khổ đau, đổ vỡ nữa. Có thể năng lượng tập khí ấy đã được trao truyền cho ta qua nhiều thế hệ của tổ tiên. Vì vậy ta không nên tự trách mình, cảm thấy tội lỗi với chính mình; mà phải thấy rằng mình chỉ là nạn nhân của sự trao truyền. Nếu không học cách nhận diện và chuyển hóa năng lượng tập khí ấy thì ta sẽ tiếp tục là nạn nhân của nó và ta sẽ trao truyền lại cho con cháu của ta và các con em của họ trong nhiều thế hệ tương lai.

Ta không phải là người duy nhất gánh chịu trách nhiệm về những năng lượng của tập khí ấy; ta phải thấy rằng nó là sản phẩm chung của rất nhiều thế hệ tổ tiên và xã hội của ta. Nếu thấy được năng lượng tập khí của ta đã được trao truyền từ ông bà, cha mẹ và tổ tiên, ta sẽ không còn cảm thấy tội lỗi, ta không tự hành hạ, trách phạt mình nữa. Khi có cơ duyên gặp được chánh pháp và học được những phương pháp thực tập chánh niệm quý vị nên biết rằng quý vị đã được trao truyền những khí cụ có khả năng giúp mình chuyển hóa năng lượng tập khí ấy. Khi quý vị chuyển hóa được chính mình thì tất cả các thế hệ tổ tiên cũng đều được chuyển hóa, bởi vì quý vị là sự tiếp nối của ông bà tổ tiên. Làm được như thế, quý vị có thể lấy đi được mặc cảm tội lỗi và oán hận chính mình. Quý vị chạm tới được bản chất đích thực của mình – bản chất tương tức tương nhập, bản chất của an lạc, hạnh phúc thật sự. Khi có năng lượng của niềm vui và hạnh phúc trong lòng, quý vị tự khắc có đủ sức mạnh để tiếp tục làm công việc chuyển hóa và trị liệu.

Quý vị biết rằng năng lượng tự trách phạt, hối hận và chán ghét chính mình đã được trao truyền lại từ ông bà, cha mẹ và tổ tiên. Khi thấy năng lượng tập khí này cũng thuộc về họ, quý vị có thể nói: "Chào bà nội! Cháu biết bà đang có mặt đó." Ngay lúc đó mình và bà nội đều được cứu thoát. Quý vị đang làm công việc chuyển hóa không phải cho bản thân mà cho tất cả dòng họ tổ tiên và cho các thế hệ tương lai của quý vị nữa.

Tha thứ cho người khác là tự cởi trói cho mình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngồi thiền có bị vong nhập?

Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024

Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?

Bạn phải là người đủ đầy trước

Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024

Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!

Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?

Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024

Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?

Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?

Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024

Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?

Xem thêm