Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 27/05/2023, 11:00 AM

Thập Bát Giới (Phần 2)

Khái niệm tổng quát Thập bát giới vừa là Nhân sinh quan vừa là Vũ trụ quan dựa trên nền tảng phân tách chia một Tổng thể Thập bát giới làm ba chi tiết gồm có sáu nội giới, sáu ngoại giới và sáu trung giới.

2. Diệu quán thập bát giới giai không

Khái niệm tổng quát Thập bát giới vừa là Nhân sinh quan vừa là Vũ trụ quan dựa trên nền tảng phân tách chia một Tổng thể Thập bát giới làm ba chi tiết gồm có sáu nội giới, sáu ngoại giới và sáu trung giới. Sự phân tách này do sự vận hành của Tâm Phân biệt thiên chấp về đối chiếu, so sánh để cân đo đong đếm những chi tiết đặc thù nhiều khi dẫn đến Vọng thức, Vọng tưởng, do đó Tâm phân biệt còn gọi là Vọng Tâm bị sai lầm vì chấp kiến, chỉ nhìn thấy những chi tiết đặc thù rồi quên đi đại thể duy nhất, không khế hợp với lý Một là Tất cả, Tất cả là Một. Để chỉ sự sai lầm của Tâm Phân biệt dẫn đến chấp kiến, tục ngữ có câu Chẻ cái tóc làm tư, chẻ cái tóc làm tám. Một câu khác dí dỏm hơn và chính xác dễ hiểu hơn là chê kẻ có mắt mà không nhìn thấy sự thật hiển nhiên đi vào giữa rừng chỉ thấy đủ các loại cây mà không thấy rừng đâu.

Thập Bát Giới (Phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Từ Thập bát giới đến Tam đế

Một câu hỏi thực tế cần được giải đáp minh bạch: Rừng thực sự là có hay không? Bảo là có, tại sao đi vào giữa rừng lại không thấy rừng đâu ? Bảo là không, tại sao lại có ý niệm về rừng như phá rừng, cháy rừng, rừng rậm, rừng thưa?... Để giải đáp nghi vấn này có pháp thiền quán gọi là Tam Quán để đạt tới thực chứng Tam Đế, ba pháp quán nhằm đạt tới nhận thức ra ba sự thật.

Không quán nhận thấy Vạn pháp giai không, bản thể tất cả mọi pháp, mọi sự vật vốn là Không, không có thật tánh, thật tướng. Đây là Không Đế cũng gọi là Chân Đế, hiểu như Sự Thật tuyệt đối. Đây chính là cốt tủy giáo lý đạo Phật, do đó Cửa Phật có tên gọi là Cửa Không, chữ Hán là Không Môn.

Hữu quán cũng gọi là giả quán nhận thấy sự Có mặt của vạn pháp chỉ là giả định, không phải xác định là có, chỉ là sự CÓ giả tạm nhất thời trong một khía cạnh, một giai đoạn nào đó, không phải là CÓ vĩnh cửu thường hằng. Đây là Giả Đế cũng gọi là Tục Đế hay Thế Đế, hiểu như Sự Thật tương đối nhận thức được do Tâm người thế gian dung tục.

Trung quán nhận thấy ở giữa Không Quán và Hữu Quán, ở giữa có và không, nghĩa là chẳng phải có, chẳng phải không. Đây là Trung Đế theo chủ trương chẳng phân hai, nghĩa là hòa hợp viên dung, không thiên chấp về có hay không, chẳng thái quá, chẳng bất cập.

Đây chính là Trung Đạo hay Chánh Đạo trong Phật học, là pháp dụng dạy hành giả nhập thế độ sanh, hành động thực tế đem lợi ích cho mọi người, tránh sự cực đoan đi vào pháp thể, rơi vào lý luận tranh cãi có với không. Đây là tính cách nhân bản và thực chứng của đạo Phật, Đạo không có xa đời, cách biệt với nhân thế.

Ứng dụng vào đề tài có rừng hay không có rừng, sự giải đáp như sau:

Không đế bảo là không có rừng vì lý do con mắt người đứng ở giữa rừng không nhìn thấy rừng. Như vậy là không có Sắc trần nên không có sự tiếp nhận của Nhãn thức, nói tổng quát là không nên bảo là không. Đây là Sự Thật tuyệt đối.

Giả đế bảo là có rừng vì lý do con Người có ý niệm về rừng như phá rừng, bảo vệ rừng, rừng rậm, rừng thưa...Như vậy là có Ý thức do sự tiếp nhận Pháp trần của Tri giác, nói tổng quát là có nên mới bảo là có, mặc dầu đây chỉ là cái có giả hữu, tạm thời, không phải cái có thực hữu, thường hằng vĩnh cửu. Đây là Sự Thật tương đối.

Trung đế bảo là chẳng phải có chẳng phải không vì lý do Duyên sinh, khi Duyên hội thì có, khi Duyên tán thì không, lúc Có lúc Không tùy thuộc vào Cảnh Duyên: Nhiều cây tụ lại thì có rừng, cây không tụ lại thì không có rừng, hoặc là khi đứng ở giữa rừng thì không thấy rừng, chỉ thấy cây; khi đứng thật xa hay đi máy bay nhìn xuống thì lại có rừng, không thấy cây.

Từ Thập bát giới đến lý Vô Ngã

Lục căn thuộc phần Thân, lục thức thuộc phần Tâm con Người, nói chung cả mười hai giới này đều thuộc về con người đóng vai chủ thể trong cuộc sống thế gian. Lục trần thuộc pháp ngoại vi ở ngoài con người, thường gọi là Cảnh trần đóng vai đối thể trong môi trường thiên nhiên khi hòa nhập với cuộc sống nhân sinh trong môi trường xã hội.

Ứng dụng vào lý Vô Ngã, tất cả Thập bát giới đều không, đều vô ngã. 

Lý vô ngã gồm có hai phần gọi là Nhị Vô Ngã: Nhân Vô Ngã và Pháp Vô Ngã.

(còn tiếp). 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm