Thầy ơi! Con đã trở về
Tại một am thất trên triền núi cao, cách xa làng xóm, có một cô bé mồ côi được nuôi dưỡng trong sự yêu thương của vị Ni sư già.
Thầy cô bé – một người Hiền trí luôn soi sáng tư duy bằng cách phòng hộ sáu căn, để chuyển hóa nội tâm, chuyên tu Giới Định Tuệ, sống trong Bát chánh đạo, thực hành Tứ niệm xứ, hầu chuyển hóa thân tâm, sống an lạc, giải thoát. Sư già luôn tâm nguyện cô bé sẽ xuất gia thừa tự Pháp Như Lai, hành Sa môn hạnh.
Thế nhưng, cô bé không hiểu được ước mong của Thầy. Bởi ngay từ nhỏ đã được sống trong sự thương yêu của Thầy nên cô quên mất bản tâm, không biết nuôi dưỡng trái tim ban sơ, có lúc sống buông lung không nhận diện tâm hành, chú ý chuyển hóa ba nghiệp. Cô cho rằng: Mình có khả năng thuyết phục mọi người với nghệ thuật thương thuyết. Vì mỗi khi muốn điều gì, chỉ cần vài câu nói với đôi mắt long lanh như sắp khóc, thì lập tức, Thầy sẽ thuận chiều ý cô. Dần dần, cô trở nên tự phụ, thấy bản thân là bậc đa tài. Cô không bao giờ chấp nhận khuyết điểm của mình. Người khác nói cô ham ăn, dù biết tham ăn làm tôi xấu nhưng cô sẽ tự biện rằng: “Tuổi mình còn nhỏ nên có thể bỏ qua được mà”.Những tưởng cuộc sống cứ lặng lẽ trôi qua, nhưng không ai biết, cô bé luôn chán ngán và dần kiệt sức khi ngày nào cũng nghe Thầy lặp đi lặp lại các bài giảng: Phải luôn sống trong chánh tri kiến, phải nhận chân và phân biệt sáu xứ… Mỗi ngày phải lắng nghe kinh Trung Bộ, rồi pháp tu trong kinh Song Tầm. Những buổi chiều sau giờ chánh niệm tỉnh giác cô còn phải sống với mứt gừng thẻ cùng kinh Trung Bộ, phải vừa làm vừa học để góp sức cải thiện kinh tế của chùa. Tất cả làm cô cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.
Cô luôn mơ ước đến một phương trời tự do, nơi cô có thể thoải mái đi tìm kho báu của riêng mình. Cái kho báu trong suy nghĩ non nớt của cô chính là được nhìn và cảm nhận những điều mới lạ, lánh xa những điệp khúc mà cô đã thuộc nằm lòng. Suy nghĩ tập làm chủ chính mình, “dại khờ gì con không cất bước” thôi thúc cô mọi lúc. Đến một ngày, cô bé quyết định rời xa cuộc sống mà cô cho rằng đang trói buộc tự do. Rồi không một chút đắn đo, cô để lại tất cả mà ra đi.
Trạm xe cuối cùng đã đưa cô bé đến vùng đất hứa.…Trải bao năm tháng thăng trầm, cô bé ngày nào đã hoàn toàn thay đổi. Cuộc sống với những cạm bẫy, mưu toan đã phủ một lớp bụi vô minh dày trên gương mặt ngây thơ thuở nào. Nắng mưa cuộc đời đã làm cô gầy hẳn đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện quanh đôi mắt ẩn chứa nỗi buồn mang mác, làn da cháy sạm bởi chuỗi ngày lang thang. Qua bao thất bại, cô không muốn bước tiếp, vì sợ mình lại mang thêm một nỗi đau.
Vào đêm nọ, sau một ngày bôn ba, cô lặng lẽ nhìn lại và bỗng giật mình khi thấy bản thân thay đổi quá nhiều. Cô đã được tự do nhưng lại mất đi sự bình yên đáng có. Lúc ấy cô mới nhận diện vô thường, rồi một nỗi buồn chưa tỉnh thức, quả đúng là nghiệp. Bỗng bên tai cô vang lên lời dạy của Thầy ngày nào: “Hãy luôn sống vì lợi ích tu tập thiện hạnh, hãy thừa tự Pháp của Như Lai, đừng thừa tự gia tài của Ngài.”
Cô giật mình nhớ lại bài kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, bài kinh số 135, đã học. Đức Phật dạy: Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp… Do nghiệp sai khác mà loài người có sai khác. Thật tâm đắc kinh 135 và bài kinh số 2 – kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc, lúc đó cô cũng có chút nhận biết con đường niệm xứ, là con đường giúp cho sự chuyển hóa để từng bước đoạn giảm “đoạn phiền não, giảm vô minh”.
Thật đúng: Sông thiêng tại tịnh nghiệp. Cô hối hận muốn tìm về Bậc Đạo Sư, về với Thầy mình, muốn kết một tràng hoa dâng lên Thầy, muốn được quỳ dưới chân Người nói lời sám hối, mong Thầy ban cho toa thuốc chữa bệnh, để chữa lành vết thương, mong Thầy giúp con thấy được điểm sáng trong con.
Và cô khóc, khóc thật nhiều.– Sao con khóc vậy? Con mơ ác mộng sao?
Giọng nói thân thương vang lên, kéo cô tỉnh giấc. A Di Đà Phật, trái tim cô vỡ òa. Đó chỉ là một giấc mơ! Mong rằng giấc mơ này sẽ mãi mãi không là hiện thực.
Bây giờ cô đã hiểu người xuất gia cần gì, thấy rõ lối về Chánh Đạo, nhận ra đường lên đỉnh núi mà mỗi ngày cô phải lên không còn khó khăn, không còn chướng ngại, cô cảm thấy mọi mệt mỏi đều đã biến mất. Cô bé lần đến và quỳ trước bàn Phật, phát nguyện: Từ nay con nguyện thêm tinh tấn, tự điều phục chính con, để chuyển hóa tâm, thấy được vô sanh từ cửa tử. Nguyện được nối sáng ngọn đèn tuệ xứng đáng là con gái Như Lai, những người thừa kế. Cô bé quyết định xuất gia, mong được đếm và lượm theo dấu chân Điều Ngự,Như vết thương được chữa lành, “kiến pháp lạc trú”, cô bé hoan hỷ vẫy tay nói lớn: “Cấu uế, chào mi”.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà
Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.
Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn
Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.
Tôi tin nhân quả
Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.
Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…
Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.
Xem thêm