Thứ sáu, 07/04/2023, 15:41 PM

Thắp hương và những điều cần biết để không bị rơi vào tà kiến

Thắp hương được coi là một nét đẹp gần gũi và thiêng liêng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp giỗ chạp, lễ Tết.

Chính vì vậy, việc thắp hương rất được xem trọng và có nhiều quan niệm kiêng kỵ như: không được dùng miệng thổi hương; không thắp hương vào ban đêm vì ma quỷ sẽ vào nhà, thắp hương không cháy hết mang lại điềm xui xẻo...

Vậy những quan niệm trên có đúng theo góc nhìn Phật giáo?

Kính mời quý Phật tử cùng theo dõi chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh trong bài viết dưới đây.

Nhiều người quan niệm thắp hương ban đêm là gọi vong linh về (ảnh minh họa)

Nhiều người quan niệm thắp hương ban đêm là gọi vong linh về (ảnh minh họa)

1. Thắp hương không cháy hết có phải điềm gở?

Chúng ta biết củi đốt bếp muốn bén lửa thì phải là củi khô, không bị ẩm mốc, không bị chắc quá. Cũng vậy, nếu cây hương bị lỗi, bị chặt, bị đặc hay bị ẩm ướt thì dù chất lượng hương tốt hay không, đốt hương lên vẫn không cháy được.

Cây hương tắt giữa chừng có thể là do những nhân duyên như vậy, cho nên chúng ta không quá đặt nặng việc thắp hương không cháy hết mà sinh ra tâm buồn khổ vì điều đó không phản ánh được rằng gia đình có gặp điềm báo gì hay không. Hay nén hương có cháy hết, tàn hương cuốn tròn đẹp cũng không phải là điềm báo may mắn cho chúng ta. Điều đó là không đúng, là mê tín.

Vậy nên, chúng ta nên chọn những cây hương khi đốt sẽ cháy hết, như thế tránh được việc những người chưa hiểu đạo lý sẽ sinh tâm lo lắng. Tuy nhiên sự thật không phải vì nén hương cháy hết hay còn dở mà chúng ta may mắn hay gặp họa.

2. Vì sao không nên dùng miệng để thổi hương?

Trong oai nghi, Đức Phật dạy chư Tăng, khi đốt hương, đốt nến cúng Phật thì không được dùng miệng để thổi, vì thổi như thế thì không cung kính.

Trong kinh Thắng trận - Quán thân bất tịnh, Đức Phật dạy miệng là một trong những bộ phận trên cơ thể chảy ra những đồ bất tịnh. Vì vậy khi tắt hương, chúng ta có thể cầm hương phẩy nhẹ hoặc dùng tay phẩy hương hoặc các cách khác để thể hiện sự cung kính.

Trường hợp nếu chúng ta đã dùng miệng thổi hương do không biết thì thì tội nhẹ. Nhưng nếu chúng ta có học hỏi, biết rồi mà vẫn làm sẽ thành cố ý thì phải chịu quả báo xấu. Theo kinh Nhân quả, Đức Phật dạy nếu chúng ta dùng miệng hôi thối, tắt đèn cúng Phật thì đời sau gặt quả môi miệng bị sứt thiếu. Vì vậy, khi thắp hương, nhất là khi dâng cúng chư Phật, Bồ tát, các bậc đáng kính thì chúng ta cần cẩn trọng trong từng hành vi dù là nhỏ nhất như tắt hương.

3. Có phải thắp nhiều hương, Phật mới chứng cho?

Nhiều người quan niệm đến chùa, phải thắp thật nhiều hương thì Đức Phật mới chứng nên có nhiều người đốt cả bó hương thật lớn để cúng Phật. Khi đó, họ thấy tàn hương cuốn vào thì nghĩ đó lộc Phật cho, điềm may mắn. Đây là quan niệm mê lầm.

Nếu tâm tính chúng ta tà hạnh, không có chút đạo đức gì mà đi chùa, đốt thật nhiều hương thì không có được bao nhiêu công đức. Đây là một thói quen xấu, vì khói hương xông lên làm đen hết chùa, ám hết tượng thờ trong chùa.

Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Ananda, phần Hương, Đức Phật dạy: “Không một hương hoa nào; Bay ngược chiều gió thổi; Dầu là hoa Chiên đàn; Già-là hay Mạt lỵ; Chỉ hương người đức hạnh; Bay ngược chiều gió thổi; Chỉ có bậc chân nhân; Biến mãn mọi phương trời”. Điều Đức Phật muốn chúng ta thắp lên chính là hương đức hạnh. Đó là loại hương thơm ngát cả trời đất, bay muôn nơi mà chẳng cần nương vào gió, không nhạt nhòa theo thời gian và cũng chẳng tan loãng trong không gian.

Đức Phật dạy, người có hương đức hạnh là người biết quy y Phật, Pháp, Tăng, từ bỏ sát sanh, từ bỏ trộm cướp, từ bỏ tà hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ uống rượu, giữ giới, tâm tính hiền lương, không xan tham, ưa thích bố thí. Người sống có đức hạnh thì bản thân họ chính là cây hương tỏa ra hương thơm đức hạnh, bay khắp muôn phương, được chư Phật, Bồ Tát, các bậc Thánh hiền tán thán. Loại hương ấy chính là hương quý báu nhất mà mỗi chúng ta nên có.

Do đó, quan điểm “thắp nhiều hương, Phật mới chứng cho” là không đúng với tinh thần đạo Phật. Chúng ta cần từ bỏ quan niệm này, thay vào đó, chúng ta cần tô bồi đức hạnh của chính mình để thắp hương làm đẹp cuộc đời chính mình.

4. Thắp hương ban đêm là gọi vong linh về?

Nhiều người cho rằng, thắp hương ban đêm là điều không nên, không tốt, nhất là khi gia đình có người ốm, người bệnh. Bởi vì buổi tối là thời điểm vong linh, những oan hồn khuất mặt đi lang thang, xuất hiện nhiều. Nếu thắp hương, khấn vái không đúng thì ma quỷ sẽ xâm nhập vào gia đình để quấy phá, thậm chí bắt người.

Tuy nhiên, theo lý nhân - duyên - quả thì nhà Phật lý giải thì quan niệm thắp hương ban đêm là gọi vong linh như trên là không đúng, bởi vì:

Thứ nhất, nếu cứ thấy mùi hương ban đêm là chiêu cảm vong linh đến thì các nhà sản xuất hương sẽ có rất nhiều vong linh đến, vì lúc nào ở nơi sản xuất, bán hương cũng tỏa mùi thơm của hương.

Thứ hai, vong linh đến với chúng ta là do duyên và nghiệp của chúng ta, họ có duyên hay có oán nợ với chúng ta thì không kể ban ngày hay ban đêm thì họ cũng đến tìm chúng ta. Do mắt thường nên chúng ta không thấy được điều đó. Cũng như các Phật tử đến chùa tu tập cũng là do nhân duyên các Phật tử cầu Pháp, học Pháp.

Do đó, không phải do chúng ta thắp hương thỉnh mời, cầu khấn nên vong linh về mà vong linh phải có duyên, có nợ với chúng ta thì họ mới tìm đến. Ông bà tiên tổ nhiều đời chính là những người có nhân duyên với chúng ta. Nếu ông bà đang trong cõi vô hình, là ngạ quỷ (cô hồn), khi chúng ta cầu khấn, ông bà đủ duyên thì ông bà vẫn về được. Đó gọi là có nhân duyên.

Vì vậy, việc thắp hương vào ban ngày hay ban đêm đều được, không ảnh hưởng gì đến việc chiêu cảm vong linh đến.

Từ những lời chia sẻ của Thầy Thích Trúc Thái Minh, chúng ta thấy trong thế gian tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về việc thắp hương. Chúng ta học Phật là để mở mang trí tuệ, hiểu biết đúng đắn cho chính mình. Bởi có chính kiến đúng đắn thì chúng ta mới có phước báu. Phước bảo hộ cho chúng ta gặp được những điều tốt lành. Do đó, chúng ta có chính kiến thì cuộc đời sẽ được an vui. Người con Phật cần tô bồi hương giới đức, thắp sáng đức hạnh của mình để Phật Pháp được tuyên dương, chúng sinh được lợi ích, có tri kiến đúng đắn, không còn vô minh, tà kiến sai lầm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại

Kiến thức 08:30 07/01/2025

Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.

Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo

Kiến thức 13:00 06/01/2025

Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.

Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật

Kiến thức 12:05 06/01/2025

Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.

Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh

Kiến thức 10:57 04/01/2025

Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.

Xem thêm