Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 30/03/2018, 09:58 AM

Thanh Hóa: Đúc đại hồng chung để tưởng niệm cố ĐĐ.Thích Tánh Khả

Sáng ngày 12/02/Mậu Tuất (28/03/2018), tại Thiền tự Yên Cát (chùa Di Lặc), thôn Thăng Bình, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, môn đồ pháp quyến cùng thân quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm tuần lâm ngũ thất cố ĐĐ.Thích Tánh Khả và lễ rót đồng đúc đại hồng chung tại Thiền tự Yên Cát (chùa Di Lặc).

 
Đến tham dự buổi lễ có: TT.Thích Tâm Đức, Uỷ viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá; ông Nguyễn Quốc Thanh, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni trụ trì các chùa trong và ngoài tỉnh.

Để tưởng niệm công đức của cố ĐĐ.Thích Tánh Khả, trụ trì Thiền tự Yên Cát (chùa Di Lặc), người có công khai sơn phá thạch xây dựng Thiền tự Yên Cát (chùa Di Lặc). Thượng tọa là một bậc chân tu khả kính, trọn đời phụng sự cống hiến cho Phật pháp và hoá độ chúng sinh khắp mọi miền của Tổ quốc. Cuộc đời của người là tấm gương sáng ngời đạo hạnh và uyên thâm giáo điển. Mặc dù thời gian có biến đổi, không gian có xoay vần nhưng hình ảnh của người vẫn in đậm trong tâm tư ký ức của nhân dân phật tử xứ Thanh.

Tại buổi lễ, thay mặt thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hoá, ĐĐ.Thích Nguyên Phong đã cung tuyên tiểu sử của cố ĐĐ.Thích Tánh Khả:
 
Cố ĐĐ.Thích Tánh Khả thế danh Dương Văn Thảo, Pháp danh: Tánh Khả, sinh năm Tân Dậu (1982), tại Giồng Riềng - Kiên Giang.

Thân phụ là cụ ông Dương Văn Hùng và thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Từ. Sinh trưởng trong một gia đình gồm 7 anh chị em, Đại đức là con thứ tư trong gia đình. Vốn xuất thân trong gia đình nhiều đời thâm tín Tam bảo, từ thuở nhỏ Đại đức thường cùng song thân đi chùa lễ Phật nghe pháp, đã sớm bộc lộ niềm tin và ý nguyện xuất thế.

Năm 16 tuổi người tập sự xuất gia tại Thiền viện Sơn Thắng - Vĩnh Long với cố Đại lõa Hòa thượng Thích Đắc Pháp - Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, được cho Pháp danh Minh Tông. Năm 18 tuổi (2000), hội đủ duyên lành, Đại đức phát nguyện xuất gia làm Pháp tử với Thượng tọa Thích Chân Quang tại chùa Phật Quang, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, được cho Pháp danh Tánh Khả.

Công đức của Đại đức đã hiến dâng trọn đời cho Đạo pháp và chúng sinh cũng như công tác từ thiện xã hội, văn hóa, truyền thông TƯ và địa phương, nên đã được HĐND, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa biểu dương gương Người tốt – Việc tốt trong nhiều năm liền và nhiều bằng khen, giấy khen khác. Nhất là bằng tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thay mặt môn đồ pháp quyến, ĐĐ.Thích Nguyên Từ đã dâng lời tưởng niệm đến cố Đại đức.

Tiếp đến. thay mặt chính quyền địa phương, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Như Xuân phát biểu tưởng niệm cố Đại đức: "Còn nhớ, vào một buổi trưa hè năm 2016, lần đầu tiên cố Đại đức đặt chân đến thị trấn Yên Cát cùng với các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo thị trấn Yên Cát và một số phật tử tiến hành khảo sát tìm nơi phục dựng lại ngôi chùa Yên Cát. 

Khi dừng chân ở dãy núi Yên Ngựa thuộc thôn Thăng Bình – thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, với tầm nhìn say mê dáng núi, hình non, đầm hồ v.v… nơi đây, cố Đại đức đã chọn để xây dựng lại ngôi chùa thứ hai nhằm thực hiện tâm nguyện hoằng truyền Phật pháp của chính mình. 

Được sự quan và tâm tạo điều kiện giúp đỡ của nhân dân và cấp ủy chính quyền địa phương, của các sở ban ngành cấp tỉnh - tâm nguyện của cố Đại đức đã dần trở thành hiện thực. Sau khi được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương, địa điểm đầu tư, tôn tạo lại chùa Yên Cát, cố Đại đức đã trực tiếp cùng Chư tôn đức tăng ni, các đồng sự và phật tử địa phương tiến hành cuộc khai sơn phá thạch, tạo dựng lại ngôi chùa nhằm đáp ứng đời sống tâm linh cho số đông nhân dân phật tử.

Với lòng nhiệt huyết cháy bỏng sớm khôi phục lại ngôi chùa, Đại đức đã không quản ngày đêm, nắng mưa, giá rét; do vậy, chỉ hơn sau bốn tháng bắt tay vào xây dựng công trình tính cho đến ngày Đại đức vĩnh viễn ra đi, đã biến núi Yên Ngựa, một vùng đồi núi hoang sơ toàn cây cỏ, tre nứa, ao hồ… dần dần trở nên công trình ngoạn mục đầu tiên cho Thiền tự Yên Cát (chùa Di Lặc) như: Nơi thờ Phật, giảng đường để phục vụ cho các khóa tu trong tương lai, gác chuông, lầu ngắm Phật, đầm hạc, ao sen, đặc biệt là Quảng trường Di Lặc với tượng Phật Di Lặc tươi cười, hiền hòa mang đến hạnh phúc cho nhân sinh với chiều cao hơn 7m, xung quanh tượng Phật Di Lặc là 12 pho tượng Di Lặc hóa thân cùng với 12 con giáp đẹp đẽ mang tính triết lý sống. 

Ngoài ra còn nhiều hạng mục công trình khác mà công trình nào cũng có bàn tay và khối óc của cố Đại đức phác họa, như: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni chúc phúc, đồi Quan Âm, tháp Dược Sư, công trình đúc đại hồng chung nặng một tấn mà sinh thời cố Đại đức chưa kịp thực hiện và còn nhiều hạng mục khác nữa…

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, khôi phục lại Thiền tự Yên Cát, cố Đại đức đã cùng với các đồng chí lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể cấp huyện và thị trấn Yên Cát tiến hành quy hoạch khu du lịch sinh thái tâm linh thị trấn Yên Cát có quy mô rộng hơn 27ha, tương lai sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với phật tử và du khách thập phương, mà Thiền tự Yên Cát như một điểm nhấn du lịch tâm linh cho Phật giáo huyện Như Xuân nói riêng và cho Phật giáo tỉnh Thanh Hóa nói chung. 

Không chỉ có vậy, cố Đại đức còn được biết đến là người có rất nhiều đóng góp cho Phật giáo tỉnh nhà với các hoạt động văn hóa, truyền thông, công tác từ thiện nhân đạo, đặc biệt là tham gia hướng dẫn các khóa tu cho giới thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh...

Nhớ lại ngày nào, khi chúng tôi vào thăm những hạng mục công trình đang thi công, có lúc cùng với Thầy uống chén trà, ăn bát cơm chay thanh đạm, nhìn bộ áo quần lắm lem bùn đất hết sức mộc mạc, giản dị, cùng với đức khiêm nhường, vui tính, dễ hòa đồng, với nụ cười rất đỗi tươi tắn và thân thương, dễ gần gũi của Thầy làm cho chúng tôi nhớ mãi khó quên. 

Có thể nói, sự ra đi của Thầy là một nỗi mất mát lớn lao cho Phật giáo tỉnh nhà và số đông phật tử huyện Như Xuân. Tâm hạnh của Thầy như một tấm gương sáng sẽ luôn tồn tại trong tâm khảm của tăng ni, phật tử và nhân dân địa phương, đã để lại trong chúng tôi và nhân dân Như Xuân nỗi tiếc nhớ vô hạn".
 
Trước khi viên tịch, cố Đại đức đã lên ý tưởng, thiết kế xong khuôn chuông và định ngày đúc chuông nhưng do sự cố xảy ra nên buổi lễ không được diễn ra như dự đinh. Nhân buổi lễ tưởng niệm tuần lâm chung thất của cố Đại đức Thích Tánh Khả, môn đồ pháp quyến đã thực hiện di nguyện đúc đại hồng chung nặng 1 tấn của cố Đại đức.
 
Cố Đại đức đã thuận lý vô thường, trở về với Pháp giới Chân như, để lại một sự mất mát to lớn cho Phật giáo tỉnh. Song công đức và đạo hạnh của  Đại đức vẫn còn sống mãi trong tâm tư và ký ức của mọi người. 

Sơn Trần 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Trường TCPH chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Phật sự địa phương 13:15 20/11/2018

Nhằm tôn vinh giá trị của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, vào ngày 20/11/2018, Ban giám hiệu cùng toàn thể tăng ni sinh trường Trung cấp Phật học Đà Nẵng đã tổ chức ngày lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Đồng Tháp: Trường TCPH tỉnh chúc mừng ngày 20/11

Phật sự địa phương 11:28 20/11/2018

Ngày 13/10/Mậu Tuất (19/11/2018), chư tăng ni trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp đã đến các tự viện chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. 

Đắk Nông: Lễ đúc đại hồng chung và an vị tôn tượng Bổn sư

Phật sự địa phương 10:55 19/11/2018

Sáng ngày 12/10/Mậu Tuất (18/11/2018), tại chùa Bửu Thành (TT.Đức An, huyện Đắk Song), cùng Chư tôn thiền đức tăng, ni và bà con phật tử trang nghiêm tổ chức buổi lễ an vị tôn tượng Bổn sư, có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại huyện nhà.

Hà Nội: Chùa Hòa Phúc tưởng niệm 30 năm ngày HT.Ngộ Chân Tử viên tịch

Phật sự địa phương 14:37 18/11/2018

Ngày 11/10/Mậu Tuất (17/11/2018), chùa Hòa Phúc (xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch của Hòa thượng Ngộ Chân Tử - Tổ Sư khai sơn chùa Hoằng Pháp.

Xem thêm